Trong cuộc nói chuyện thời sự tại CLB Bạch Đằng ngày 18-2 vừa qua, với kinh nghiệm nhiều năm công tác và qua nghiên cứu tình hình kinh tế thế giới, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan đưa ra những nhận định, đánh giá mang tầm chiến lược về định hướng phát triển kinh tế đất nước. Báo Hải Phòng trân trọng giới thiệu với bạn đọc những nội dung chủ yếu của bài nói chuyện của nguyên Phó Thủ tướng.
Các ngành công nghiệp giày dép, dệt may... chủ yếu là gia công, nguyên liệu nhập khẩu lớn Ảnh: Duy Lân |
Kinh tế năm 2010: Lạc quan nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Nhìn lại năm 2010, chúng ta vui mừng với kết quả đạt được. Mặc dù trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước trong đó nhiều quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng âm, song với sự cố gắng, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, kinh tế đất nước tiếp tục tăng trưởng, với GDP tăng 6,78%, nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch (so với một số quốc gia trong khu vực châu Á, mức tăng trưởng của Việt Nam vẫn thấp hơn Trung Quốc (10%), Xin-ga-po (14,5%), Ma-lai-xi-a (7%)…). Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện, nhất là đồng bào khu vực vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, năm 2010, nền kinh tế nước ta bộc lộ tất cả các nhược điểm tích tụ qua nhiều năm phát triển. Đó là nền kinh tế phát triển theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào lao động giá rẻ, sử dụng nhiều tài nguyên thô, sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu. Để tăng trưởng 1%, chúng ta bỏ 60% vốn và khoảng 30% là giá trị lao động giản đơn. Do đó tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội ngày càng lớn, chiếm tỷ trọng cao (năm 2010, tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm khoảng 42% GDP). Hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp, tiêu hao nhiên liệu cao, giá trị gia tăng thấp. Tính bền vững của nền kinh tế không cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ như sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, môi trường có nguy cơ bị hủy hoại. Kinh tế vĩ mô không ổn định, bội chi ngân sách lớn chiếm hơn 5,6% GDP, nợ công và nợ Chính phủ chiếm 57,5%, suýt soát ở ngưỡng nguy hiểm. Tỷ lệ nhập siêu tiếp tục tăng và mất cân đối. Năm 2010, nhập siêu khoảng 90 tỷ USD, riêng nhập từ Trung Quốc chiếm 75%. Lạm phát tăng cao, đồng tiền liên tục mất giá so với đồng USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch không hợp lý, trong đó tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng, nhưng công nghiệp chủ yếu là khai khoáng, xuất khẩu thô, ít có sản phẩm tinh xảo. Theo tính toán, công nghiệp phần mềm chiếm tỷ trọng 1,1% trong tỷ trọng công nghiệp, công nghệ khai khoáng chất lượng cao chiếm 1%. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu xuất khẩu thô, thu được ít ngoại tệ. Các ngành công nghiệp khác như giầy da, dệt may… chủ yếu là gia công, nguyên liệu nhập khẩu lớn.
Lựa chọn thời điểm, cách thức và mức điều chỉnh tỷ giá USD
Vấn đề lạm phát được nhắc đến nhiều trong năm 2010. Nguyên nhân do chúng ta đưa tiền vào lưu thông quá nhiều, nhất là các gói kích cầu của Chính phủ. Cho vay tín dụng và phát hành tiền mất cân đối cung cầu. Tình hình nhập siêu khiến thị trường trở nên khan hiếm USD. Việc chúng ta duy trì quá lâu tình trạng chênh lệch tỷ giá giữa đồng tiền Việt
Chỉ qua Tết Nguyên đán Tân Mão 2011, giá hàng hoá tiêu dùng tiếp tục tăng, tỷ giá ngoại tệ tăng, giá xăng tăng… hàng loạt giá dịch vụ khác đang đứng trước khả năng đua nhau tăng giá. Trong bối cảnh thị trường đang chịu áp lực tăng giá, ngày 1-2, Ngân hàng Nhà nước quy định tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng USD và đồng Việt Nam tăng thêm 603 đồng. Như vậy, đồng tiền Việt
Hoàng Dũng lược ghi