Nhà lãnh đạo Kim Jong Un thử vũ khí 'công nghệ cao', dằn mặt Mỹ

Ông Kim Jong Un giám sát cuộc thử nghiệm vũ khí - Ảnh được nhà nước Triều Tiên công khai
Ông Kim Jong Un giám sát cuộc thử nghiệm vũ khí - Ảnh được nhà nước Triều Tiên công khai
(PLO) - Bắc Triều Tiên vừa thử nghiệm một vũ khí "cực kỳ hiện đại" dưới sự giám sát của lãnh đạo tối cao Kim Jong Un vào hôm nay, 16/11, theo giới truyền thông Mỹ. Cuộc thử nghiệm xảy ra trong bối cảnh đàm phán giải trừ hạt nhân với Mỹ bị đình trệ.

Hiện có rất ít thông tin về loại vũ khí này, nhưng việc thử nghiệm nó là dấu hiệu mới nhất cho thấy Triều Tiên đang củng cố về mặt quân sự hơn trong bối cảnh các cuộc đàm phán với Mỹ không đi đến kết quả tốt.

“Lãnh đạo Triều Tiên sẽ không nhượng bộ và có thể quay trở lại lối xây dựng quân đội như cũ bất cứ lúc nào nếu chúng ta không thay đổi cách tiếp cận với họ”, ông Josh Pollack, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Middlebury, Montery, trả lời phỏng vấn CNN.

Cơ quan thông tấn nhà nước KCNA của Triều Tiên công bố cuộc thử nghiệm vào sáng 16/11, tuy nhiên không có thông tin chi tiết về địa điểm và loại vũ khí. Họ chỉ cho biết việc thử nghiệm này đã được cha và người tiền nhiệm của ông Kim Jong Un, ông Kim Jong Il giao phó cho con trai.

Cuộc thử nghiệm này đánh dấu lần đầu tiên Nhà lãnh đạo Kim công khai thực hiện hoạt động quân sự kể từ khi ông gặp gỡ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Donald Trump vào đầu năm 2018.

Ông Kim Jong Un nói thêm rằng “rất mong muốn người cha Kim Jong Il chứng kiến sự thành công của loại vũ khí này”

Mặc dù đã có rất nhiều hy vọng về một tương lai bình ổn sau các hội nghị thượng đỉnh quốc tế với Moon và Trump, trong những tháng gần đây, tình hình quan hệ với các nước của Triều Tiên không mấy tiến triển.

Ngày 15/11, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết Mỹ đã không bắt buộc Bắc Triều Tiên phải cung cấp danh sách đầy đủ địa điểm có hạt nhân và tên lửa trước cuộc họp tiếp theo giữa Trump và Kim.

Trong khi đó, một quan chức của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên cho biết vào ngày 5/11 rằng nếu Mỹ không nhượng bộ trước các chính sách của Pyongyang, ông Kim có thể “xây dựng lại các lực lượng hạt nhân”.

Nhà nghiên cứu Josh Pollack nói rằng đợt thử nghiệm vũ khí này là lời “răn đe” từ Pyongyang gửi tới Mỹ. Nếu mối quan hệ giữa hai nước không có tiến triển, rất có thể mối quan hệ rất thủ địch sẽ nảy sinh.

Shin Beom-chol, một nhà nghiên cứu tại Viện Asan ở Seoul nhận định, tuy chưa biết thông tin về loại vũ khí, nhưng chắc chắn đó không phải là tên lửa, nếu không Hàn Quốc đã xác định được từ sớm.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.