Nhà sử học Dương Trung Quốc mong cái mới trong đêm Trang phục văn hóa dân tộc được khán giả đón nhận

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo dõi đêm thi Trang phục văn hóa dân tộc (National Costume), nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá các nhà thiết kế trẻ có cách tiếp cận văn hóa bằng hình thức mới, phù hợp với xu hướng thế giới.

Tối 19/8, tại TP HCM, dàn Hoa - Á hậu kết hợp cùng 44 thí sinh Hoa hậu Hòa bình Việt Nam tham gia trình diễn Trang phục văn hóa dân tộc - đêm thi nằm trong khuôn khổ cuộc thi.

59 bộ trang phục được tạo ra bởi các nhà thiết kế trẻ, đa số các bạn đều là học sinh sinh viên có niềm đam mê với thiết kế trên khắp các tỉnh thành Việt Nam. Cùng với đó là sự dẫn dắt và chỉ dạy của dàn mentors dày dặn kinh nghiệm như nhà thiết kế Nguyễn Việt Hùng, Vũ Việt Hà, Văn Thành Công, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Minh Công và Nguyễn Tiến Truyển.

59 bộ trang phục được các nhà thiết kế mang đến cuộc thi năm nay đều được đầu tư vô cùng chỉn chu, kinh phí khủng. Hơn hết, mỗi một thiết kế đều mang một ý nghĩa đặc biệt với những nét đặc trưng, độc đáo trong văn hóa, đời sống và con người Việt Nam. Trong đó, nhiều thiết kế hoành tráng được đính kết tinh tế, khắc họa cầu kỳ từng chi tiết nhỏ để tác phẩm trở nên đẹp và lung linh nhất trên sân khấu.

Đoàn Thiên Ân tái hiện lại thiết kế Trúc chỉ trên sân khấu.

Đoàn Thiên Ân tái hiện lại thiết kế Trúc chỉ trên sân khấu.

Á hậu Ngọc Hằng diện thiết kế Cà kheo - tái hiện trò chơi dân gian đặc trưng thường xuất hiện ở hầu hết lễ hội của các dân tộc miền núi Việt Nam. Đây cũng là một hình thức di chuyển độc đáo vào mùa mưa của người dân đồng bào Tây Nguyên nói chung và người đồng bào Ba Na tại làng Jun, Gia Lai nói riêng.

Á hậu Ngọc Hằng diện thiết kế Cà kheo - tái hiện trò chơi dân gian đặc trưng thường xuất hiện ở hầu hết lễ hội của các dân tộc miền núi Việt Nam. Đây cũng là một hình thức di chuyển độc đáo vào mùa mưa của người dân đồng bào Tây Nguyên nói chung và người đồng bào Ba Na tại làng Jun, Gia Lai nói riêng.

Bộ trang phục tò he - một loại đồ chơi dân gian làm từ bột màu, tạo hình sinh động gắn liền với tuổi thơ của nhiều người Việt.

Bộ trang phục tò he - một loại đồ chơi dân gian làm từ bột màu, tạo hình sinh động gắn liền với tuổi thơ của nhiều người Việt.

Truyện cổ tích “Tấm Cám” 3 lần được tái hiện trên sân khấu thông qua các bộ trang phục. Trong ảnh là phần thể hiện của Lê Hoàng Phương - khi cô Tấm bước ra từ trong quả thị, tái sinh tựa loài chim phượng hoàng rực rỡ.

Truyện cổ tích “Tấm Cám” 3 lần được tái hiện trên sân khấu thông qua các bộ trang phục. Trong ảnh là phần thể hiện của Lê Hoàng Phương - khi cô Tấm bước ra từ trong quả thị, tái sinh tựa loài chim phượng hoàng rực rỡ.

Lê Thị Hồng Hạnh diện trang phục Thị Tấm.

