Nhạc sĩ Giao Tiên - Người kể chuyện tình

Nhạc sĩ Giao Tiên - Người kể chuyện tình
(PLVN) - Chùm 3 ca khúc nổi tiếng: “Nhớ người yêu”, “Thương nhớ người yêu”, “Lại nhớ người yêu”, nhạc sĩ Giao Tiên viết cho một mối tình thời trẻ, chỉ dành riêng cho một người...

“Ước gì nhà mình chung vách…” 

Nhạc sĩ Giao Tiên có dáng người cao, mảnh khảnh, nước da trắng, nhìn bề ngoài của ông toát lên vẻ trẻ trung và sang trọng. Ông tên thật là Dương Trung (SN 1941, quê ở tỉnh Bình Định nhưng trưởng thành ở Sài Gòn, hiện sống ở TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa). Từ nhỏ, ông đã có năng khiếu và yêu thích âm nhạc, nhìn người lớn đàn, lắng nghe, rồi tập đàn theo chứ không học trường nào cả. Năm 15 tuổi, ông đã đàn rành rọt guitar và thổi harmonica.

Khi vào trung học, ông rất thích tác phẩm truyện thơ “Hoa tiên truyện”. Trong tác phẩm này, nhân vật chính có tên “Dương Giao Tiên”. Điều trùng hợp, Dương lại là họ của ông. Chính vì vậy, khi sáng tác ca khúc đầu tay năm 20 tuổi, ông đã quyết định lấy bút danh Giao Tiên để đi vào âm nhạc.

Nhạc sĩ Giao Tiên - Hoàng tử của dòng nhạc tình quê
Nhạc sĩ Giao Tiên - Hoàng tử của dòng nhạc tình quê  

Theo lời kể của nhạc sĩ Giao Tiên, trước khi lấy bà Hương Xuân (vợ ông sau này), thời trẻ ông từng yêu một cô gái. Tuy nhiên, hoàn cảnh trắc trở, mối tình này không trọn vẹn. Vì thương nhớ người yêu, nhạc sĩ đã cho ra đời một chùm 3 ca khúc nổi tiếng là “Nhớ người yêu”, “Thương nhớ người yêu”, “Lại nhớ người yêu”. Nhạc sĩ Giao Tiên thú nhận ông là “người nhạc sĩ suốt đời đi thương nhớ”, bởi chùm 3 ca khúc này ông viết vào thuở đôi mươi, chỉ cho một mối tình và chỉ dành riêng cho một người. “Khi hai người yêu nhau mà hoàn cảnh không cho được sum họp, tôi nhớ thương rồi viết bài “Nhớ người yêu”.

Nhưng sau đó xảy ra những tình huống khác làm cho mối tình thêm bi đát, tình yêu đó giằng xé ghê gớm nên tôi tiếp tục viết “Thương nhớ người yêu”. Nhưng rồi tôi vẫn tiếp tục nhớ người ấy sáng, trưa, chiều, tối và lại cho ra đời ca khúc “Lại nhớ người yêu” để thể hiện sự thương nhớ bất diệt”, nhạc sĩ Giao Tiên chia sẻ.

Trong nhạc phẩm “Nhớ người yêu” có lời hát khá quyết liệt: “Ước gì nhà mình chung vách, anh khoét tường anh đến với em”, mà bây giờ nhắc lại nhạc sĩ Giao Tiên vẫn cười sảng khoái: “Đó là một cảm xúc cồn cào rất thật của tôi. Khi yêu nhau người ta chỉ muốn được gần bên nhau. Nỗi nhớ người yêu luôn thôi thúc trong lòng tôi mỗi giây, mỗi phút khiến cho người đang yêu có một ý nghĩ táo bạo là nếu như nhà mà chung vách thì…”.

 

Một điều đặc biệt, khi nhạc phẩm “Nhớ người yêu” được phát trên đài phát thanh với tiếng hát Chế Linh, báo chí đã chỉ trích lời hát này không được thiện cảm cho lắm, nên trong bản thu âm sau đó, nhạc sĩ đã sửa lại thành: “Ước gì nhà mình chung vách, hai đứa mình thức trắng đêm nay”. Tuy nhiên, khi hát lại bài này ở hải ngoại, Chế Linh vẫn hát câu: “Anh khoét tường anh đến với em”, làm cho nhiều người tưởng rằng đó là lời hát chế cho vui. Với nhạc phẩm “Lại nhớ người yêu”, nhạc sĩ Giao Tiên bảo, đây là một trong số các ca khúc ông tâm đắc nhất nên hát thấy… sung sướng.

“Bài này không chỉ được các ca sĩ thành danh ở hải ngoại, trong nước thể hiện, mà các em bé 4, 5 tuổi cũng hát theo. Có ca sĩ còn hát ngoài đường phố suốt đêm làm cho tôi xúc động”, nhạc sĩ Giao Tiên cho biết. Số phận luôn có những sắp đặt trớ trêu. Nếu mối tình “Buổi chiều vừa gặp nhau đây, mà đêm đã nhớ như vậy, em hỡi em có hiểu có hay” (trích “Lại nhớ người yêu”) mà đơm hoa kết trái thì có lẽ sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Giao Tiên không thể phong phú như hôm nay.

