Nhận định bất ngờ về liên hệ giữa việc lây nhiễm và diễn tiến của bệnh Covid-19

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Các dạng diễn biến của bệnh Covid-19 có thể phụ thuộc vào việc con người bị lây nhiễm virus như thế nào, Tiến sĩ sinh học Olga Karpova - Giáo sư tại trường Đại học quốc gia Moscow của Nga – nhận định trong cuộc phỏng vấn với đài RT.

Theo đó, tại cuộc phỏng vấn, Tiến sĩ Olga Karpova cho rằng, con người có thể bị lây nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) đã tồn tại trong một vài ngày. Khi đó, virus đã yếu đi. Tuy nhiên, cũng có thể có người lây trực tiếp từ vật chủ, ví dụ như dơi. “Tùy thuộc vào điều đó mà bệnh sẽ diễn biến như thế nào”, vị tiến sỹ cho hay.

Theo mhà virus học này, các nhà khoa học đã phát hiện được 39 chủng virus. Một số trong đó tồn tại nhưng không gây hại cho con người nhưng cũng có những chủng virus có thể lây nhiễm cho người.

“Điểm đặc biệt của virus SARS-CoV-2 là thời kỳ ủ bệnh dài - trung bình khoảng gần 5 ngày nhưng cũng có khi lâu hơn. Trong khi đó, bệnh cúm thông thường chỉ ủ bệnh trong khoảng 2 đến 3 ngày”, bà Karpova nói thêm.

Trước đó, các nhà khoa học tại trường Đại học California của Mỹ cho rằng virus SARS-CoV-2 đột biến chậm hơn 8 đến 9 lần so với virus cúm. 

Điều đó cho thấy rằng các triệu chứng và mức độ bệnh trạng không phụ thuộc vào chủng virus mà diễn tiến bệnh ở bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và hệ miễn dịch của từng người.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nga - Ukraine đồng ý ngừng bắn ở Biển Đen

Nga - Ukraine đồng ý ngừng bắn ở Biển Đen
(PLVN) - Nhà Trắng thông báo Nga và Ukraine chấp thuận ngừng tập kích tàu thuyền trên Biển Đen, sau các cuộc đàm phán riêng biệt của Mỹ với phái đoàn hai nước ở Saudi Arabia hôm 23/3 và 24/3 vừa qua.

Cháy rừng tại Hàn Quốc, ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi bị thiêu rụi

Cháy rừng tại Hàn Quốc thiêu rụi ngôi chùa 1.000 năm tuổi (Ảnh: Yonhap)
(PLVN) - Các đám cháy rừng tại tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc đã thiêu rụi một ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi và buộc chính quyền phải ban hành lệnh sơ tán tại nhiều khu vực lân cận, bao gồm thành phố Andong và một ngôi làng lịch sử được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.