Nhà văn, nhà viết kịch Thanh Hương: Ngôi sao sáng của nền Sân khấu Cách mạng Việt Nam

Nhà văn, nhà viết kịch Thanh Hương:  Ngôi sao sáng của nền Sân khấu Cách mạng Việt Nam
(PLO) -   Thanh Hương – một nhà văn, một nhà viết kịch số 1 của Việt Nam đã có những đóng góp cho sân khấu kịch cách mạng nước nhà từ những vở kịch được mổ xẻ sâu về đời sống và con người trong mọi thời đại. Trong cuộc đời sự nghiệp của mình bà đã để lại cho sân khấu kịch Việt Nam hơn 30 kịch bản được diễn xuất trên sân khấu kịch Việt Nam.

Kịch nữ số 1 Việt Nam: Cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật Việt Nam

Tuy đã ở tuổi 80 nhưng nhà văn, nhà viết kịch Đặng Thị Thanh Hương - tác giả của hơn 30 kịch bản được diễn trên sân khấu kịch nói vẫn hoạt bát, nhanh nhẹn đến với mọi người tại tọa đàm cùng gặp gỡ và giao lưu với mọi người trong khán phòng của Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhân dịp nữ tác giả tròn 80 tuổi, Hội Nhà văn Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc đã tổ chức Tọa đàm “Nhà văn, nhà viết kịch Thanh Hương - Cuộc đời và sự nghiệp”, vào sáng 19/8 tại Hội Nhà văn Việt Nam.

“Với những chức vụ cao quý trong Đảng càng khiến cho ngòi bút của bà mang tính chiến đấu cao hơn và luôn trong sạch với một tâm hồn nhân văn rộng mở. Là một nhà viết kịch có tới 30 tác phẩm được diễn trên sân khấu, in thành sách nhưng nhà viết kịch Thanh Hương vẫn luôn ấp ủ nhiều đề tài về xã hội, về con người, nhất là những con người đang bị xã hội đồng tiền làm tha hóa, biến chất, đôi khi còn mất hết tình người.
Tuy ở tuổi 80, tóc đã bạc nhưng nữ kịch Thanh Hương gần đây vẫn tham gia trại sáng tác của Hội Nhà văn ở Nha Trang và đã hoàn thành kịch bản “Đối mặt”, đề tài chống tham nhũng rất quyết liệt. Từ đó, góp phần vào cuộc đấu tranh chống quốc nạn tham nhũng mà Đảng ta đang phát động và thực hiện rất quyết liệt”.  

Nữ tác giả Thanh Hương sinh ra và lớn lên ở một làng quê tại huyện Diễn Châu – Nghệ An vào những năm cuối 1930. Lên 8 tuổi là khi cuộc cách mạng Tháng 8 thành công đã khơi dòng cảm xúc cho nữ tác giả đến với nghệ thuật Việt Nam.

Sau khi học hết trung học phổ thông, Thanh Hương ra Hà Nội học Khoa Văn của Trường Đại học Tổng hợp – một ngôi trường danh tiếng đã đưa nữ tác giả đến với nghiệp văn và trở thành nữ văn sĩ, nữ nhà văn chuyên viết kịch.

Nói đến kịch của Thanh Hương ai cũng phải say mê bởi kịch của bà được bao quát với phạm vi rất rộng, nhằm vào tất cả các đối tượng trong xã hội từ công nông, tầng lớp tri thức đến các nhà khoa học..., và hội tụ đầy đủ các tính cách của con người trong xã hội từ sang, hèn, cao thượng, đê tiện, đĩ điếm, nhân ái, tàn bạo,…

Từ đây cho thấy sự thấu hiểu và cảm thông của bà tới đời sống xã hội nên tất cả mọi mặt trong đời sống xã hội đều được bà mổ xẻ một cách tỉ mỉ. Mỗi vở kịch của bà đem lại nhiều bài học quý giá cho con người bởi tính hướng thiện cao, trừ ác, nhân quả nhãn tiền và góp phần giáo dục con người hướng tới cái chân thiện mĩ.

Bên cạnh đó, nói về những tác phẩm của nhà văn, nhà viết kịch Thanh Hương, Giáo sư Hồ Sĩ Vịnh nhận xét: “Phần lớn những trang văn của Thanh Hương đều rất hấp dẫn và dễ gây xúc động cho người đọc. Bởi người viết đã có ý thức vượt ra khỏi khuôn sáo lý luận, dễ lặp lại người đi trước và nhàm chán, mà thiên về lối kể chuyện, tâm tình. Vì cuộc đời của chị - một tác giả nữ đã vượt qua bao nhiêu đèo dốc của núi rừng Trường Sơn và “đèo dốc” của cuộc đời làm mẹ, làm vợ để đến với sân khấu và gửi lại ở đấy nhiều hoài niệm có cả niềm vui và nỗi buồn, ngọt ngào và cay đắng vì chị mất chồng khi mới chỉ 32 tuổi, chị đã phải gửi 2 người con thơ của mình cho một người bạn để vượt qua núi rừng Trường Sơn và đến với sân khấu kịch cho đến ngày hôm nay”.

