Nhận diện 6 dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

Nếu cơn hen không được điều trị, nó có thể gây kiệt sức cơ ngực và tử vong
Nếu cơn hen không được điều trị, nó có thể gây kiệt sức cơ ngực và tử vong
(PLO) - Có một số dấu hiệu thể chất cảnh báo bạn phải đi viện ngay lập tức. Hãy học cách nhận diện chúng.
Theo cuốn Các dấu hiệu cảnh bảo nguy hiểm từ cơ thể bạn (Your Body's Red Light Warning Signals), các bác sĩ Neil Shulman, Jack Birge và Joon Ahn - từ Georgia (Mỹ) cho rằng, cơ thể bạn đưa ra các dấu hiệu, triệu chứng và biểu hiện cảnh báo những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn.
6 dấu hiệu đáng chú ý bao gồm:

1. Tê liệt chân hoặc tay, ngứa ran, tê bì, ngơ ngẩn, chóng mặt, hoa mắt, nói lắp, không thể diễn đạt ý, hay yếu, đặc biệt là ở một bên mặt hoặc cơ thể.

Đây là những dấu hiệu của đột quỵ khi động mạch cung cấp oxy cho não bị tắc hoặc vỡ, gây chết mô não.
Triệu chứng phụ thuộc vào khu vực não bộ bị ảnh hưởng. Nếu mạch máu bị nghẽn một khoảng lớn sẽ ảnh hưởng tới một khu vực não rộng, có thể gây liệt nửa người và các chức năng khác như nói và hiểu. Nếu khu vực mạch máu bị chặn nhỏ, có thể chỉ có tay, chân, hoặc mặt bị tê liệt.
Nếu phát hiện các triệu chứng này cần gọi cấp cứu ngay. Điều trị ngay trong vòng 3 giờ đầu tiên sau khi các triệu chứng bắt đầu là tốt nhất.

2. Đau hoặc tức ngực: đau ở cánh tay, hàm, hoặc cổ; đổ mồ hôi lạnh; kiệt sức; buồn nôn; nôn; muốn ngất xỉu; hoặc khó thở là những dấu hiệu bị đau tim.

Nếu bạn nhận được một số triệu chứng, cần gọi cấp cứu và nhập viện ngay. Shulman và Birge cũng khuyên bệnh nhân nhai một viên aspirin (trừ khi bị dị ứng với aspirin) để ngăn ngừa tổn hại cơ tim khi bị đau tim.
Riêng phụ nữ, người già và người bị bệnh tiểu đường có thể bị đau tim mà không có các biểu hiện đau tức ngực. Dấu hiệu ở những người này bao gồm suy nhược, chóng mặt đột ngột, tim đập mạnh, hết hơi, đổ mồ hôi, sa sầm, buồn nôn và nôn.
3. Cương và đau bắp chân, đau ngực, khó thở, hoặc ho ra máu.
Dấu hiệu huyết khối ở chân, đặc biệt sau khi ngồi lâu, như đi máy bay, ngồi ôtô trong một chuyến đi dài. Những dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện nếu bạn thường xuyên nằm sau khi phẫu thuật.
Máu thường tụ ở chân khi ngồi hoặc nằm xuống quá lâu. Nếu huyết khối xuất hiện ở chân, bắp chân có thể cảm thấy sưng, đau và cương khi chạm vào. Nếu bị đau ngực đột ngột hoặc khó thở, có thể huyết khối đã vỡ ra và mảnh vỡ qua mạch máu đến phổi, cần nhập viên cấp cứu ngay.

4. Tiểu ra máu mà không đau

Bất cứ lúc nào thấy có máu trong nước tiểu cần đi khám ngay dù có hay không có cơn đau.
Sỏi thận hoặc nhiễm trùng bàng quang hay tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến gây tiểu ra máu. Những vấn đề này thường gây đau hoặc khó chịu cần được đi khám để điều trị kịp thời.
Ngược lại, khi thấy máu trong nước tiểu nhưng không thấy đau, một số người không đi khám mà ở nhà theo dõi, đặc biệt khi hiện tượng chỉ diễn ra một lần. Thực tế không nên như vậy, không đau không có nghĩa là không nghiêm trọng.
Ung thư thận, niệu quản, bàng quang, hoặc tuyến tiền liệt có thể gây chảy máu đường tiết niệu. Khi chúng còn nhỏ và chữa trị được, chúng có thể không gây đau. Vì vậy, đừng bỏ qua dấu hiệu quan trọng này bởi vì theo Shulman và Birge, tiểu ra máu có thể là manh mối duy nhất để chẩn đoán sớm.
5. Triệu chứng hen suyễn mà không cải thiện hoặc trở nên xấu đi.
Hen suyễn biểu hiện thở khò khè hoặc khó thở. Khi cơn hen không đỡ hoặc nặng hơn, bệnh nhân cần được cấp cứu.
Nếu cơn hen không được điều trị, nó có thể gây kiệt sức cơ ngực và tử vong. Một số người bị hen thường xuyên ngần ngại không đến phòng cấp cứu vì họ đã đi rất nhiều lần trước đây, hoặc cần một người chở đi vì quá khó thở.
Vì bệnh hen làm cho việc thở khó khăn, các cơ hỗ trợ thở có thể mệt và khối lượng không khí trao đổi ở phổi sẽ giảm. Kết quả là lượng oxy giảm trong khi nồng độ CO2 trong máu tăng. Birge và Shulman giải thích rằng: "Sự tích tụ CO2 trong máu làm não tê liệt, có thể làm bạn cảm thấy buồn ngủ. Bạn có thể mất sức và động lực để thở".
"Khi người bị hen có hiểu hiện muốn nghỉ ngơi, đó có thể là dấu hiệu suy hô hấp, mệt mỏi", Birge nói. Cuối cùng, người bệnh có thể ngừng thở. Shulman nói rằng người bệnh thực sự đang gặp nguy hiểm. Bệnh nhân tin rằng họ đang khỏe lên khi thực sự họ đang trở nên yếu hơn. "Họ trở nên bình thản và dường như yên bình hơn trong khi trên thực tế, họ đang chết dần".
Một trong những điều quan trọng nhất cơn hen đã kéo dài bao lâu. Nếu bạn đã phải vật lộn với cơn hen sau vài giờ không dứt, hãy tới bệnh viện để được hỗ trợ ngay.
6. Trầm cảm và nghĩ tới tự tử
"Trầm cảm có thể đe dọa tính mạng bởi bệnh nhân có thể tự tử. Bệnh nhân cần hiểu rằng não của họ bị mất cân bằng hóa học. Đó là một bệnh giống như các bệnh khác".
Các triệu chứng trầm cảm bao gồm buồn bã, mệt mỏi, lãnh đạm, lo âu, thay đổi thói quen ngủ, và chán ăn. Trầm cảm có thể được điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu.
Nếu bạn có ý nghĩ tự tử, hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời
(PLVN) - Rạng sáng 24/10/2024, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiến hành ca phẫu thuật lấy tạng của người hiến sau khi chết não và ghép 2 thận cho 2 người bệnh suy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Các tạng còn lại gồm tim và gan được chuyển đến ghép cho 2 người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.