Nhạc sĩ Vĩnh Cát - lãng tử đất Hà thành

Nhạc sĩ Vĩnh Cát.
Nhạc sĩ Vĩnh Cát.
(PLVN) - Ở “tuổi xưa nay hiếm” nhưng nhạc sĩ Vĩnh Cát được mệnh danh là người lãng tử và chịu chơi đất Hà Thành khi sẵn sàng bỏ tiền tỉ làm liveshow “Ngôi sao Hà Nội”. “Tôi chấp nhận mất một căn nhà nhỏ hoặc ô tô hạng sang để làm chương trình âm nhạc để đời. Âm nhạc cho tôi tất cả: cuộc sống, gia đình, đồng nghiệp… nên tôi cũng sống chết với âm nhạc”, nhạc sĩ 85 tuổi tâm sự.

“Cha đẻ” nhạc giao hưởng Việt

Giáo sư, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc giao hưởng Nguyễn Vĩnh Cát là “cha đẻ” của những ca khúc nổi tiếng: “Ngôi sao Hà Nội” hay “Sa Pa thành phố trong sương”, “Vườn nhãn quê hương”, “Bạn ơi, hãy nghe Bến Hải tâm tình”, “Hà Nội của ta”, “Sông Đà, nhịp điệu mùa xuân”. Nhưng điều khiến ông tự hào nhất là mỗi khi  được nhắc đến với tư cách nhà soạn nhạc giao hưởng.

Ông cũng chính là nhạc sĩ viết tác phẩm giao hưởng đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam với tổ khúc giao hưởng và thanh nhạc cho kịch múa “Hái hoa dâng Bác” (1959-1960) nhân kỷ niệm 70 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, ông còn sở hữu các tác phẩm: “Bản giao hưởng số 1”, “Cuộc đối đầu lịch sử”, “Đây sông Hồng, sông Cái”, “Không chỉ là huyền thoại”… Tác phẩm thính phòng: “Tiếng võng ru”, “Miền Nam có bông sen trắng”…. Đặc biệt, ông viết bản Côngxéctô 3 chương viết cho violin và dàn nhạc có tên “Đây sông Hồng sông Cái” chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Sinh ra tại Hưng Yên, lớn lên tại Hà Nội, nhạc sĩ Vĩnh Cát đã sáng tác nhạc từ khi còn rất nhỏ. Ông bồi hồi nhớ lại: “Trước năm 1945, khi mới chỉ là một chú bé con 10 tuổi, rất may mắn trong nhà tôi có vài đĩa nhạc giao hưởng. Lần đầu tiên tiếp xúc với những giai điệu lạ kỳ ấy, lập tức tôi đã mê mẩn ngay dù chẳng biết đó là gì và cứ thế rừng rực khao khát làm sao sau này phải viết ra được những giai điệu như thế.

Rồi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cuối năm 1946, tôi theo gia đình tản cư lên Việt Bắc. Ở đó, tôi gặp nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, người thầy lớn đầu tiên đưa tôi vào con đường âm nhạc. Ở trong đoàn Thiếu nhi nghệ thuật thuộc Nha Thông tin Trung ương, năm 12 tuổi, tôi đã sáng tác một số bài “Nhớ Bác Hồ”, “Việt Bắc”, “Nhớ về Thủ đô”… được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Thế nhưng, trong ký ức của tôi vẫn cứ chập chờn những giai điệu kỳ diệu ngày bé”.

Năm 1958, khi đang học khóa đầu tiên ở Trường âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia), ông đã có tác phẩm thính phòng piano nổi tiếng “Tiếng vũ trụ” và tổ khúc giao hưởng cho kịch múa “Hái hoa dâng Bác” hoàn thành và nhanh chóng được công diễn nhân kỷ niệm 70 năm ngày sinh Bác. Mãi sau này, ông mới biết hóa ra đó lại là tác phẩm giao hưởng đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam.

Nhạc sĩ Vĩnh Cát đã từng tham gia cuộc chiến tranh chống Pháp và sau quá trình tu nghiệp đại học tại Liên Xô (cũ), ông đã trở về Việt Nam và làm chủ nhiệm khoa của Nhạc viện Hà Nội. Sau đó, nhạc sĩ Vĩnh Cát làm Phó Giám đốc Nhạc viện Hà Nội (1971-1983), Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội (1984-1998).

Sống khỏe nhờ âm nhạc

Giọng nói sang sảng, phong thái đầy lãng tử với quần âu có đai, áo sơ mi trắng, đầu đội mũ phớt, hiếm ai nghĩ rằng nhạc sĩ Vĩnh Cát nay đã 85 tuổi. Ông hóm hỉnh đùa vui: “Tôi đã già đâu, mới 55 cái xuân thôi mà. Bí quyết trẻ ư? Đó là nhờ tinh thần lạc quan và nghe nhạc thường xuyên. Đó gần như là nguồn cảm hứng để một ông già như tôi luôn thấy yêu đời và vui vẻ. Có lẽ điều đó khiến tôi đã xua tuổi già và giảm căn bệnh khớp”.

“Live Concert Vĩnh Cát - Ngôi sao Hà Nội” lần đầu tiên được tổ chức vào 20 giờ ngày 6/4/2019 tại Nhà hát lớn Hà Nội là món quà nhạc sĩ tặng cho những người yêu nhạc, nhân dịp ông 85 tuổi. Chương trình do Công ty VietnamShow và được truyền hình trực tiếp trên  Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC3 tổ chức.

