Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời ở tuổi 74

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời ở tuổi 74.
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời ở tuổi 74.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời ở tuổi 74 tại nhà riêng, sau thời gian dài chống chọi với căn bệnh Alzheimer.

Theo chia sẻ của chị Hoàng Dạ Thư - con gái cả của nhà thơ - nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã qua đời vào lúc 5h sáng nay (6/7/2023), hưởng thọ 74 tuổi. Trước đó, bà mắc căn bệnh Alzheimer's trong suốt 14 năm dài, gây nhiều ảnh hưởng tới trí nhớ và hành vi.

Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949 tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ở tuổi lên 9, bà đã bắt đầu làm thơ. Lên 10, bà có tập thơ đầu tiên với khoảng 40 bài. Từ năm 1978 đến năm 1983, bà theo học tại Trường viết văn Nguyễn Du.

Từ đầu những năm 70, thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ xuất hiện trên thi đàn Việt Nam với những biên độ cảm xúc mở rộng hơn, với nhiều tứ thơ mạnh mẽ, mang âm hưởng cuộc chiến đấu lớn lao của dân tộc. Chùm thơ Khoảng trời hố bom, Gặt đêm, Đường ở Thủ đô giành giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1973 do nhà thơ Xuân Diệu làm chủ khảo đã khẳng định tài năng của bà. Khoảng trời hố bom được đánh giá là một trong những bài thơ hay nhất viết về cuộc chiến tranh chống Mỹ, được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường.

Bà từng giành nhiều giải thưởng lớn như Giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1971-1973; Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Bài thơ không năm tháng Giải A thơ của Ủy ban toàn quốc các Hội LHVHNT Việt Nam năm 1999. Giải A thơ Giải thưởng văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2004) của UBND tỉnh và Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế. Năm 2007, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với 3 tập thơ: Trái tim sinh nở (1974), Bài thơ không năm tháng (1983) và Đề tặng một giấc mơ (1988). Năm 2005, tập thơ Cốm non (Green rice) của bà được dịch ra tiếng Anh, in và phát hành tại Hoa Kỳ.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên – Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, Ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.

Chồng bà – Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng tại Việt Nam.

Từ nhiều năm nay, vợ chồng bà đều bị bệnh nặng. Hai ông bà sống tại TP.HCM, chị Dạ Thư cho biết mấy hôm nay bệnh ông Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng trở nặng.

"Cả gia đình đang chuẩn bị kịch bản lo tang cho ông nhưng bất ngờ lại tiễn biệt mẹ sáng nay", chị Dạ Thư cho biết thêm.

Con gái thứ hai của ông bà là Hoàng Dạ Thi sống ở Mỹ, đang chuẩn bị bay về chịu tang mẹ.

Tin cùng chuyên mục

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.