Nhà máy A32: Sáng tạo, tăng niên hạn của máy bay phản lực chiến đấu

Cán bộ, kỹ sư Phân xưởng 6, Nhà máy A32 sửa chữa lớn, tăng tổng niên hạn sử dụng máy bay Su-27UBK số hiệu 8526.
Cán bộ, kỹ sư Phân xưởng 6, Nhà máy A32 sửa chữa lớn, tăng tổng niên hạn sử dụng máy bay Su-27UBK số hiệu 8526.
(PLVN) - Những năm qua, Nhà máy A32 đã sửa chữa thành công nhiều chủng loại máy bay phản lực chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cho các đơn vị không quân. Từ “bệ phóng” A32, với sức mạnh mới, những máy bay tiêm kích của Không quân Việt Nam đã được tăng tổng niên hạn sử dụng, tiếp tục sứ mệnh bảo vệ vùng trời Tổ quốc.

Dấu ấn A32

Hiện Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) có 3 dòng máy bay phản lực chiến đấu chủ lực gồm: Máy bay tiêm kích bom Su-22M3/UM3K, tiêm kích Su-27SK/UBK và tiêm kích Su-30MK2. Chiến đấu cơ Su-22 được Liên Xô chuyển giao từ đầu những năm 1980.

Đến nay, hầu hết các máy bay tiêm kích này đều đã ở cuối vòng đời sử dụng. Máy bay tiêm kích Su-27SK/UBK được Nga chuyển giao từ năm 1995, đến nay đã có gần 25 năm tuổi. Còn máy bay tiêm kích Su-30MK2 được Nga chuyển giao từ năm 2004.

Tới nay, 2 dòng máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Việt Nam là tiêm kích bom Su-22 và Su-27 đều đã qua nhiều năm sử dụng, dự trữ giờ bay không còn nhiều, bắt buộc phải đưa vào sửa chữa lớn, tăng tổng niên hạn sử dụng để tiếp tục sứ mệnh bảo vệ vùng trời Tổ quốc. Máy bay tiêm kích Su-30MK2 cũng phải tăng niên hạn sử dụng.

Trước đây việc tăng tổng niên hạn, sửa chữa lớn các dòng máy bay Su-27, Su-30 đều phải gửi ra nước ngoài rất tốn kém, mất thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động huấn luyện, SSCĐ của các đơn vị không quân.

Đứng trước thực trạng đó, năm 2011, lãnh đạo Nhà máy A32 Cục Kỹ thuật, Quân chủng PK-KQ đã đề xuất với trên cho Nhà máy tự nghiên cứu sửa chữa lớn và tăng tổng niên hạn máy bay Su-27 và sửa chữa cục bộ máy bay Su-30. Được Bộ Quốc phòng ưu tiên đầu tư, Dự án tự sửa chữa lớn và tăng tổng niên hạn tiêm kích Su-27 và sửa chữa cục bộ tiêm kích Su-30MK2 đã được giao cho Nhà máy A32. 

Đến nay, Dự án được triển khai thành công và Nhà máy A32 tự hào thực hiện tốt nhiệm vụ sửa chữa lớn, tăng tổng niên hạn cho các loại máy bay chiến đấu phản lực Su-22M3/UM3K, Su-27SK/UBK và sửa chữa cục bộ tiêm kích Su-30MK2.

Đại tá Trương Minh Đức - Giám đốc Nhà máy A32 cho biết, trong 3 năm (2017-2019), nhà máy đã sửa chữa lớn, tăng tổng niên hạn sử dụng các loại máy bay phản lực chiến đấu: Su-22 lên trên 30 năm, Su-27 lên trên 20 năm, kiểm tra, tăng hạn máy bay Su-30MK2 lên 15 năm.

Ngoài ra, Nhà máy đã thay foam thùng dầu (chất chống cháy, nổ thùng dầu của máy bay chiến đấu), sửa chữa tăng cường hệ thống nhiên liệu cho các đơn vị không quân, sửa chữa xe máy đặc chủng kỹ thuật hàng không, nguồn điện, sản xuất các linh kiện thay thế; sửa chữa khí tài, trang bị khác của các đơn vị phòng không, hải quân; bảo hành các sản phẩm sau khi sửa chữa…

Những sản phẩm của Nhà máy A32 đã bổ sung kịp thời máy bay, khí tài cho các đơn vị huấn luyện bay, diễn tập bắn đạn thật, ném bom, SSCĐ, có độ tin cậy cao, bảo đảm an toàn tuyệt đối, tạo sự tin tưởng cho các đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, góp phần nâng cao uy tín, bản lĩnh của những người lính thợ.