Công lao sáng tạo nghệ thuật của nữ tác giả Thanh Hương đều được công chúng hân hoan và được xã hội ghi nhận, tôn vinh và tri ân bằng hành loạt giải thưởng danh giá: Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, Giải thưởng Văn học Đài tiếng nói Việt Nam, Giải thưởng Kịch bản Văn học Bộ Văn hóa Thông tin và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Giải thưởng Văn học Công nhân, Bằng Lao động sáng tạo năm 1985, Giải thưởng Văn học Hạ Long năm 1985, Giải thưởng Văn học Hồ Gươm năm 1986, Giải thưởng kịch bản Văn học Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam năm 1990, 2004, 2009 và Giải thưởng Văn học Nghệ thuật năm 2006 Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam,… Chính từ những đóng góp to lớn ấy của bà cho nghệ thuật sân khấu Việt Nam nên bà được mệnh danh là kịch nữ số 1 của Việt Nam.

Bà Thanh Hương
Bà Thanh Hương

Chính khách hiếm hoi trong làng văn nữ Việt

Bên cạnh cuộc đời làm văn, viết kịch của bà để phản ánh đời sống hiện thực của con người trong xã hội thì Nhà văn, nhà viết kịch Đặng Thị Thanh Hương còn là một Đại biểu Quốc hội sáng giá của Việt Nam. Trong hai khóa liền bà được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa IX-X  vào các năm 1992-2002, đảm nhiệm chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Đảng ủy viên Khối Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Nói về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nữ kịch Thanh Hương, Giáo sư Hoàng Chương (Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn & Phát huy Văn hóa Dân tộc) chia sẻ: “Tôi thấy chị là một nhà văn, một Đại biểu Quốc hội có trình độ, có bản lĩnh, có trách nhiệm trước nhân dân không ngần ngại phê phán, chỉ trích những khuyết điểm, những yếu kém tiêu cực của mọi người trong mọi tầng lớp của xã hội”.

“Nghệ sĩ Thanh Hương mang tính cách cương trực, thẳng thắn của người con xứ Nghệ, cái sắc sảo chặt chẽ của người làm công tác quản lý và sự hào hoa, tinh tế của một người nghệ sĩ, dường như tất cả những tố chất đó đã hòa quyện và giúp bà tỏa sáng đầy bản lĩnh, trí tuệ trên nghị trường Quốc hội” – bà Hoàng Thị Hoa,  Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội thay mặt phát biểu tại Tọa đàm về sự đóng góp tích cực của nghệ sĩ Thanh Hương. 

Tập truyện ký “Đi trong cuộc sống” của nhà văn Thanh Hương do NXB Hội Nhà văn đã phát hành và NXB Phụ nữ in lần thứ II, giúp người đọc “ngộ” ra nhiều điều còn chưa hiểu hết về nữ tác giả, đồng thời càng quý trọng, yêu mến nhân cách của nữ sĩ tài hoa trung thực này… Cũng trong truyện ký này người đọc còn được tiếp cận một mảng đời sống nữa của nữ chính khách Thanh Hương. Đó là những suy nghĩ về nhân sự, thời cuộc và những việc làm của chị ở nhiệm kỳ khóa IX, X Quốc hội.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng bộ VHTT DL Hồ An Phong cùng các nhà làm phim đến từ Việt Nam giao lưu với phó thị trưởng Los Angles.

Quảng bá điện ảnh Việt Nam tại Hollywood

(PLVN) - Vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới” tại toà nhà hiệp hội các đạo diễn - Tổ hợp Nhà hát DGA, thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ.

Đọc thêm

“Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội”- lan tỏa tình yêu với mảnh đất ngàn năm

Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trải nghiệm công nghệ thực tế ảo (ảnh BTC)
(PLVN) - Chiều 9/10/2024, Báo Nhân Dân tổ chức Lễ khai mạc “Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội” và giới thiệu phụ san đặc biệt dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Độc giả có thể thử sức cắt dán và gấp mô hình Cột cờ Hà Nội rồi quét mã QR tương tác và tìm hiểu về lịch sử Thủ đô. Đây là cách làm đầy sáng tạo và tâm huyết để thu hút công chúng, lan tỏa tình yêu với mảnh đất ngàn năm văn hiến.

NSND Kim Xuân nói về xu hướng làm phim ngắn

NSND Kim Xuân nói về xu hướng làm phim ngắn
(PLVN) - Theo NSND Kim Xuân, dù phim ngắn trên các nền tảng xã hội là xu hướng nhưng không đội ngũ sản xuất các dự án này không nên ỷ y mà dễ dãi. “Các bạn chỉn chu từng nào thì vị trí và giá trị của các bạn trong làng nghệ thuật sẽ được định hình rõ hơn” - bà nói.

