Nhà khoa học Úc: Thuốc chống ký sinh trùng có thể tiêu diệt Sars-CoV-2 trong 48 giờ

Virus SARS-CoV-2.
Virus SARS-CoV-2.
(PLVN) - Các nhà khoa học từ Trường Đại học Monash (Úc) đã chỉ ra rằng một loại thuốc chống ký sinh trùng đã có sẵn trên khắp thế giới có thể tiêu diệt virus Sars-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trong vòng 48 giờ.

Theo thông tin phát đi từ Đại học Monash ở Melbourne (Úc) ngày 3/4, một nghiên cứu hợp tác do Viện nghiên cứu y sinh (BDI) của Đại học Monash ở Melbourne (Úc), với Viện Nhiễm trùng và Miễn dịch Peter Doherty (Viện Doherty) thực hiện đã chỉ ra rằng, một loại thuốc chống ký sinh trùng đã có sẵn trên thế giới có thể giết chết virus Sars-CoV-2 trong vòng 48 giờ.

Ivermectin là một loại thuốc chống ký sinh trùng được FDA phê chuẩn, cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong ống nghiệm chống lại một loạt các loại vi-rút bao gồm vi-rút HIV, sốt xuất huyết, cúm và cúm Zika.

Theo Tiến sĩ Kylie Wagstaff thuộc Viện nghiên cứu Y sinh Monash cho hay, “chỉ cần một liều duy nhất cũng có thể loại bỏ tất cả vật liệu di truyền của virus SARS-CoV-2 trong môi trường nuôi cấy tế bào”.

Hiện các nhà khoa học chưa biết cơ chế hoạt động của loại thuốc này đối với virus là như thế nào nhưng thuốc này có thể ngăn chặn virus SARS-CoV-2 hủy hoại tế bào chủ để dẫn đến việc loại bỏ virus SARS-CoV-2 khỏi tế bào này.

Tiến sĩ Wagstaff cho biết, trong các nghiên cứu tiếp theo, các nhà khoa học sẽ xác định liều lượng an toàn của thuốc đối với con người. Loại thuốc này có hiệu quả điều trị đối với rất nhiều loại virus có vật liệu di truyền khác nhau và SARS-CoV-2 cũng là một loại virus mang vật liệu di truyền.

Bên cạnh đó, loại thuốc này đã được sử dụng khoảng 30 năm nay và được Cơ quan quản lý dược phẩm của Mỹ (FDA) cấp phép nên có thể sớm được thử nghiệm trên người.

Tiến sĩ Wagstaff cảnh báo rằng các xét nghiệm được thực hiện trong nghiên cứu là in vitro (trong ống nghiệm) và các thử nghiệm cần phải được thực hiện trên người.

Bác sĩ Leon Caly của Bệnh viện Hoàng gia Melbourne, nhà nghiên cứu cao cấp tại Phòng thí nghiệm bệnh truyền nhiễm Victoria (VIDRL) của Viện Doherty - nơi các thí nghiệm với virus Sars-CoV-2 sống được thực hiện, là tác giả đầu tiên của nghiên cứu.

"Là nhà virus học thành viên của nhóm đầu tiên phân lập và chia sẻ SARS-COV2 bên ngoài Trung Quốc tháng 1/2020, tôi rất vui mừng về viễn cảnh Ivermectin được sử dụng như một loại thuốc tiềm năng chống lại COVID-19", bác sĩ Caly nói.

Bạn đọc có thể đọc bản gốc và tham khảo tại các link sau: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0166354220302011;

https://www.eurekalert.org/pub_releases/2020-04/mu-pcd040320.php;

https://vov.vn/the-gioi/australia-phat-hien-thuoc-tri-chay-co-the-tieu-diet-virus-sarscov2-1032761.vov

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.