Tham gia liveshow có sự xuất hiện của các ngôi sao hàng đầu Việt Nam: NSND Quang Thọ, NSƯT Đăng Dương, Trọng Tấn, NSƯT Lan Anh, NSƯT Phạm Phương Thảo, Ca sĩ Tùng Dương… Trong buổi giới thiệu về đêm nhạc, đạo diễn Phạm Hoàng Giang cho biết, việc dàn dựng đêm nhạc “Ngôi sao Hà Nội” là thách thức không nhỏ với những người thực hiện.

Nhạc sĩ Vĩnh Cát có số lượng tác phẩm đồ sộ ở cả mảng khí nhạc, giao hưởng đến mảng ca khúc, vì thế chương trình sẽ có sự tham gia cả dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc và dàn nhạc nhẹ. Người đảm nhận vai trò hoà âm, phối khí cho đêm nhạc là nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng. Nhạc sĩ Trọng Đài với vai trò là biên tập âm nhạc chương trình cũng đã chọn lọc 18 tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Vĩnh Cát trong hàng trăm tác phẩm của ông.

Chương trình gồm hai phần: “Đất nước” và “Con người”, sẽ đưa khán giả đi từ những cảm xúc hào hùng của đất nước trong kháng chiến và hòa bình, đến những tâm sự, tình yêu riêng tư sâu lắng của con người.

Với nhạc sĩ Vĩnh Cát, sự hồn nhiên, vui tươi, yêu đời và yêu người là nguồn cảm hứng cho ông sáng tác những tác phẩm đi vào lòng người, những tác phẩm đỉnh cao của nền âm nhạc Việt.

Đọc thêm

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.

Quảng bá điện ảnh Việt Nam tại Hollywood

Thứ trưởng bộ VHTT DL Hồ An Phong cùng các nhà làm phim đến từ Việt Nam giao lưu với phó thị trưởng Los Angles.
(PLVN) - Vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới” tại toà nhà hiệp hội các đạo diễn - Tổ hợp Nhà hát DGA, thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ.

Lớp học đờn ca tài tử miễn phí tại bến Ninh Kiều

NNƯT Nguyễn Thị Kiều Nga (bên trái) hướng dẫn học viên biểu diễn. (Ảnh: Nguyễn Thuận)
(PLVN) - Tại bến Ninh Kiều (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), một không gian văn hóa đờn ca tài tử được duy trì và lan tỏa đều đặn suốt thời gian qua tại lớp học miễn phí do Trung tâm Văn hóa TP Cần Thơ tổ chức. Đây không chỉ là nơi học viên học tập thực hành nghệ thuật, còn là không gian giao lưu văn hóa, quảng bá văn hóa truyền thống Nam Bộ.

Khánh Thy là một phiên bản tốt hơn sau cuộc thi 'Tiếng hát Hà Nội'

Khánh Thy được đánh giá cao vì sự nghiêm túc, chỉn chu và có cá tính âm nhạc riêng. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Sau cuộc thi Tiếng hát Hà Nội thì Khánh Thy là một phiên bản tốt hơn, được khán giả biết đến hơn và yêu mến nhiều hơn. “Thành công ở cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2023 đã cho tôi một bước đệm vững chắc để theo đuổi con đường âm nhạc chuyên nghiệp” - Khánh Thy chia sẻ.

Sắp diễn ra cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024

Sắp diễn ra cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024
(PLVN) - Cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ 26 - 31/12/2024, chung kết toàn quốc diễn ra ngày 31/12/2024 tại quảng trường tỉnh Bình Thuận. Đêm chung kết cuộc thi sẽ hứa hẹn nhiều cảm xúc hơn khi kết hợp khung cảnh bắn pháo hoa đón giao thừa chào mừng năm mới.

RHYDER, Anh Tú thăng hoa trong đêm nhạc Prime’s Night Concert

RHYDER, Anh Tú thăng hoa trong đêm nhạc Prime’s Night Concert
(PLVN) -  Chương trình Prime’s Night Concert – Bứt phá từ hôm nay diễn ra tại phố đi bộ Hồ Gươm tối 11/10 thu hút hàng nghìn khán giả phủ kín quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. RHYDER Quang Anh, Voi Bản Đôn Anh Tú và Mỹ Mỹ, ba ca sĩ tham gia chương trình đều sở hữu lượng fan hùng hậu và là những nghệ sĩ đại diện cho thế hệ trẻ đầy năng lượng, dám bứt phá để đạt được thành tựu rực rỡ.

“Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội”- lan tỏa tình yêu với mảnh đất ngàn năm

Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trải nghiệm công nghệ thực tế ảo (ảnh BTC)
(PLVN) - Chiều 9/10/2024, Báo Nhân Dân tổ chức Lễ khai mạc “Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội” và giới thiệu phụ san đặc biệt dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Độc giả có thể thử sức cắt dán và gấp mô hình Cột cờ Hà Nội rồi quét mã QR tương tác và tìm hiểu về lịch sử Thủ đô. Đây là cách làm đầy sáng tạo và tâm huyết để thu hút công chúng, lan tỏa tình yêu với mảnh đất ngàn năm văn hiến.