“Hoàng tử chèo” đau đáu với sự phát triển của văn hóa Thủ đô

“Hoàng tử chèo” đau đáu với sự phát triển của văn hóa Thủ đô
(PLVN) - Hà Nội là nơi chắp cánh cho ước mơ được đắm mình trong thế giới nghệ thuật chèo của NSND Quốc Chiêm. Bởi vậy, kinh qua các vị trí, từ người nghệ sĩ cho tới công tác quản lý, ông luôn đau đáu góp sức vì văn hóa của Hà Nội nói riêng và sự phát triển của Thủ đô nói chung.

Hà Nội hào hùng, thơ mộng trên từng nốt nhạc

Những thiếu nữ với tà áo dài truyền thống bên những gánh hàng hoa đặc trưng của mùa Thu Hà Nội. (Ảnh: Điện tử Chính phủ)
(PLVN) - Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giai điệu của các tuyệt phẩm về Hà Nội lại vang lên như tỏ rõ khí chất hào hùng, anh dũng, quả cảm không kém phần thơ mộng của những con người Thủ đô. Mảnh đất ngàn năm văn hiến với nét đẹp bình dị và sức sống tiềm tàng đã làm xao xuyến bao tâm hồn nghệ sĩ, để tạo nên những nốt nhạc bất tử sống mãi cùng thời gian.

'Đào, Phở và Piano' - Phim tranh giải OSCAR được phát sóng đầu tiên trên giờ vàng Đài Hà Nội

'Đào, Phở và Piano' - Phim tranh giải OSCAR được phát sóng đầu tiên trên giờ vàng Đài Hà Nội
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sẽ giới thiệu đến khán giả bộ phim điện ảnh lịch sử “Đào, Phở và Piano”. Bộ phim được phát sóng đầu tiên trên sóng của Đài, hứa hẹn mang đến cho khán giả những thước phim chân thực, cảm động về Hà Nội những năm kháng chiến chống Pháp.

Hàng trăm mẫu áo dài khoe sắc tại 'Hà Nội - Tinh hoa Áo dài'

Hàng trăm mẫu áo dài khoe sắc tại “Hà Nội- Tinh hoa Áo dài”. (Ảnh: Quang Thái)
(PLVN) - Với chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa Áo Dài”, Lễ hội Áo dài Du lịch 2024 diễn ra từ 4-6/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long. Lễ hội mang đến một điểm đến văn hóa, di sản độc đáo và trở thành sản phẩm du lịch thường niên của Hà Nội vào mùa thu.

Nhóm Tứ tấu Bond sẽ mặc trang phục áo dài Việt để biểu diễn các tuyệt phẩm

Khán giả Việt có cơ hội chìm đắm trong không gian âm nhạc sang trọng đẳng cấp Thế giới (ảnh BTC).
(PLVN) - “Bond” - Nhóm Tứ tấu dây thành công nhất thế giới sẽ mặc trang phục áo dài Việt để biểu diễn các tuyệt phẩm trong buổi diễn đặc biệt “Bond live in Vietnam” vào tối 5/10 ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). Khán giả Việt có cơ hội thưởng thức không gian âm nhạc sang trọng đẳng cấp Thế giới nhưng cũng thật gần gũi, đầy hoài niệm.

Rưng rưng 'Ký ức Hà Nội - 70 năm'

Những bức ảnh tư liệu khiến nhiều người dân thấy xúc động và tự hào (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố Vì hòa bình”, tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm” nhằm tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947-1954. Dự sự kiện, không ít người rưng rưng xúc động và tự hào...

'Phú Quang - Tình yêu ở lại' - Chạm vào ký ức Hà Nội

“Phú Quang - Tình yêu ở lại” (Ảnh: Nguyễn Khánh)
(PLVN) - Hai đêm nhạc “Phú Quang - Tình yêu ở lại” được đặt trong chương trình “Hà Nội - Chạm miền ký ức”, một món quà không chỉ dành riêng cho người dân Thủ đô mà còn là cơ hội để du khách có thể hiểu hơn về một Hà Nội với hoài niệm lịch sử nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Loạt chương trình đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV

Loạt chương trình đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV (ảnh BTC).
(PLVN) - Điểm nổi bật trong loạt chương trình kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV là sự phong phú, đa dạng về thể loại. Chuỗi chương trình lần này giúp khán giả nhìn lại chiều dài lịch sử, quá trình phát triển của thành phố Hà Nội và mong muốn Thủ đô đạt nhiều thành công hơn nữa, xứng danh "Thành phố vì hòa bình” đã được thế giới công nhận.