Mãi mãi là “hoàng tử trong mơ”

 Nhạc sĩ Giao Tiên và vợ kết hôn năm 1967, họ có với nhau 5 người con. Sau giải phóng, cả gia đình nhạc sĩ Giao Tiên dắt díu nhau về Bù Đăng, Sông Bé (tỉnh Bình Phước hiện nay) làm rẫy mưu sinh theo diện kinh tế mới. Cuộc sống lo toan miếng cơm manh áo cho đàn con nheo nhóc khiến ông quên mất mình là một nhạc sĩ. Bàn tay chỉ quen viết nhạc không chịu nổi việc làm rẫy, đi rừng nên năm 1986, vợ chồng nhạc sĩ lại dắt díu nhau lên Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) buôn bán cùng người cháu họ.

Công việc không thuận lợi, năm 1990, ông lại đưa vợ con về Cam Ranh làm lại từ đầu bằng nghề nuôi tôm. Nhưng rồi tôm chết, bán đìa không đủ trả nợ, vợ chồng ông lại chuyển sang nghề gói bánh chưng để nuôi con ăn học. Vào một buổi sáng năm 1994, trong lúc ngồi gói bánh chưng, nhạc sĩ Giao Tiên bất ngờ nghe ca sĩ Đình Văn hát bài “Tình đẹp mùa chôm chôm” do chính ông sáng tác.

Ông lao ra đường thì phát hiện giọng hát phát ra từ chiếc xe bán cà rem. Sững người, ông chạy theo xin được nghe lại, rồi hỏi thăm về nơi sản xuất bài hát này, nhưng người bán cà rem không biết. Thế là nhạc sĩ đi Sài Gòn hỏi thăm nơi phát hành các bài hát của mình, nhưng khi đến nơi thì lại bàng hoàng vì tất cả đều để tên tác giả là người bạn của mình. Hóa ra, vì vắng mặt hơn 20 năm để mưu sinh nên nhiều người nghĩ rằng nhạc sĩ Giao Tiên đã chết hoặc biệt tích.

Người bạn của ông nhân đó đã “cuỗm” không ít bài của nhạc sĩ Giao Tiên, đổi qua tên mình và bán cho các trung tâm âm nhạc. Buồn bã, thất vọng, ông quay về Cam Ranh, nhưng kể từ đó, tâm hồn âm nhạc cũng quay trở lại với người nhạc sĩ tài hoa, hiền hậu. Ngày đêm, ông lao vào sáng tác hăng say, nhiều tác phẩm được đến với công chúng.

Đến nay, gia tài sáng tác của ông đã vượt 1.500 tác phẩm. Lý giải về sức viết khủng này, ông tâm sự: “Khi đủ cảm xúc thì một tác phẩm có thể chỉ sau vài giờ là hoàn thiện. Cũng có khi một tác phẩm cần trau chuốt đến cả tháng hay vài tháng. Nhưng tôi thường sáng tác khi lồng ngực đã căng tràn cảm xúc. Khi đó nốt nhạc thăng hoa không theo định hướng mà nó rất bình dị tự nhiên”. Khán giả cũng đặt cho ông biệt danh “nhạc sĩ đồng quê”.

Ông bảo, khán giả đặt biệt danh vậy là bởi họ cho rằng nhạc Giao Tiên gần gũi. Và họ cảm thấy một số sáng tác của ông như nói lên nỗi lòng của nhiều người dân lao động nghèo. “Âm nhạc chạm đến trái tim khán giả chính là thành công lớn nhất của người sáng tác”, nhạc sĩ Giao Tiên nói.

Nhắc đến người vợ hiền, nhạc sĩ Giao Tiên cho biết: “Mỗi lần nhìn vợ, tôi lại nghĩ, nếu tôi không lấy được người vợ đảm đang, khéo léo thì không có tôi như ngày hôm nay. Tôi thương vợ nhiều điểm lắm. Trên đời này không có ai khiến tôi cảm thấy ưng ý đến như vậy. Phụ nữ có xinh xắn, tốt đẹp mấy cũng chỉ đến như vợ tôi thôi. Bà ấy khéo léo từ việc gia đình đến chuyện giao tiếp với bà con, lối xóm. Sống với nhau, dù đói khổ thế nào, vợ tôi cũng gói ghém, dành một số tiền nhỏ nhoi nhất để tôi yên tâm sáng tác âm nhạc”.

Còn bà Hương Xuân thổ lộ, dù đã đến tuổi bạc đầu nhưng bà vẫn xem nhạc sĩ Giao Tiên như “hoàng tử trong mơ”. Đến giờ, bà vẫn yêu ông nồng nàn vì sáng tác nhiều bài nhạc hay và hết lòng thương vợ cho đến tận tuổi già. Kể về cuộc sống hiện tại, nhạc sĩ Giao Tiên bảo, mấy năm nay, ông phổ thơ nhiều hơn là sáng tác bởi tuổi cao, lời văn không còn dạt dào như trước. Ông nghiên cứu những bài thơ hay và phổ thành giai điệu dễ thuộc, dễ nhớ.

