Nhà thầu bứt tốc trên cao tốc Bắc - Nam

 Các nhà thầu đang gấp rút thi công cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Các nhà thầu đang gấp rút thi công cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tranh thủ thời tiết thuận lợi, các nhà thầu thi công cao tốc Bắc – Nam phía Đông đang đẩy nhanh tiến độ thi công theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải.

6/10 dự án được đăng ký rút ngắn tiến độ

Theo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT, Bộ GTVT), cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 có 11 dự án thành phần. Đến nay đã có dự án Cao Bồ - Mai Sơn đưa vào sử dụng.

Trong 10 dự án còn lại đang thi công, tổng khối lượng xây lắp hoàn thành đến nay đạt khoảng 29,7% giá trị các hợp đồng. Cụ thể, 7 dự án thành phần cơ bản đáp ứng tiến độ và tiến độ điều chỉnh gồm Mai Sơn - Quốc lộ 45; Quốc lộ 45 - Nghi Sơn; Nghi Sơn - Diễn Châu; Nha Trang - Cam Lâm; Cam Lâm - Vĩnh Hảo; Phan Thiết - Dầu Giây. Ba dự án cao tốc còn lại đang chậm tiến độ là đoạn Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và dự án Diễn Châu - Bãi Vọt. Ngoài ra, dự án cầu Mỹ Thuận 2 cũng chậm tiến độ nhưng sau điều chỉnh đã cơ bản đạt tiến độ đặt ra.

Trước yêu cầu cấp thiết các dự án phải hoàn thành đúng kế hoạch, mới đây, Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT đã đốc thúc các Ban quản lý dự án (BQLDA) phối hợp với các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ các dự án.

“Hiện có 6/10 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông được các nhà thầu đăng ký rút ngắn tiến độ thi công” - đại diện Cục QLXD&CLCTGT thông tin.

Được biết, những ngày tháng 3 này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, dự án đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 đang triển khai rầm rộ với 68 mũi thi công trải dài trên 63km toàn dự án. Theo ông Lương Văn Long - Giám đốc điều hành dự án thuộc BQLDA Thăng Long (Bộ GTVT), hiện sản lượng thực hiện dự án này đạt hơn 52%, đáp ứng tiến độ theo yêu cầu của Bộ GTVT. Trong đó, gói thầu số 10 và số 13 đang có khối lượng vượt kế hoạch khoảng hơn 3%. Gói thầu số 14 hiện đang có tiến độ chậm do tỷ lệ xử lý đất yếu cao (11/16km), khối lượng đất đắp của gói thầu lớn (khoảng 1,6 triệu m3). Ban điều hành đã yêu cầu nhà thầu tăng ca thi công, hoàn thành công tác đắp gia tải giai đoạn 1 trước ngày 15/3 để sớm triển khai thi công móng mặt.

Cũng theo ông Long, các nhà thầu đang tăng ca thi công ngày/đêm. Các mũi nền, hầm, cầu đều được tăng tốc thi công, phấn đấu đưa hơn 41km không phải xử lý đất yếu cán đích trong tháng 9/2022. Khoảng 21km phải chờ xử lý nền đất yếu còn lại, dự kiến cuối tháng 10/2022 sẽ được dỡ tải thi công móng mặt đường và cán đích trong năm 2022.

Chậm trễ sẽ chuyển thi công cho nhà thầu khác

Tại dự án thành phần Cam Lộ - La Sơn, theo ông Lê Sáu - Phó Giám đốc BQLDA đường Hồ Chí Minh (Bộ GTVT), sản lượng thi công đến nay đạt khoảng 77,6%, chậm khoảng 0,54% so với kế hoạch điều chỉnh. Nguyên nhân chậm do hơn 5 tháng qua, địa bàn tỉnh Quảng trị và Thừa Thiên - Huế thời tiết mưa nhiều. Tuy nhiên hiện thời tiết đã ổn định, một số nhà thầu tăng ca đến 22h, một số nhà thầu huy động được lực lượng lái máy đã triển khai thi công xuyên đêm.

Ở dự án thành phần Phan Thiết - Dầu Giây hiện đang còn khối lượng công việc rất lớn. Theo đại diện BQLDA Thăng Long, đến nay sản lượng thực hiện dự án chỉ đạt gần 32%. Mặc dù đáp ứng được tiến độ điều chỉnh, nguồn đất đắp cơ bản được giải quyết, song, thách thức của dự án còn lớn khi khối lượng đắp nền đường còn hơn 2 triệu m3.

Hiện các đơn vị thi công dự án này đặt ra mục tiêu thi công nền đường phải được hoàn thành trước mùa mưa (trước tháng 6/2022). Các nhà thầu sẽ tăng ca thi công đến 11-12h đêm. Số lượng phương tiện, nhân lực tại các gói thầu cũng được tăng gấp rưỡi so với bình thường để đẩy nhanh tiến độ thi công nền.

