Tập đoàn điện hạt nhân Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước (CGN) cho biết trong tuyên bố rằng "một lượng nhỏ thiệt hại về nhiên liệu" đã xảy ra trong quá trình vận hành, nhưng nó vẫn "nằm trong giới hạn cho phép của các thông số kỹ thuật."
Họ nói thêm rằng "sau khi thảo luận kỹ lưỡng giữa các kỹ thuật viên Pháp và Trung Quốc, Nhà máy điện hạt nhân Taishan đã quyết định đóng cửa lò phản ứng Tổ máy 1 để bảo trì, đồng thời xem xét lý do hư hỏng nhiên liệu và thay thế nhiên liệu bị hỏng."
Tuyên bố nhấn mạnh thêm rằng lò phản ứng "an toàn và được kiểm soát."
Vào tháng 6 vừa rồi kênh truyền hình của Mỹ (CNN) lần đầu đưa tin rằng công ty Framatome của Pháp - hỗ trợ các hoạt động tại Taishan - đã cảnh báo về "mối đe dọa phóng xạ sắp xảy ra" tại nhà máy, khiến chính phủ Hoa Kỳ phải điều tra khả năng rò rỉ.
Framatome là công ty con của tập đoàn điện lực khổng lồ của Pháp Electricite de France (EDF), công ty nắm giữ 30% cổ phần của chủ sở hữu và nhà điều hành của nhà máy Taishan Nuclear Power Joint Venture và có liên doanh với Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc (CGN).
Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng vào tháng 6 bằng cách nói rằng mức độ bức xạ xung quanh nhà máy là bình thường, thêm "ít hơn 0,01%" trong số hơn 60.000 thanh nhiên liệu trong lò phản ứng Tổ máy 1 đã bị hư hỏng. Nó cho biết thiệt hại là "không thể tránh khỏi" do các yếu tố bao gồm sản xuất và vận chuyển nhiên liệu.
Vào tháng 7, một phát ngôn viên của Tập đoàn điện lực Pháp (EDF) cho biết tình hình là "nghiêm trọng", nhưng không phải là trường hợp khẩn cấp. Người phát ngôn cho biết nếu lò phản ứng ở Pháp, công ty sẽ đóng cửa nó do "các thủ tục và thông lệ về vận hành các nhà máy điện hạt nhân ở Pháp."
Người phát ngôn không trực tiếp kêu gọi Trung Quốc ngừng hoạt động tại nhà máy, lưu ý rằng đây là quyết định của Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc (CGN).
Được biết, nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn (Taishan) nằm cách Hồng Kông 136 km về phía Tây, Tổ máy số 1 chính thức đi vào hoạt động vào ngày 17/12/2018, được gọi là Lò phản ứng nước áp lực châu Âu (EPR) thế hệ thứ ba chính thức hoạt động đầu tiên trên thế giới, với công suất phát điện là 1.750 megawatt (MW) - cũng là công suất cao nhất trên thế giới.