Lê Thị Hồng Hạnh diện trang phục Thị Tấm.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh diện thiết kế Thị ơi mở ra. Với hình ảnh “lột xác” của nàng Tấm khi thị mở ra, nhà thiết kế mong muốn truyền tải thông điệp về nỗ lực không ngừng nghỉ để chạm tay đến ước mơ, khi đó, cổ tích với kết thúc có hậu là hoàn toàn có thể thành hiện thực.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh diện thiết kế Thị ơi mở ra. Với hình ảnh “lột xác” của nàng Tấm khi thị mở ra, nhà thiết kế mong muốn truyền tải thông điệp về nỗ lực không ngừng nghỉ để chạm tay đến ước mơ, khi đó, cổ tích với kết thúc có hậu là hoàn toàn có thể thành hiện thực.

Bên cạnh đó, có một số tác phẩm có kích thước lớn, cồng kềnh nhưng vẫn được trình diễn một cách trọn vẹn nhờ vào kỹ năng chuyên nghiệp của các thí sinh cũng như các Hoa, Á hậu. Có thể nói, các cô gái đã truyền tải tốt tinh thần của từng bộ trang phục, góp phần tạo nên một đêm thi rực rỡ và hấp dẫn.

Á hậu Đào Thị Hiền diện trang phục lấy cảm hứng từ hình ảnh miếng trầu khéo léo têm thành hình cánh phượng, thường được người con gái đất Kinh Bắc xưa dịu dàng mời khách như cách mở đầu câu chuyện.

Á hậu Đào Thị Hiền diện trang phục lấy cảm hứng từ hình ảnh miếng trầu khéo léo têm thành hình cánh phượng, thường được người con gái đất Kinh Bắc xưa dịu dàng mời khách như cách mở đầu câu chuyện.

Á hậu Minh Kiên trong thiết kế Gánh mẹ - như lời tri ân sâu sắc của nhà thiết kế đến những người phụ nữ, cả cuộc đời tần tảo cho con mình có cuộc sống ấm no, đủ đầy.

Á hậu Minh Kiên trong thiết kế Gánh mẹ - như lời tri ân sâu sắc của nhà thiết kế đến những người phụ nữ, cả cuộc đời tần tảo cho con mình có cuộc sống ấm no, đủ đầy.

Thiết kế Cất vó lấy cảm hứng từ bức tranh thiên nhiên bình dị của một miền quê Việt Nam với chủ thể chính là nét lao động chăm chỉ của người dân miền sông nước, đầu đội thúng hoa tay mang chiếc “vó” vươn dài, bên bờ sông phù sa màu mỡ.

Thiết kế Cất vó lấy cảm hứng từ bức tranh thiên nhiên bình dị của một miền quê Việt Nam với chủ thể chính là nét lao động chăm chỉ của người dân miền sông nước, đầu đội thúng hoa tay mang chiếc “vó” vươn dài, bên bờ sông phù sa màu mỡ.

Mắc võng Trường Sơn là thiết kế lấy cảm hứng từ hình ảnh chiếc võng từ lâu đã đi vào trong ký ức của người lính Trường Sơn như người đồng chí cùng vào sinh ra tử. Màu áo lá cùng ngôi sao vàng trên nền cờ đỏ cũng được nhà thiết kế truyền tải như lời tri ân những anh hùng đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Mắc võng Trường Sơn là thiết kế lấy cảm hứng từ hình ảnh chiếc võng từ lâu đã đi vào trong ký ức của người lính Trường Sơn như người đồng chí cùng vào sinh ra tử. Màu áo lá cùng ngôi sao vàng trên nền cờ đỏ cũng được nhà thiết kế truyền tải như lời tri ân những anh hùng đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Lấy cảm hứng từ bản lĩnh, một lòng muốn ra trận đánh giặc cứu nước của Nguyễn Thị Bành, nữ tướng giả trai duy nhất trong lịch sử, Kép thị còn hướng đến tôn vinh những thế hệ nghệ sĩ tiếp nối bà tổ Phùng Há, NSND Bạch Tuyết, NSND Lệ Thuỷ, NSƯT Thanh Nga, NSƯT Diệu Hiền, NSƯT Quế Trân, NSƯT Thoại Mỹ đã gìn giữ và phát triển nghệ thuật cải lương, hồ quảng, hát bội.

