Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời ngày 24/7, ở tuổi 86. Chỉ trước đó không lâu - hồi đầu tháng 7,  vợ ông - nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cũng đã từ trần, thọ 74 tuổi.

Theo thông tin từ gia đình, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường mất ngày 24/7. Gia đình sẽ tổ chức lễ tưởng nhớ ông vào ngày 30 và 31/7 tại Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế (phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế). Trước đó, vợ ông là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời ngày 6/7, hưởng thọ 74 tuổi.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết thêm, hài cốt nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và vợ sẽ được đưa về Huế vào ngày 30/7. Tối 30/7, đồng nghiệp sẽ tổ chức đêm thơ để tưởng nhớ vợ chồng văn sĩ.

Hoàng Phủ Ngọc Tường và vợ ông - Lâm Thị Mỹ Dạ được chôn cất tại Nghĩa trang phía Bắc thuộc phường Hương Hồ, thành phố Huế - khu vực cách sông Hương khoảng 2 km, gần đồi Vọng Cảnh.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời ngày 24/7, ở tuổi 86. Ảnh: Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời ngày 24/7, ở tuổi 86. Ảnh: Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937, ở Huế. Quê gốc của ông là làng Bích Khê, xã Triệu Long (huyện Triệu Phong, Quảng Trị). Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn. Sau đó, ông học thêm bằng cử nhân triết ở Đại học Văn khoa Huế. Năm 1960-1966, ông dạy ở trường chuyên Quốc học Huế. Năm 1978, ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ra và lớn lên tại Huế nên từ nhỏ ông đã gắn bó với dòng sông Hương. Với ông, đây là nơi đã nuôi mạch máu văn chương trong con người mình. “Những kỷ niệm thời ấu thơ như những đêm nghe ca Huế dù đã cách nay hơn nửa thế kỷ nhưng tôi vẫn không quên… Những kỷ niệm dung dị đó đã ám ảnh suốt những năm tháng tôi xa sông Hương sau này, để bài ký đầu tiên trong cuộc đời sáng tác của tôi là con sông quê hương”, nhà văn kể lại.

Theo đó, tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Ai đã đặt tên cho dòng sông” hay “Sử thi buồn”… đều có dấu ấn của dòng sông Hương thơ mộng. Trong sự nghiệp viết văn của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là tác giả của các tập bút ký nổi tiếng như “Rất nhiều ánh lửa”, “Ngọn núi ảo ảnh”, “Rượu hồng đào chưa uống đã say”, “Miền cỏ thơm”…

Ngoài ra, ông từng nắm giữ nhiều chức vụ như Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình - Trị - Thiên, Tổng thư ký Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình TP Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình - Trị - Thiên, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, Chủ tịch Hội Văn nghệ Quảng Trị, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt và đạt nhiều giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (1980), Liên hiệp Các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1999, 2008), Văn học nghệ thuật Cố đô (1998 - 2003), Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật (2007).

Đọc thêm

CLB dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh tại Hà Nội: Nhiều dấu ấn trong lòng người hâm mộ

Ông Nguyễn Sinh Tuấn - Đại diện dòng họ Nguyễn Sinh và bà Nguyễn Thị Thành - Chủ nhiệm CLB dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại Hà Nội tặng Giấy khen cho những tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp cho CLB trong 10 năm qua.
(PLVN) -  Tối 19/5, Câu lạc bộ (CLB) dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại Hà Nội và đại diện dòng họ Nguyễn Sinh tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt. Đây là hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chào mừng kỷ niệm 10 năm ngày thành lập CLB Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại Hà Nội.

Hậu Giang phát động toàn dân tham gia giải Mekong Delta Marathon lần 5

Hậu Giang phát động toàn dân tham gia giải Mekong Delta Marathon lần 5
(PLVN) -  Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vừa phát động toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên và nhân dân trong tỉnh tích cực luyện tập, tham gia giải marathon quốc tế Mekong Delta Marathon - Hậu Giang lần thứ 5 năm 2024.

Huế - Thành phố của những Festival

Festival Huế đã khẳng định thương hiệu. (Ảnh: Tổ Quốc)
(PLVN) - Từng được xem là lễ hội hoàng gia của triều đình Nguyễn, Festival Huế ngày nay vẫn giữ được nét truyền thống đặc sắc. Festival Huế là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động, thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước.

Từ bỏ

Từ bỏ
(PLVN) - Với sách Từ bỏ (tựa gốc: Quit), Tiến sĩ Annie Duke mang ánh sáng nhận thức đến “lãnh địa” nhập nhằng của quyết định kiên trì - từ bỏ. Nhiều sự thật tâm lý và công cụ thú vị sẽ giúp bạn nhìn những thế lưỡng nan của mình dưới con mắt lý trí, tỉnh táo và sáng suốt hơn.

