Nhận diện 'điểm nghẽn' để giải quyết, đưa kinh tế bứt phá

Hình ảnh tại phiên họp.
Hình ảnh tại phiên họp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn… là những điểm nghẽn cần được nhận diện rõ để có giải pháp tháo gỡ hiệu quả nhằm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2024 và của cả nhiệm kỳ.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 26/10, Quốc hội thảo luận ở Tổ về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Nhận diện rõ hơn những khó khăn, điểm nghẽn trong phát triển kinh tế

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội đánh giá, trong bối cảnh, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; bão số 3 gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, song tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm vẫn tiếp tục giữ đà phục hồi tích cực, đạt được kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, cơ bản đạt được mục tiêu đề ra…

Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Đoàn Trà Vinh) đánh giá, mặc dù rất khó khăn, nhưng kinh tế Việt Nam 9 tháng vừa qua vẫn tăng trưởng 6,82%; ước cả năm 2024 đạt 6,8 - 7%, cao hơn mục tiêu Quốc hội giao (6 - 6,5%), thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới, được nhiều tổ chức quốc tế lớn, có uy tín đánh giá cao.

Đặc biệt, theo Đại biểu, dù khó khăn “tứ bề” nhưng nước ta đã xây dựng, hoàn thành thêm 109km đường bộ cao tốc, nâng tổng chiều dài lên 2.021km và đang quyết liệt triển khai Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc” trong năm 2025.

Đồng thời, Trung ương đã đồng ý chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam… Đây chính là huyết mạch của nền kinh tế trong tương lai gần.

Để nhìn nhận đầy đủ, toàn diện hơn tình hình phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm, nhiều Đại biểu đề nghị, Chính phủ cần quan tâm, đánh giá kỹ hơn về tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như nhận diện rõ hơn những khó khăn, điểm nghẽn trong phát triển kinh tế.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh (Đoàn Quảng Ninh), để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu, nhiệm vụ khác theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và các nghị quyết khác của Quốc hội, trong những tháng còn lại của năm 2024, Chính phủ cần ưu tiên trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Trong đó, tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; củng cố, giữ vững vai trò và làm mới các động lực tăng trưởng chính, động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Đại biểu Vũ Hồng Thanh phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu Vũ Hồng Thanh phát biểu tại phiên họp.

Cùng với đó, cần có giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, công trình trọng điểm quốc gia…

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Thị Phú Hà (Đoàn Hòa Bình) cũng đánh giá, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, thậm chí có xu hướng thấp hơn so với các năm trước. Nguyên nhân do các khó khăn vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nguồn nguyên vật liệu và công tác chuẩn bị đầu tư.

Do vậy, Đại biểu đề nghị, cần phải chuẩn bị kỹ càng công tác chuẩn bị đầu tư thì sẽ giải quyết được điểm nghẽn này.

Đại biểu Tạ Thị Yên (Đoàn Điện Biên) nhìn nhận, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nhiều nơi đạt dưới mức trung bình chung của cả nước có thể gây ra lãng phí lớn về cơ hội phát triển và hiệu quả tổng hợp của dự án.

“Nếu nhìn lại những giai đoạn trước đây khi xi măng, sắt thép phải cân đối từng kilogram, nguồn vốn phải chắt chiu từng đồng thì mới thấy cái giá phải trả của việc “có tiền mà không tiêu được”, mà đây là tiền thuế của dân, tiền đi vay của Chính phủ, mới thấy thật sự lãng phí”, Đại biểu nhấn mạnh; đề nghị cần tiếp tục đánh giá, làm rõ các nguyên nhân của những tồn tại để năm 2025 và các năm tiếp theo nền kinh tế có thể bứt phá.

Khơi thông nguồn lực, tăng thu ngân sách

Góp ý vào 11 nhóm giải pháp trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 của Chính phủ, Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (Đoàn Bến Tre) nhấn mạnh, chủ trương “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” thể hiện sự phân cấp rất mạnh mẽ nhưng cần tạo cơ chế, chính sách rõ ràng, đồng bộ và có cơ chế cho các địa phương tăng nguồn thu.

Cùng với đó, theo Đại biểu, từ nay đến cuối năm 2025, có rất nhiều chương trình, dự án được triển khai thực hiện song năng lực hấp thụ còn hạn chế. Do đó, Chính phủ cần đánh giá thêm năng lực hấp thụ các chính sách, để khi chính sách được ban hành sẽ bảo đảm cơ sở pháp lý, đảm bảo nguồn lực được sử dụng hiệu quả.

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn cũng đề nghị, trong các nhóm giải pháp Chính phủ đề ra, cần nhấn mạnh và bổ sung thêm giải pháp về tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp phát triển và nâng tầm doanh nghiệp.

Về thu ngân sách nhà nước, Đại biểu đề xuất, đối với nguồn ngân sách địa phương, cần đánh giá lại các nguồn thu, nhất là với các nguồn thu mới như các hộ kinh doanh cá thể, kinh doanh trên nền tảng số; đồng thời, có cơ chế rõ ràng đối với thu từ nguồn sử dụng đất.

Trong khi đó, Đại biểu Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn rất khó khăn.

