Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Tham dự Hội thảo, có Bác sĩ khoa Nội, khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức cấp cứu của các Bệnh viện và Trung tâm y tế khu vực tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng; Ths. Bác sĩ Phạm Nguyên Bình - Phó Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP Hồ Chí Minh); Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu cùng nhân viên y tế bệnh viện...

ThS. Bác sĩ Mai Hữu Thạch - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu chia sẻ về nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ tại Hội thảo.

ThS. Bác sĩ Mai Hữu Thạch - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu chia sẻ về nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ tại Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, ThS. Bác sĩ Mai Hữu Thạch - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, nhấn mạnh: “Tầm quan trọng của việc nhận diện sớm các dấu hiệu đột quỵ trong cộng đồng; phát hiện kịp thời những triệu chứng như: khó nói, liệt nửa người hay đau đầu đột ngột… quyết định sự sống còn của người bệnh và ảnh hưởng lớn đến khả năng phục hồi”.

“Về "thời gian vàng", khoảng thời gian 4,5 giờ đầu tiên sau khi triệu chứng đột quỵ xuất hiện. Để tối ưu hóa thời gian này, sự phối hợp chặt chẽ giữa đội ngũ y tế, cộng đồng và các cơ sở y tế là yếu tố then chốt tạo điều kiện thuận lợi để người bệnh có cơ hội sống sót và phục hồi tốt hơn” - ThS. Bác sĩ Mai Hữu Thạch chia sẻ.

Bác sĩ CK1 Nguyễn Hoàng Duyên - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu đã trình bày Chuyên đề: Tình hình điều trị đột quỵ, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của Đơn vị đột quỵ tại Bạc Liêu trong việc giúp người dân nhanh chóng tiếp cận các phương pháp điều trị đặc hiệu, bao gồm can thiệp tái thông mạch máu não bằng thuốc tiêu sợi huyết.

Theo Bác sĩ CK1 Nguyễn Hoàng Duyên, từ 2023 đến nay, đã có nhiều người bệnh được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch trong khung giờ vàng thành công, trở lại cuộc sống bình thường trong hàng trăm ca đột quỵ nhập viện.

ThS. Bác sỹ Phạm Nguyên Bình - Phó Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân Dân 115 phát biểu tại Hội thảo.

ThS. Bác sỹ Phạm Nguyên Bình - Phó Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân Dân 115 phát biểu tại Hội thảo.

ThS. Bác sĩ Phạm Nguyên Bình - Phó Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 đã trình bày chuyên đề "nhận diện, xử trí bệnh nhân trong cộng đồng và điều trị tại cơ sở - tiếp nhận và điều trị tại bệnh viện tuyến trên", đồng thời, chia sẻ các ca thực tế lâm sàng và quy trình điều trị đột quỵ tại Bệnh viện Nhân dân 115. Ngoài ra, Bác sĩ Bình cũng khuyến nghị nâng cao ý thức cộng đồng, cải thiện khả năng xử trí tại tuyến cơ sở nhằm giảm thiểu nguy cơ tử vong và hạn chế biến chứng cho người bệnh đột quỵ.

Phát biểu kết thúc Hội thảo, ThS. Bác sĩ Phạm Thanh Vũ - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu khẳng định vai trò thiết yếu của việc nâng cao chuyên môn và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở y tế trong điều trị đột quỵ. Đặc biệt, Bệnh viện Thanh Vũ luôn chú trọng cập nhật những tiến bộ y học, đồng thời không ngừng đầu tư vào trang thiết bị hiện đại nhằm mang lại hiệu quả điều trị tối ưu cho người bệnh ngay tại tỉnh nhà.

Đại biểu tham dự Hội thảo.

Đại biểu tham dự Hội thảo.

Qua Hội thảo cũng khẳng định cam kết của Hệ thống Y tế Thanh Vũ Medic trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân. Trong đó, bao gồm tất cả những nỗ lực tối ưu hóa "thời gian vàng" của đột quỵ, thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa đội ngũ y tế, cộng đồng cùng với sự liên kết nhịp nhàng giữa các cơ sở y tế. Qua đó, nâng cao chất lượng điều trị đột quỵ cho người dân vùng Bán đảo Cà Mau.

Với quy trình cấp cứu chuẩn hóa và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, cùng đội ngũ bác sĩ dày dạn kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic đã nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị các ca đột quỵ não cấp nhờ trang thiết bị hiện đại như CT-scanner 160 lát cắt, DSA và MRI 1.5 tesla.

Song song đó, Đơn vị đột quỵ còn phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Y học cổ truyền - Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng lên liệu trình điều trị di chứng, phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ. Qua đó, giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi, trở lại cuộc sống thường ngày.

Tin cùng chuyên mục

Thuốc lá điện tử với bề ngoài bắt mắt.

Mối nguy từ thuốc lá điện tử không thể suy đoán trước

(PLVN) - Theo chuyên gia y tế, hút thuốc lá điện tử làm phát sinh các bệnh hay ngộ độc mới nổi, thậm chí y học chưa biết, không thể đoán trước. Mối nguy từ thuốc lá điện tử thay đổi liên tục, không thể giải quyết hậu quả và tăng gánh nặng xã hội.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...