Lấy cảm hứng từ bản lĩnh, một lòng muốn ra trận đánh giặc cứu nước của Nguyễn Thị Bành, nữ tướng giả trai duy nhất trong lịch sử, Kép thị còn hướng đến tôn vinh những thế hệ nghệ sĩ tiếp nối bà tổ Phùng Há, NSND Bạch Tuyết, NSND Lệ Thuỷ, NSƯT Thanh Nga, NSƯT Diệu Hiền, NSƯT Quế Trân, NSƯT Thoại Mỹ đã gìn giữ và phát triển nghệ thuật cải lương, hồ quảng, hát bội.

Nhà sử học Dương Trung Quốc - Trưởng ban cố vấn cuộc thi đánh giá đây là đêm thi tuyệt vời. Theo ông, đêm thi trang phục văn hóa dân tộc là sự tích hợp của các loại hình văn hóa, nghệ thuật và có độ nhận diện cao. Ông đánh giá các nhà thiết kế trẻ có cách tiếp cận văn hóa bằng hình thức mới, phù hợp với xu hướng thế giới.

"Chúng ta phải quảng bá văn hóa ra thế giới. Các nhà thiết kế trẻ rất sáng tạo, họ dấn thân, tìm tòi về văn hóa, từ những đạo cụ hay những chi tiết nhỏ trên trang phục, cho thấy các bạn đã dốc công sức đầu tư thời gian, tiền bạc để mang nét đẹp văn hóa dân tộc đến khán giả trẻ. Tôi cho rằng họ đáng được hoan nghênh, cổ vũ".

Nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá cao các thiết kế.

Nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá cao các thiết kế.

Ông cũng cho hay, cuộc thi Trang phục văn hóa dân tộc mới tổ chức năm thứ 2 nên hy vọng khán giả đón nhận cái mới ở góc độ cởi mở, bao dung vì cái đẹp mỗi người cảm nhận sẽ có sự khác nhau.

Nhà sử học Dương Trung Quốc mong khán giả hãy đón nhận cái mới ở góc độ cởi mở, bao dung. Ảnh: SV

Nhà sử học Dương Trung Quốc mong khán giả hãy đón nhận cái mới ở góc độ cởi mở, bao dung. Ảnh: SV

Giải thưởng Trang phục văn hóa dân tộc đẹp nhất (Best National Costume) sẽ được công bố trong đêm chung kết vào ngày 27/8. Bên cạnh phần thưởng giá trị, thì bộ trang phục giành chiến thắng cũng sẽ được đồng hành cùng tân Hoa hậu Hòa bình Việt Nam tham gia Miss Grand International 2023. Bên cạnh đó, top 3 thiết kế đẹp nhất cũng sẽ có cơ hội đồng hành cùng các đại diện Việt Nam tại các cuộc thi nhan sắc quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ
(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Hùng tráng những khúc ca khải hoàn

Chương trình Đất nước trọn niềm vui tại Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Hồng Nhung)
(PLVN) - Các tuyệt phẩm khải hoàn, bản tráng ca rộn ràng niềm vui mở hội mà người dân Việt Nam rất đỗi yêu thích được vang lên khắp các tỉnh, thành vào những dịp kỷ niệm các ngày chiến thắng oanh liệt, vĩ đại của dân tộc. Các chiến công thần kỳ của quân và dân ta khiến các nhạc sĩ tràn đầy niềm xúc cảm sáng tác những tuyệt phẩm bất hủ.

Đi tìm Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024

Nhiều hoa khôi, á khôi tham gia cuộc thi (ảnh H. Linh).
(PLVN) - Cuộc thi "Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024" được tổ chức nhằm mục đích tìm kiếm gương mặt Đại sứ du lịch hội tụ nhan sắc, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh xứng với danh hiệu Hoa hậu Du lịch Việt Nam, góp phần quảng bá sâu rộng đến bạn bè quốc tế hình ảnh một Việt Nam hiện đại, năng động và không ngừng phát triển cùng với những cảnh quan du lịch tuyệt đẹp được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.
(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.