Phát huy sáng kiến, đẩy mạnh sáng tạo

Để có những thành công trên, những năm qua, cán bộ, kỹ sư, công nhân Nhà máy A32 luôn phát huy tinh thần khắc phục khó khăn, cần cù, sáng tạo, vươn lên làm chủ khoa học công nghệ, hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ.

Được sự nhất trí của Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ, đơn vị cử hàng chục cán bộ đi học tập nước ngoài có nhiệm vụ vừa học, vừa làm, tranh thủ thời gian sưu tầm, biên dịch gần 700.000 trang tài liệu tiếng nước ngoài liên quan tới quy trình, công nghệ máy bay phản lực. Bên cạnh đó, Đảng ủy, Ban Giám đốc Nhà máy còn chủ động mời chuyên gia nước ngoài tư vấn, giúp đỡ chuyên sâu về máy bay phản lực; tổ chức tập huấn, huấn luyện chuyên ngành, trình độ, tay nghề cho công nhân… 

Từ đó, không chỉ trình độ của đội ngũ kỹ sư, công nhân ngày càng được nâng lên, mà đơn vị còn làm chủ được dây chuyền công nghệ sửa chữa các loại máy bay hiện đại và các máy móc đảm bảo. Đồng thời, A32 giảm được sự phụ thuộc vào nước ngoài và là cơ sở để có thể mở rộng quy mô đầu tư, nâng cấp thực hiện những dự án mang tầm cỡ khu vực.

Phân xưởng 6 là nơi tổng lắp ráp, kiểm thử, bay thử cho máy bay Su-27. Đây còn là nơi sửa chữa cục bộ, tăng hạn sử dụng thay foam và cơ động sửa chữa nắp buồng lái dòng máy bay Su cho các đơn vị. 

Một máy bay có hơn 10.000 linh kiện. Chỉ riêng công đoạn tháo dỡ, tháo rời và tẩy rửa một chiếc máy bay cũng mất 3 tháng trời. Tiếp đến, công đoạn lắp ráp và hiệu chỉnh cũng mất thời gian từ 3 đến 4 tháng. Mỗi máy bay phản lực Su-27 được đưa đến sửa chữa, tăng tổng niên hạn phải qua 11 phân xưởng của nhà máy.

Mỗi công đoạn ở các phân xưởng đều được ghi chép cẩn thận, chi tiết, bảo đảm tuân thủ quy trình hết sức nghiêm ngặt. Chỉ cần một sai sót nhỏ, một linh kiện không đúng niên hạn, một đinh ốc đặt sai vị trí sẽ dẫn tới nguy cơ mất an toàn rất cao. Mỗi mảng kỹ thuật đều có hồ sơ chi tiết từ lúc trước khi tháo dỡ, lắp ráp đều phải chụp ảnh lưu để so sánh. Hồ sơ “bệnh án” của một chiếc Su-27 khi sửa chữa lên đến gần 100 quyển.

Cùng với đó, Nhà máy A32 cũng đã sửa chữa thành công nhiều thiết bị công nghệ cao trên máy bay Su-27, Su-30, tên lửa S300, tàu ngầm, radar… Đây là những thiết bị điện tử công nghệ mới đòi hỏi phải có trình độ tay nghề cao, linh kiện thay thế mới, phương tiện sửa chữa hiện đại.

Với trình độ và khả năng hiện có, lãnh đạo, Ban Giám đốc Nhà máy A32 đã đề xuất với cấp trên 2 dự án: “Sửa chữa lớn, tăng tổng niên hạn sử dụng máy bay Su-27 và Su-30 giai đoạn 3” và “Trung tâm kỹ thuật điện tử công nghệ cao”. 

Tin cùng chuyên mục

Các video trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy những robot hình cầu chạy bằng AI tuần tra đường phố cùng cảnh sát, phát hiện và ngăn chặn tội phạm. (Hình ảnh: X)

Robot có khả năng bắt tội phạm tại Trung Quốc

(PLVN) - Trung Quốc gây chú ý toàn cầu với việc thử nghiệm robot hình cầu tự động RT-G, được trang bị súng bắn lưới, hơi cay, bom khói và công nghệ nhận diện khuôn mặt. Đây là bước tiến mới trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tăng cường an ninh công cộng.

