Nhân lên giá trị thời đại trong Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh (Kỳ 1): Đảng phải có trách nhiệm chăm lo cho dân

(PLVN) - Dù 50 năm đã trôi qua, nhưng đến nay, những tư tưởng cốt lõi trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên tính thời sự và giá trị thời đại. Đây là cơ sở để cho mỗi cán bộ, đảng viên có được nhận thức đúng, đồng thời không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đề cao tinh thần đoàn kết, nêu gương...

Thấm nhuần tư tưởng nhân văn Cộng sản chủ nghĩa, điều quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải phóng con người, làm cho nhân dân lao động có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bởi vậy, trong Di chúc để lại cho muôn đời sau, Người căn dặn Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

Chăm lo cho dân không phân biệt thành phần

Cho rằng nhân dân ta đã bao đời đi theo cách mạng, chịu nhiều hy sinh gian khổ, nên khi nói về công tác xây dựng Đảng, trong Di chúc, Bác dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề con người, căn dặn Đảng phải chăm lo để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

“Nhân dân ở đây bao gồm tất cả các tầng lớp, kể cả những nạn nhân của chế độ cũ như mại dâm, cờ bạc... đặc biệt là những người đã tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giành độc lập dân tộc. Những đối tượng chính sách như thương binh, gia đình liệt sĩ, thanh niên xung phong... cũng được Bác nhắc đến” - PGS.TS Trần Minh Trưởng, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) nhấn mạnh.

Ông Trần Minh Trưởng cũng cho rằng, con người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến là những đối tượng mà sau khi thống nhất đất nước, Đảng phải ưu tiên chăm lo, đào tạo. Ví dụ, đối với lực lượng Thanh niên xung phong, những chiến sĩ trẻ phải tìm việc cho họ, đào tạo họ có ngành có nghề; còn đối tượng mại dâm phải cải tạo họ trở thành những công dân tốt...

Tất cả những vấn đề đó cho đến nay vẫn mang tính thời sự và ý nghĩa thời đại. Xuất phát từ tư tưởng nhân văn và sự nghiệp giải phóng con người, Bác luôn mong muốn tạo cho họ môi trường làm việc thuận lợi, có điều kiện sống hạnh phúc. Theo Người, “nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và được sống đời hạnh phúc”.

Vì vậy, trong hoàn cảnh đời sống vật chất còn rất nhiều khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quan tâm xây dựng đời sống văn hoá - tinh thần của nhân dân.

“Bác nhấn mạnh phải nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Nhiều lãnh tụ khác trên thế giới sau khi có được vị trí, nắm được quyền lực thì sẽ nghĩ đến câu chuyện thể hiện quyền lực hoặc bộc lộ những chính sách, hoặc thể hiện qua những chính sách mang tính đặc quyền đặc lợi của một bộ phận.

Nhưng với Chủ tịch Hồ Chí Minh thì luôn hết lòng thương dân, tình thương yêu nhân dân của Người có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống nhân ái ngàn đời của người Việt Nam. Ngay trong Tuyên ngôn độc lập, Người nói rằng con người có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, vì thế Đảng phải có trách nhiệm chăm lo” - PGS.TS Trần Minh Trưởng nói.

Tư tưởng trong Di chúc Hồ Chí Minh là cơ sở để cho mỗi cán bộ, đảng viên có được nhận thức đúng.
Tư tưởng trong Di chúc Hồ Chí Minh là cơ sở để cho mỗi cán bộ, đảng viên có được nhận thức đúng.

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, tư tưởng đó tiếp tục được Đảng ta quán triệt, vận dụng và phát triển. Con người Việt Nam đang là trung tâm, động lực của công cuộc xây dựng xã hội mới với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Biết sửa sai là cách tạo lập niềm tin

Theo PGS.TS Trần Minh Trưởng, trong công tác cán bộ nói riêng và công tác vận động nói chung, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: Nhân dân có nhiều tầng lớp, có tầng lớp tiến bộ, tích cực luôn luôn xung phong đi đầu - đấy là những bộ phận chúng ta phải động viên, tổ chức để họ thực hiện những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng một cách hiệu quả nhất.

Đối với bộ phận gọi là “lừng khừng”, thậm chí có bộ phận lạc hậu, kể cả chống đối thì phải tách họ ra để vận động, để họ có suy nghĩ đúng đắn và tham gia vào sự nghiệp cách mạng. Bác cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến người dân “lừng khừng”, lạc hậu; có thể do không có thông tin, không được học hành... Do đó phải làm công tác dân vận thật khéo, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công. Các tổ chức đoàn thể và cán bộ, đảng viên phải làm việc đó.

Từ những năm trong kháng chiến chống Pháp hay sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một số bài viết gửi các đồng chí Bắc bộ, Trung bộ để nói về những cán bộ cách mạng nhưng còn mang tư tưởng phong kiến “làm quan cách mạng”.

Bác nói rằng không phải cứ viết lên trán mình hai chữ Cách mạng là được dân tin, dân yêu mà vấn đề là mỗi cán bộ, đảng viên phải làm gì và làm như thế nào để phục vụ nhân dân tốt hơn. Thực hiện lời chỉ dạy của Bác, nhiều năm qua Đảng ta phát động các cuộc vận động và học tập theo tư tưởng, đạo đức của Người.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều tấm gương điển hình tiên tiến của tập thể, cá nhân thì cũng có một bộ phận không nhỏ đảng viên bị tha hóa, biến chất, gây xói mòn niềm tin vào Đảng và chế độ.

Để cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào thực chất và đạt kết quả cao hơn, theo PGS.TS Trần Minh Trưởng, mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự làm tốt công việc của mình để nhân dân noi theo, làm theo. Cán bộ của chúng ta ở tất cả các cơ quan, đơn vị chỉ cần làm tốt công việc của mình thì chính là nêu gương.

Còn trong công việc không thể không tránh được sai lầm, nhưng biết sai lầm thì phải dựa vào dân nhân, dựa vào tập thể để sửa chữa cũng là cách tạo lập niềm tin. Bác từng nói, một Đảng biết thừa nhận và sửa chữa sai lầm thì đấy là Đảng văn minh và có sức mạnh, Đảng không biết thừa nhận sai lầm là một Đảng hỏng. Tất cả những điều đó Bác nói hết rồi, chỉ có điều chúng ta vận dụng trực tiếp và cụ thể thế nào cho hiệu quả.

Hồ Chí Minh có thể nhìn thấy trước những xu thế phát triển của thời đại, đó là xu thế hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Bởi vậy, ngày nay người ta nói rằng Hồ Chí Minh đã đi trước 50 năm hoặc nhiều hơn nữa trong quan hệ quốc tế.

Trong Di chúc, Bác nói, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi hoàn toàn, Người sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.  

Rõ ràng, thế giới phải có sự liên kết và hội nhập, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói là  phải có quan hệ tình đồng chí, tình anh em với các nước xã hội chủ nghĩa; với các nước khác thì tôn trọng độc lập chủ quyền và quan hệ cùng có lợi.

Trong quan hệ quốc tế thì thế giới ngày nay đang ở xu hướng phát triển đó, không thể dùng sức mạnh hay dùng chiến tranh để giải quyết những vấn đề mâu thuẫn, mà phải thông qua đối thoại, đàm phán. Bác nói Đảng ta phải góp phần đoàn kết các nước anh em lại với nhau, như vậy đường lối đối ngoại của Đảng ta là tinh thần đoàn kết quốc tế với tất cả các nước. 

(PGS.TS Trần Minh Trưởng, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) 

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...