Tương tự, sản lượng thi công tại dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết đang chậm khoảng 8% so với kế hoạch. Nguyên nhân chính là do khó khăn trong nguồn vật liệu đắp đất nền. Ngoài ra, có nguyên nhân khác là do một số nhà thầu như Công ty CP Hải Đăng, Tổng Công ty Thăng Long, Cienco8… chưa dồn nhân lực, máy móc để làm quyết liệt.

Trước thực trạng trên, BQLDA 7 đang đốc thúc tiến độ các nhà thầu khắc phục khó khăn, tổ chức thi công 3 ca liên tục, đẩy nhanh tiến độ. Mục tiêu đến ngày 31/5/2022 (bắt đầu mùa mưa), toàn bộ khối lượng đắp nền đường phải hoàn thành, sản lượng thi công phải đạt 60% giá trị hợp đồng. “Đối với các nhà thầu chậm tiến độ, nếu trong tháng 3 này không có chuyển biến rõ rệt, Ban sẽ cắt, chuyển khối lượng để nhà thầu khác thi công, đảm bảo dự án về đích trong năm 2022 theo yêu cầu” - đại diện BQLDA 7 cho biết.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo khắc phục cảnh báo của EU về thực phẩm xuất khẩu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam đang đối diện nguy cơ bị siết chặt kiểm soát tại EU do hàng loạt cảnh báo về an toàn thực phẩm. Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu các bộ ngành liên quan triển khai ngay các biện pháp chấn chỉnh, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu nhằm bảo vệ uy tín và vị thế của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Tầm nhìn Quy hoạch điện VIII

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 với nhiều điểm mới so với các quy hoạch trước đây, như “mang tính động và mở”, phát triển tối ưu các loại nguồn điện để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế với mức tăng trưởng GDP theo Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Tái cấu trúc để phát triển bền vững

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ NN&MT Đỗ Đức Duy chủ trì Hội nghị. (Ảnh Đình Trung)
(PLVN) -  Chiều 19/2, Hội nghị triển khai quyết định hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) được tổ chức dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Đỗ Đức Duy. Theo kế hoạch, bộ mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/3/2025.

Thời cơ 'chín muồi' để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 2: Doanh nghiệp Việt cần chủ động bứt phá, gắn kết

Cần xây dựng thêm nhiều doanh nghiệp lớn, tiên phong ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Không ít chuyên gia từng đề cập về vấn đề xuất khẩu (XK) hiện nay phụ thuộc quá lớn vào doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài (FDI). Vấn đề này cũng được các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính quốc tế nhận diện. Vậy để giảm dần phụ thuộc vào FDI, chúng ta cần làm gì?

Dừng miễn thuế giá trị gia tăng với hàng nhập khẩu trị giá thấp từ 18/2: Tổng cục Hải quan sẵn sàng hỗ trợ xử lý khó khăn, vướng mắc

Hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp sẽ không còn được miễn thuế GTGT. (Ảnh minh họa: H.Phúc)
(PLVN) - Tổng cục Hải quan cho biết đã chuẩn bị nội dung, tài liệu, sẵn sàng hỗ trợ khi người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh khi triển khai thực hiện Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg từ ngày 18/2/2025.

Thời cơ “chín muồi” để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 1: Nhận diện thẳng thắn về nội lực của nền kinh tế

Kim ngạch xuất nhập khẩu đang hướng đến mốc kỷ lục 800 tỷ USD nhưng tỷ trọng của DN trong nước chưa đến 30%. (Ảnh trong bài: Báo Công Thương).
(PLVN) -  Những nhận định thẳng thắn về nội lực kinh tế đã được Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra thông qua những con số kỷ lục về xuất khẩu điện tử. Cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu, lần đầu tiên sau rất nhiều năm báo cáo về kỷ lục xuất khẩu cũng đã có những nhận định thẳng thắn về con số này…

Đồng Nai bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế 2025 đạt 10%

Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) -  Ngày 17/2, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo: “Giải pháp cần tập trung ưu tiên thực hiện đề án tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025 trên địa bàn tỉnh”. Hội nghị nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ, giải pháp của từng sở, ngành, địa phương thực hiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội từ 10% trở lên trong năm 2025.

PMU Giao thông đã sẵn sàng cho các siêu dự án đường sắt tỉ USD?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến vốn đầu tư hơn 67 tỉ USD.
(PLVN) - Các siêu dự án đường sắt trị giá 8,3 đến gần 70 tỉ USD đã, đang gấp rút triển khai các thủ tục để sớm khởi công. Câu hỏi đặt ra là các Ban quản lý dự án (PMU) ngành Giao thông đã “lên dây cót” như thế nào để có thể quản lý, điều hành các dự án, dự kiến con số giải ngân phải đạt từ 2 - 7 tỉ USD/năm?

Sầu riêng Việt Nam bị Đài Loan kéo dài thời gian kiểm tra xuất khẩu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp kiểm tra từng lô sầu riêng tươi nhập khẩu từ Việt Nam đến ngày 30/4/2025. Cũng theo Cơ quan này, năm 2024 có tổng cộng 08 lô hàng sầu riêng tươi của Việt Nam xuất khẩu vào Đài Loan không đạt.