Đọc thêm

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián (Ảnh: China Daily)
(PLVN) - Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã phát triển thành công một robot côn trùng có tốc độ di chuyển nhanh hơn gián và khả năng ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, từ cứu hộ thảm họa đến kiểm tra thiết bị cơ khí.

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
(PLVN) - Từ ngày 19-22/12 tại Sân bay Gia Lâm, TP Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Tham gia chương trình, gian hàng của Thương vụ Ý tại Việt Nam hứa hẹn thu hút đông đảo khách tham quan với sự hiện diện của 10 doanh nghiệp hàng đầu giới thiệu các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quân sự và an ninh.

Hoàn thiện thể chế khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sẽ đột phá trong kỷ nguyên mới

Những sản phẩm KHCN Quảng Bình. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.

Tọa đàm 'An toàn thông tin trong kỷ nguyên số': Bàn giải pháp bảo vệ thông tin cho cá nhân, doanh nghiệp

An toàn, an ninh mạng là tiền đề, động lực để DN Việt phát triển sản phẩm, giải pháp. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Hôm nay (27/11), tại Khách sạn Mường Thanh (TP HCM), Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) tổ chức Tọa đàm “An toàn thông tin trong kỷ nguyên số”. Báo PLVN ghi nhận một số ý kiến về thực trạng an toàn thông tin (ATTT) trong nền kinh tế số và những giải pháp nhằm bảo vệ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (DN)… khi tham gia vào nền tảng này.

Sản phẩm protein từ men vi sinh giành giải Nhất Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26/11, Vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia đã diễn ra tại TP Hải Phòng. Kết quả chung cuộc, YEAST ERA đã xuất sắc giành ngôi vị Quán quân của Cuộc thi, đội đoạt giải nhì và giải ba lần lượt là ENFARM và TUBUDD

Cảnh báo Hacker Nga tấn công WiFi từ xa bằng kỹ thuật mới

Cảnh báo Hacker Nga tấn công WiFi từ xa bằng kỹ thuật mới (Ảnh: TechSpot)
(PLVN) - Các tin tặc Nga đã phát triển một kỹ thuật tấn công mạng tinh vi, cho phép chúng xâm nhập vào mạng WiFi của mục tiêu từ xa mà không cần tiếp cận trực tiếp. Kỹ thuật này, được gọi là "tấn công láng giềng gần nhất", đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về an ninh mạng.

Robot hình người của Trung Quốc nâng được 16kg mỗi tay

Robot hình người Trung Quốc mới nâng được 16kg mỗi tay. (Ảnh: Shanghai Kepler Robotics)
(PLVN) - Shanghai Kepler Robotics của Trung Quốc đang gây chú ý với dòng robot hình người Forerunner tiên tiến. Mẫu robot mới nhất, Forerunner K2, với khả năng nâng vật nặng đáng kinh ngạc và trí tuệ nhân tạo vượt trội, hứa hẹn sẽ sớm có mặt tại các nhà máy, kho bãi và nhiều lĩnh vực khác.

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST) 2024: “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: MOST.
(PLVN) - Chuỗi sự kiện diễn ra trong 03 ngày (từ 26-28/11/2024) tại thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động: Lễ khai mạc TECHFEST 2024, Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, Triển lãm các sản phầm/dịch vụ KNST, Chuỗi hội thảo chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái KNST, Kết nối đầu tư, Cuộc thi Tìm kiếm tài năng KNST Việt Nam…

Việt Nam đẩy mạnh phát triển AI và triển khai trợ lý ảo

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 đã chính thức khai mạc. (Ảnh: T.A)
(PLVN) -  Việt Nam đang ưu tiên phát triển trợ lý ảo cho từng cơ quan nhà nước, mỗi cơ quan sẽ có trợ lý ảo của mình, tiến tới mỗi công chức có một trợ lý ảo. Việt Nam cũng đã và sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy các sáng kiến hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ số, kinh tế số, trong đó sẽ ưu tiên các chương trình hợp tác về AI, về phát triển và sử dụng trợ lý ảo.