“Với chính sách như hiện nay thì không có nhà đầu tư tham gia làm nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp. Trong khi đó, nhà ở thương mại thì giá rất cao, mua xong rồi để đấy bỏ hoang rất nhiều, còn người có nhu cầu thì không có nhà ở”, ông Vũ Hồng Thanh nói và đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý, giám sát thị trường bất động sản cùng với các giải pháp để ổn định và thúc đẩy các thị trường phát triển, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, các Đại biểu cũng cho rằng, hậu quả từ cơn bão số 3 (Yagi) rất lớn, gây thiệt hại nặng nề ở nhiều địa phương. Vì vậy, Chính phủ cần đánh giá kỹ hơn vấn đề này, làm rõ hơn các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể triển khai trong thời gian tới để khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định tình hình đời sống Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xử lý dứt điểm các công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng, kéo dài

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phát biểu. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
(PLVN) - Ngày 25/3, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Cuộc họp để thảo luận, cho ý kiến về kết quả thực hiện các Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm từ sau Phiên họp 27 của của Ban Chỉ đạo đến nay.

GS.TS Nguyễn Ngọc Hà: Cần nghiên cứu miễn trách nhiệm hình sự cho nhà khoa học

GS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng tạo, giảng viên Khoa Luật (Trường Đại học Ngoại thương).
(PLVN) - Nhấn mạnh Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế để phát triển khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) của Việt Nam, GS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng tạo, giảng viên Khoa Luật (Trường Đại học Ngoại thương) cho rằng, truy cứu trách nhiệm hình sự cũng là một rủi ro có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý, khả năng dấn thân của tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học. Do đó, nếu tháo gỡ được rủi ro này có thể sẽ tạo ra sự yên tâm lớn hơn cho nhà nghiên cứu.

TS. Phan Chí Hiếu: Khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật

TS. Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
(PLVN) - Thời gian gần đây, vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo , thiếu tình đồng bộ trong một số quy định của hệ thống pháp luật đã trở thành mối quan tâm lớn, được đề cập tại nhiều hội thảo, diễn đàn, và trong các báo cáo chính thức. Điều này không chỉ gây khó khăn , vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật mà còn trở thành rào cản lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Để nhận diện đầy đủ, chính xác hơn vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị: Cả hệ thống cần tăng tốc hơn nữa

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW tổ chức ngày 21/1/2025. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) -  Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (Công văn số 43-CV/BCĐ).

Nhà nước phải là bệ đỡ, là cái nôi phát triển kinh tế tư nhân

Ông Nguyễn Hoài Bắc. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc - kiều bào Canada, Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực Hội Doanh nhân Việt Nam Canada; Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đại Sơn bày tỏ sự tâm đắc với những ý kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” ngày 17/3; đồng thời cho rằng, Nhà nước phải là bệ đỡ, là cái nôi, cung cấp tài nguyên, tài chính cùng những quy định thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh minh bạch, bình đẳng, thuận lợi.

Thuận lợi hơn cho người dân trong thực hiện các quyền dân sinh

Thuận lợi hơn cho người dân trong thực hiện các quyền dân sinh
(PLVN) -Tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long đề xuất Chính phủ cho phép thí điểm cắt giảm thành phần hồ sơ giấy đăng ký kết hôn trong mua bán phương tiện. Đề nghị này thu hút sự quan tâm của nhiều người dân.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Lắng nghe ý kiến của cộng đồng để tạo sự đồng thuận khi đặt tên tỉnh mới sau sáp nhập

PGS.TS Bùi Hoài Sơn. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên là đại biểu Quốc hội chuyên trách tại Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội - cho rằng, việc lấy ý kiến cộng đồng trong quá trình đặt tên tỉnh, TP không chỉ là một bước trong quy trình hành chính, mà còn là cơ hội để tạo sự đồng thuận, khơi dậy niềm tự hào địa phương và thể hiện sự tôn trọng với lịch sử, văn hóa của vùng đất đó.

Cần bảo mật hệ thống, công khai thông tin và đảm bảo thanh khoản

LS Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc, Công ty Luật TNHH TGS
(PLVN) - Khẳng định việc xây dựng và vận hành sàn giao dịch tiền ảo sẽ tạo ra một nền tảng hợp pháp để các nhà đầu tư có thể giao dịch một cách minh bạch và an toàn hơn , LS Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc, Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng việc tuân thủ pháp lý, bảo mật hệ thống, công khai thông tin và đảm bảo thanh khoản là những yếu tố quan trọng để bảo đảm sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động của sàn giao dịch, đồng thời bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Phải biến thể chế từ 'điểm nghẽn' trở thành lợi thế cạnh tranh'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng, diễn ra hôm qua (17/3), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc xây dựng, ban hành pháp luật phải theo tình hình thực tiễn, không để tình trạng chờ luật, chờ cơ chế dẫn đến chậm trễ, mất cơ hội. Phải biến thể chế từ “điểm nghẽn” trở thành lợi thế cạnh tranh.

Cải cách phải đi đôi với nâng cao năng lực quản lý

PGS.TS Trương Hồ Hải. (Ảnh: Vân Anh)
(PLVN) -  Trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam, PGS.TS Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cải cách bộ máy phải đi đôi với nâng cao năng lực quản lý. Sau khi cải cách phải bảo đảm cho bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn chứ không đơn thuần chỉ là phép tính cộng.