Nhân những cuộc gọi, nghĩ về các nhà văn ra đi

Nhân những cuộc gọi, nghĩ về các nhà văn ra đi
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sáng nay, gia đình của một nhà văn đã gọi cho văn phòng Hội Nhà văn và cho tôi bày tỏ mong muốn được Hội Nhà văn tổ chức tang lễ cho ông. Năm nay ông đã bước vào tuổi 82 và đang hôn mê trong bệnh viện. Cho dù ở tuổi đó ra đi không phải là điều bất ngờ nhưng vẫn làm cho gia đình và bạn bè thương tiếc.

Số lượng hội viên Hội Nhà văn mươi năm trở lại đây ít thay đổi. Mỗi năm, Hội kết nạp khoảng hơn 30 hội viên mới thì cũng có số lượng hội viên tương đương ra đi. Hội viên Hội Nhà văn phần lớn là tuổi cao. Hội viên từ 70 tuổi trở lên chiếm khoảng 60%. Hội viên trẻ dưới 40 tuổi chiếm khoảng 5%. Đấy cũng là lý do mà có lúc chúng ta thấy hội viên ra đi "dồn dập". Thêm vào đó, số lượng người mắc ung thư ở Việt Nam có tỷ lệ cao so với các nước khác. Trong đó có các nhà văn.

Với những người ở vào tuổi 60, tôi luôn nghĩ ngày nào cũng có thể trở thành ngày cuối cùng của họ. Điều đó không làm cho chúng ta sợ hãi mà làm cho chúng ta quí giá mỗi ngày sống của mình hơn. Một số nhà văn mắc bạo bệnh mà tôi biết có một điểm chung là: họ thấu hiểu số phận của một kiếp người. Cho dù mắc bạo bệnh nhưng họ vẫn viết những gì họ khao khát. Họ sống bình thản cho đến phút cuối cùng trong từng hơi thở và trên từng trang viết.

Nhà thơ Trúc Phương bị ung thư đã một lần phẫu thuật. Ngày ngày thức dậy, ông vô cùng hạnh phúc khi được ngồi xuống viết tiếp trường ca “Từ hai phía mặt trời”. Một trường ca khổng lồ khoảng hơn 5.000 trang A4. Nếu in ra sẽ khoảng 8.000 trang in. Theo tôi biết thì lịch sử thi ca thế giới chưa có một trường ca nào có độ dày của số trang và độ rộng lớn của nội dung như vậy. Ông chỉ mong sống để hoàn thành trường ca này. Thượng đế sẽ phù hộ ông.

Nhà văn Hữu Phương đã chống chọi với bệnh ung thư gần 3 năm nay. Người ông phải đeo một số dụng cụ y tế để hỗ trợ sinh hoạt cho ông. Nhưng một đêm ở Quảng Bình cách đây không lâu, ông say sưa nói với tôi về cuốn tiểu thuyết của ông. Ông mong muốn tôi giữ cho ông cái tên đầy nhạy cảm của cuốn tiểu thuyết mà ông ấp ủ bao nhiêu năm khi tôi cấp giấy phép cho tiểu thuyết này. Tôi đã hứa làm điều đó cho ông.

Nhà thơ Trần Quang Đạo bị ung thư đã mấy năm rồi. Nhưng chẳng ai nhìn thấy một vết gợn của sự sợ hãi hay tuyệt vọng trên gương mặt ông. Thay vào đó là một nụ cười "lãng mạn" và cả "lẳng lơ". Thay vào đó là những "Mật thi" luôn xuất hiện trầm tĩnh và thâm sâu.

Nhà thơ Dương Kiều Minh, một nhà thơ xuất sắc của thế hệ nhà văn xuất hiện sau chiến tranh ra đi vì bệnh ung thư khi ông chưa đến tuổi 60. Ông ở cạnh nhà tôi. Vì thế chúng tôi thường xuyên gặp nhau. Mấy tuần trước khi mất, ông nói với tôi ông vẫn nghe những bài thơ về cuộc sống ngân vang trong lòng ông. Nó làm ông thanh thản hơn bao giờ hết trước cái chết. Ông chỉ tiếc không đủ sức ngồi vào bàn để chép lại. Ông nói ông kiêu hãnh vì cái bóng của thần chết không át được tiếng ngân vang của vẻ đẹp thơ ca.

Có những nhà văn nói: "Có thể sau khi tôi mất, không còn ai đọc những gì tôi viết nữa. Nhưng điều quan trọng và hạnh phúc nhất với tôi là tôi đã viết với sự trung thực và đắm mê trong suốt cuộc đời". Đấy cũng là bản chất của sáng tạo.

Những cuộc điện thoại của gia đình các nhà văn gọi tới Hội Nhà văn thông báo nhà văn đó sắp ra đi hay đã ra đi không phải mang đến cho chúng ta nỗi sợ hãi. Mà mang đến cho chúng ta cơ hội nghĩ về nhà văn đó nhiều hơn, nghĩ về cách nhà văn đã sống với nhau như thế nào, nghĩ về con đường sáng tạo của họ.

Mỗi nhà văn có một đời sống riêng, một con đường sáng tạo riêng. Chỉ như thế họ mới được tôn trọng, chỉ như thế chúng ta mới cần đến họ. Chỉ như thế họ mới làm ra một đời sống văn học đa dạng và phong phú. Các nhà văn không phải là những con búp bê Nga nổi tiếng: Matryoshka. Để con sau giống hệt con trước nhưng nhỏ hơn. Nếu vậy là một thảm họa với bất cứ nền văn học nào.

Không ai muốn những cuộc điện thoại như thế. Nhưng đấy là quy luật của cuộc sống. Chỉ có một điều mà quy luật sinh tử không đủ quyền lực để bắt ta tuân theo. Đó là tình yêu thương, sự chân thành, niềm cảm thông, lòng vị tha của con người với con người, đặc biệt là các nhà văn. Bởi các nhà văn là những người luôn kêu gọi điều đó trong chính những trang viết của mình.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều

Tin cùng chuyên mục

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.