Nhà thầu “hóa” nhà đầu tư cao tốc - ưu, nhược gì?

BOT nâng cấp QL1 qua Quảng Trị, dự án do Tập đoàn Trường Thịnh - một nhà thầu lâu năm bỏ vốn đầu tư
BOT nâng cấp QL1 qua Quảng Trị, dự án do Tập đoàn Trường Thịnh - một nhà thầu lâu năm bỏ vốn đầu tư
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ GTVT không phân biệt đối tượng nộp hồ sơ dự thầu BOT cao tốc là nhà đầu tư tài chính rủng rẻng tiền bạc hay nhà thầu xây lắp đi vay vốn ngân hàng đầu tư dự án. Thế nhưng, phần lớn trúng thầu đều là những doanh nghiệp có gốc nhà thầu.

Trước khi triển khai đấu thầu nhà đầu tư các Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo hình thức đối tác công - tư, Bộ GTVT và thị trường xây lắp rất kỳ vọng về sự tham gia “ứng thí” của các nhà đầu tư tài chính, những tên tuổi lớn trong nước như Vingroup, Sungroup, Geleximco, Tasco... Thế nhưng cuối cùng, đây vẫn chỉ là sân chơi của hầu hết các nhà đầu tư có gốc là nhà thầu xây dựng. Rất ít trong số đó đã từng đầu tư một vài dự án BOT, và hầu hết đều đi lên từ những “anh" thầu xây lắp, với phần lớn nguồn lực đưa vào các dự án là vốn vay ngân hàng.

Nói sơ qua như vậy để biết rõ hơn về lai lịch của các nhà đầu tư đã và đang tham gia các dự án BOT cầu, đường trong nước hiện nay.

Về phía Bộ GTVT cũng hiểu điều này, nhưng theo quy định của pháp luật, Bộ không phân biệt đối tượng nộp hồ sơ dự thầu BOT cao tốc là nhà đầu tư tài chính rủng rẻng tiền bạc hay các nhà thầu xây lắp đi vay vốn ngân hàng để đầu tư vào cao tốc. Bộ chỉ chọn, ký hợp đồng với đối tượng nào hội đủ điều kiện kỹ thuật, tài chính… theo “đề bài” của từng dự án.

Nguyên tắc nói trên của Bộ chủ quản hạ tầng là đúng, nhưng đã quá hạn 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng mà liên danh nhà đầu tư Dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt vẫn chưa “chung kết” được với một ngân hàng nào về khoản vay ngàn tỷ. Thực tế đó khiến nhiều người đặt dấu hỏi: Nhà thầu xây lắp vay vốn làm nhà đầu tư dự án có ưu, nhược điểm gì?

Câu trả lời là đối với một ngành kinh tế - kỹ thuật như đầu tư xây dựng hạ tầng, kinh nghiệm và nguồn lực tài chính là hai yếu tố không thể tách rời đối với một công trình. “Anh” có tiền nhưng không làm chủ được kỹ thuật công nghệ thì dễ đổ bể khi ra quyết định đầu tư. Nhưng ngược lại, những nhà thầu có kinh nghiệm thi công, xây lắp nhưng bế tắc nguồn vốn thì khó mà trở thành ông chủ BOT.

Dự án BOT ở Nam Bến Thủy (Nghệ An) CIENCO4 là nhà đầu tư, nhưng tổng mức đầu tư nhỏ hơn so với cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt mà CIENCO4 đang tham gia.

Dự án BOT ở Nam Bến Thủy (Nghệ An) CIENCO4 là nhà đầu tư, nhưng tổng mức đầu tư nhỏ hơn so với cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt mà CIENCO4 đang tham gia.

Rà lại cả 3 dự án BOT trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đến thời điểm này, thì mới thấy Dự án Nha Trang - Cam Lâm do Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải làm nhà đầu tư, là có khả thi về việc huy động vốn.

Hai dự án còn lại phần lớn là các nhà thầu xây lắp lâu năm “hóa” thành nhà đầu tư. Cụ thể, ở đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo chỉ có Đèo Cả có kinh nghiệm đầu tư BOT và đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, có CIENCO4 trước đây từng là chủ đầu tư một vài BOT đường bộ.

“Là người trong ngành, chúng tôi đánh giá cao những nhà thầu có kinh nghiệm xây lắp và đủ điều kiện về mặt tài chính khi tham gia dự án. Vì khi “anh” có nghề thì việc tổ chức công trường, giám sát thi công… sẽ chủ động hơn những nhà đầu tư tài chính trúng thầu, dù nhà đầu tư tài chính có thể bỏ tiền ra thuê lại đơn vị khác làm thay họ”, một lãnh đạo Bộ GTVT nêu quan điểm.

Cách đặt vấn đề trên cũng có lý khi nó được rút ra từ thực tiễn triển khai dự án. Bởi đa phần các dự án BOT cầu, đường gần đây không thấy có các tên tuổi lớn, các nhà đầu tư tài chính có “máu mặt” mà chủ yếu là “dân” thầu xây lắp tham gia. Thế nhưng, ở cuộc chơi này, dù có nghề mà không có vốn thì cũng bị loại.

“Hợp đồng BOT Diễn Châu - Bãi Vọt ký từ nửa đầu tháng 5/2021 nhưng tư đó đến nay, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Thỏa thuận giữa 2 bên nói là sẽ tịch thu bảo lãnh nếu sau 6 tháng không huy động được vốn, nhưng trong hợp đồng cũng có điều khoản quy định về “Sự kiện bất khả kháng”. Hiện, hai bên đang xem xét để kích hoạt các điều khoản liên quan trước khi đi đến quyết định cuối cùng theo đúng quy định của pháp luật”, nguồn tin trên cho biết thêm.

Xung quanh vấn đề này, mới đây, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Ngân hàng Vietcombank Nguyễn Thanh Tùng đã xác nhận với PLVN, Vietcombank đang xem xét để trở thành một trong các bên cho vay hợp vốn đối với BOT Diễn Châu - Bãi Vọt, sau khi có đủ hồ sơ vay vốn từ ngân hàng đầu mối - BIDV chuyển tới.

Do chưa đi sâu thẩm định hồ sơ nên theo đại diện Vietcombank, đến thời điểm này, ngân hàng này vẫn chưa đưa ra quyết định có hay không cho vay đối với dự án.

Dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt dài khoảng 50km, đi qua địa phận 2 tỉnh Nghệ An (44,4km) và Hà Tĩnh (4,9km). Để phù hợp với nhu cầu vận tải, giai đoạn 1 của dự án được phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m, vận tốc thiết kế 80km/h. Trên tuyến xây dựng đồng bộ các công trình và tiện ích hiện đại, trong đó có hầm Thần Vũ chiều dài khoảng 1.100m và cầu Hưng Đức có tổng chiều dài khoảng 4km.

Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng, do Liên danh Công ty TNHH Hòa Hiệp - Công ty CP Tập đoàn CIENCO4 - Công ty TNHH Đầu tư Núi Hồng - Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng VINA2 thực hiện.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...