Nhân chứng kể phút cây đổ đè 13 học sinh, 1 em tử vong ở TP HCM

(PLVN) - Lâm Gia Minh (lớp 6/8) kể, lúc đó đang cùng cậu bạn ngồi ăn sáng gần cây phượng thì nghe tiếng "rắc, rắc". Chưa kịp hiểu chuyện gì thì cây đổ ập về phía mình, đè trúng nhiều bạn xung quanh... 

Cây phượng cổ thụ trong sân trường THCS Bạch Đằng, quận 3, bất ngờ bật gốc, đè 13 học sinh lớp 6 khiến một em tử vong, sáng 26/5. 

Cây phượng hơn 50 tuổi đổ, đè các học sinh sáng nay. Ảnh: Trần Hồng Vũ.

Cây phượng đổ, đè các học sinh sáng nay. Ảnh: Trần Hồng Vũ.

Trường THCS Bạch Đằng nằm trong hẻm 386 Lê Văn Sỹ. 6h20, sân trường khá đông học sinh. Cây phượng vĩ cao hơn 10 mét, thân to hai người ôm, phía bên phải sân trường bất ngờ bật gốc, đè trúng nhóm học sinh.

Ông Trần Hồng Vũ (phụ huynh lớp 8) cho biết, vừa đưa con đến cổng trường ông nghe tiếng cây đổ "rầm, rầm", sau đó là nhiều tiếng la hét của các học sinh. Sân trường náo loạn. Có 6 học sinh (4 nam và 2 nữ) bị cây đè trực tiếp, trong đó một cậu bé bất tỉnh. 

May mắn chỉ bị thương nhẹ, Lâm Gia Minh (lớp 6/8) kể, lúc đó đang cùng cậu bạn ngồi ăn sáng gần cây phượng thì nghe tiếng "rắc, rắc". Chưa kịp hiểu chuyện gì thì cây đổ ập về phía mình, đè trúng nhiều bạn xung quanh. Minh bị cành cây đâm rách hơn 5 cm ở tay, chân, chảy nhiều máu. "Lúc đó con sợ, chỉ nhớ là các bạn la dữ lắm, thầy cô và mọi người chạy đến", Minh nói.

Ban giám hiệu cùng các thầy cô, phụ huynh nỗ lực đưa các em ra ngoài. Gần 30 phút sau 3 xe cứu thương đưa các nạn nhân đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 và một số bệnh viện khác.

Hiệu trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết 13 học sinh gặp nạn học lớp 6/8. Đến 9h, bệnh viện thông báo một em tử vong.

Cây phượng được cho là hơn 50 tuổi, phần gốc khá to, xù xì. Ảnh: Trần Hồng Vũ.

Cây phượng được cho là hơn 50 tuổi, phần gốc khá to, xù xì. Ảnh: Trần Hồng Vũ.

Cụ Hồng, sống cạnh trường từ năm 1954 cho biết, cây phượng có từ hơn 50 năm trước. Nhà trường quy định vào học lúc 6h45 nên học sinh thường có mặt đông nhất 6h15-6h30.

Hơn 20 cảnh sát và dân phòng phong tỏa hiện trường. Hàng chục phụ huynh kéo đến, hoảng loạn hỏi thông tin con mình có hay không bị nạn, song không liên lạc được với người nhà trường.

Bà Lê Thị Hiền (phụ huynh lớp 8/4) giọng run rẩy, bức xúc: "Con tôi và bạn bè của nó thế nào? Sự việc nghiêm trọng thế này, sao trường không báo cho chúng tôi".

Đến gần 11h, đại diện nhà trường thông báo cho phụ huynh về tình trạng của con mình, nhưng từ chối nói về sự cố khiến nhiều học sinh gặp nạn.

Cây phượng cổ thụ cao hơn 10 mét, khá to nhưng có rễ nông. Ảnh: Trường THCS Bạch Đằng.

Rễ cây phượng cổ thụ khá nông. Ảnh: Trường THCS Bạch Đằng.

Bác sĩ Huỳnh Minh Thu (Trưởng phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2) cho biết, đơn vị tiếp nhận 6 cháu trai và 2 gái. Bốn bệnh nhân bị nhẹ sau khi được kiểm tra, chụp phim, kê toa thuốc giảm đau sẽ cho về. Trong các cháu còn lại có một học sinh bị gãy chân, một bị gãy tay, hai người chưa thấy thương tổn bên ngoài nhưng phải theo dõi thêm. "Các bé đều tỉnh táo, tiếp xúc tốt", bác sĩ Thu nói.

Sài Gòn có mưa lớn chiều tối qua, tập trung ở khu vực trung tâm - nhất là quận 1, 3, 5, 10 và kéo dài hơn hai giờ. Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ đánh giá đây là cơn mưa lớn nhất từ đầu năm.

TP HCM bước vào mùa mưa từ giữa tháng 5. Cơn mưa nặng hạt vào chiều 19/5 cũng khiến một số cây ở các tuyến đường bật gốc.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.