Thỉnh thoảng, một số nhà đài như: Truyền hình Vĩnh Long, TP HCM, VTV9, VTV3… mời ông tham gia chương trình của họ nên cuộc sống cũng có nhiều điều thú vị. “Cuộc đời tôi gắn liền với miền quê, thăng trầm trắc trở, vui có, buồn có, đắng cay có, đôi khi cảm thấy mình giống như điệu nhạc bolero… Và tôi luôn tâm nguyện sẽ viết nhạc đến khi nào nhắm mắt buông tay mới thôi, vì nó đã ngấm vào máu thịt”, nhạc sĩ Giao Tiên chia sẻ

Tin cùng chuyên mục

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

(PLVN) -  Được cấp phép xây dựng từ năm 2017, tiến độ phải hoàn thành vào tháng 10/2022 nhưng dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu tới thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ngổn ngang, phần thô xây dựng các hạng mục còn chưa được hoàn thành. Dù vậy, ở dự án này đã xuất hiện vài hộ gia đình được chủ đầu tư cho phép vào sử dụng, biến những căn ki- ốt thành nhà ở.

Đọc thêm

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh
(PLVN) - Lửa và giấy là hai vật liệu để Huỳnh Quốc Tuấn (quận 8, TP Hồ Chí Minh) tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật. Không chỉ thế, hiện tại chàng trai sinh năm 1994 còn phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh lửa có màu, tạo nên một “trường phái” vẽ tranh rất độc đáo.

Vụ lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ở Bình Định: Đã có quyết định xử phạt, người dân mong xử lý đến nơi đến chốn

2.717m2 đất nằm cạnh đường quốc lộ do UBND xã Cát Tường quản lý bị ông Tuấn xây dựng, lấn chiếm.
(PLVN) -  Vụ việc một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng ngàn m2 đất xảy ra ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Dư luận đang chờ kết quả xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm của UBND huyện Phù Cát.

Sữa non Grow ra mắt dòng sản phẩm cao cấp thế hệ mới “Sữa Non Hạt Óc Chó” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Sữa non hạt óc chó cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp trẻ phát triển toàn diện.
(PLVN) - Làm thế nào để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não luôn là nỗi bận tâm của các mẹ. Là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng và chia sẻ, sữa non hạt óc chó Grow colostrum là một trợ thủ đắc lực giúp trẻ ăn ngon, cao lớn vượt trội và tăng cường đề kháng.

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô
(PLVN) - Tại không gian Thư pháp lá sen của Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp lần thứ nhất diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, đã có rất nhiều lượt khách tham quan, thưởng ngoạn nét thư pháp lả lướt, độc đáo của “thầy đồ trẻ” - Trịnh Phi Long. Nhiều du khách đã được “thầy đồ” Phi Long giao lưu, tặng chữ trên lá sen khô…

Men theo tiếng Quảng, anh về…

Men theo tiếng Quảng, anh về…
(PLVN) - Lẽ thường, khi quý thương và muốn sẻ chia, tỷ như viết một chút gì đó, kể một chuyện nào đó, người ta ít ra phải có thời gian gắn bó hoặc cưu mang, ám ảnh bằng dăm ba kỷ niệm với đất, với người...

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến duy nhất, hấp dẫn và khác biệt

Vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo tại động Tiên Sơn.
(PLVN) - Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Những giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, sinh thái đã tạo ra một Di sản duy nhất, hấp dẫn, khác biệt là trái tim của du lịch Quảng Bình.

Phát triển kinh tế từ văn hóa bản làng

Homestay đang tạo ra sinh kế mới cho phụ nữ A Lưới.
(PLVN) - Đến huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đầy hấp dẫn với màu xanh miên man từ đại ngàn đến những bản làng trù mật, du khách được khám phá miền đất đưa con người về gần với thiên nhiên cùng những trầm tích văn hóa...

Chuyện "lạ" ở Phù Cát (Bình Định): Lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ngay đường quốc lộ, gần trụ sở xã

Nhận chuyển nhượng 1.860,3m2 nhưng ông Tuấn xây dựng tường, rào với diện tích lên tới 5.768,1m2, trong đó có hàng ngàn m2 do UBND xã quản lý.
(PLVN) -  Một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng nghìn m2, rồi trồng cây, trên đất do UBND xã quản lý nhưng vị chủ tịch UBND xã lại "đổ lỗi" cho nhiệm kỳ trước?! Điều đáng nói, khu đất này nằm cạnh đường quốc lộ, gần trụ sở UBND xã. Sai phạm giữa ban ngày khiến người dân địa phương đặt dấu chấm hỏi: Chính quyền địa phương ở đâu?

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.
(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương
(PLVN) -  Bất đắc dĩ phải “đáo tụng đình”, người dân mong muốn vụ việc sẽ được hội đồng xét xử phán xét một cách công minh, thỏa đáng. Thế nhưng, trong vụ án này, sau nhiều lần xét xử, những khúc mắc lại… có phần còn rắc rối hơn.