Đẹp mãi những vần thơ viết về Bác

Tên tuổi của nhiều nhà thơ đã gắn liền với các thi phẩm mang tên Bác. (Nguồn: bqllang.gov.vn)
(PLVN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một đề tài lớn trong thi ca Việt Nam. Có rất nhiều tác giả đã sáng tác những vần thơ mang tên Bác để lại cảm xúc, rung động mãnh liệt cho các thế hệ người Việt Nam.

Khách quốc tế mê mẩn 'phượt' cung đường Hà Giang

Hình ảnh núi non Hà Giang. (Ảnh: Hồ Gia Bảo)
(PLVN) - Nhắc đến Hà Giang, có lẽ đọng lại trong nhiều du khách là hình ảnh núi non hùng vĩ, là dòng sông Nho Quế xanh ngắt, hay là những cung đường đèo khúc khuỷu đầy tính thử thách... Mảnh đất này đã và vẫn đang là điểm đến mà nhiều du khách quốc tế muốn chinh phục.

Về làng Yên Thái xem nghề làm giấy cổ xưa

Đãi, lọc bột dó. (Ảnh: tư liệu)
(PLVN) - Làng Yên Thái từ thế kỷ 15 đã vang danh khắp chốn với nghề làm giấy dó truyền thống như một niềm tự hào của người dân Kẻ Bưởi. Trải qua nhiều công đoạn chế tác thủ công cầu kỳ, phức tạp, đôi tay tài hoa của người thợ Việt đã làm ra thành những tờ giấy nhẹ như bấc, mềm như lụa, óng như tơ, mảnh mai, tinh tế. Người xưa đã dùng giấy dó để in kinh sách, viết chữ, in tranh dân gian, các triều đại phong kiến Việt Nam dùng nó cho việc viết sắc phong. Đặc biệt, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được in trên giấy dó vùng Bưởi.

Trò chuyện với người viết quyển sách 'Lòng nhân ái của Bác Hồ'

Tác giả Trần Đình Việt giao lưu với Viện Khoa học hình sự miền Trung về tác phẩm “Lòng nhân ái của Bác Hồ”. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) -  Với tác giả Trần Đình Việt, “Lòng nhân ái của Bác Hồ” là tác phẩm tâm đắc nhất của ông trong suốt cuộc đời làm công tác xuất bản. Một tập hợp những câu chuyện nhỏ mà tác giả dày công nghiên cứu, tìm hiểu đã lay động biết bao trái tim độc giả, cho thấy một khía cạnh rất đời thường mà cũng rất vĩ đại của vị cha già kính yêu.

'Bác ơi, tim Bác mênh mông thế'…

Chủ tịch Hồ Chí Minh trò chuyện với đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2 năm 1951).
(PLVN) - “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế/Ôm cả non sông, mọi kiếp người”… Nhà thơ Tố Hữu đã thốt lên trong những câu thơ chan chứa về lòng nhân ái bao la của Bác như thế… Năm 1990, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) đã vinh danh Người là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất. Trong rất nhiều điều vĩ đại làm nên nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh, là tình yêu bao la của Bác dành cho nhân loại, cho mỗi kiếp người…

Thế giới ngợi ca Người - Danh nhân Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh được đón chào khi đến thăm thành phố Novosibirsk, mở đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Liên Xô (nay là Liên bang Nga), ngày 10 tháng 7 năm 1955. (Ảnh: tư liệu)
(PLVN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân vật vĩ đại không chỉ đối với Nhân dân Việt Nam mà còn đối với bạn bè yêu chuộng tự do và hòa bình trên thế giới. Người là một nhân vật lịch sử được yêu thích khắp năm châu không chỉ bởi tài năng lỗi lạc mà còn bởi phẩm chất đạo đức trong sáng, đẹp đẽ, kết tinh những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc Việt trải qua hàng ngàn năm lịch sử.

Theo dấu hành trình cách mạng của Bác Hồ qua bưu ảnh và tem

Người dân đến tham quan triển lãm “Hành trình theo chân Bác Hồ qua bưu ảnh”.
(PLVN) - Thông qua bưu ảnh và những con tem quý giá của nhà sưu tập Nguyễn Đại Hùng Lộc, người xem dường như bước vào một cuộc hành trình theo dấu chân Bác từ những ngày Bác còn niên thiếu cho đến trưởng thành, ra hải ngoại, làm cách mạng, lãnh đạo đất nước. Dường như những trang sử hào hùng cũng được mở ra từ những bức ảnh và con tem bé nhỏ.

Mùa tỏi cô đơn

Mùa tỏi cô đơn
(PLVN) - Mỗi khi tàu nhả khói chạm vào vòm cây xà cừ cổ thụ chỗ nền ga Điềm cũ sẽ rúc những hồi còi dài dằng dặc, tiếng bánh sắt lăn rình rùng trên đường ray. Đường gạch chật chưỡng dưới chân Miên.