Nhà khoa học Trung Quốc chỉ ra sai lầm của Châu Âu và Mỹ khiến dịch Covid-19 lan quá nhanh

Nhà khoa học Trung Quốc chỉ ra sai lầm của Châu Âu và Mỹ khiến dịch Covid-19 lan quá nhanh
(PLVN) - Theo Tổng giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, người dân ở châu Âu, Mỹ không đeo khẩu trang ở nơi công cộng là nguyên nhân chính khiến dịch Covid-19 lan quá nhanh ở khu vực này.

Người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc Gao Fu cho rằng, người dân ở Mỹ và Châu Âu đã sai lầm khi không đeo khẩu trang ở nơi công cộng trong đại dịch Covid-19.

 Nhận định này được ông đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Khoa học, một trong những tạp chí học thuật hàng đầu thế giới.

Theo phân tích của Gao Fu, virus corona chủng mới, giờ được WHO đặt tên là Sars-CoV-2,  được truyền qua các giọt bắn và tiếp xúc gần gũi. Trong đó, giọt bắn là đường lây truyền quan trọng của virus, vì thế mỗi người phải đeo khẩu trang, vì khi người ta nói sẽ luôn làm bắn ra những giọt nước li ti

Tuy  nhiên, không phải ai cũng đồng ý với đánh giá Gao Fu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng chỉ những người có triệu chứng nhiễm  bệnh hoặc những người chăm sóc người mắc Covid-19 mới cần đeo khẩu trang.

Các trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh ở châu Âu và Hoa Kỳ có quan điểm tương tự như WHO.

Nhưng Gao nói mọi người đã nhận định nhầm. Nhiều người bị nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng, và nếu họ không đeo khẩu trang, họ có thể lây bệnh cho người khác khi nói chuyện.

Trong tư vấn công khai mới nhất ngày 22/3, CDC Trung Quốc nói rằng mọi người không cần phải đeo khẩu trang khi ở nhà, ngoài trời hoặc trong môi trường có luồng không khí tốt và không có đám đông. Tuy nhiên, họ vẫn nên đeo chúng trong văn phòng, phòng họp, thang máy và trên phương tiện giao thông công cộng.

Những người nghệ sĩ không đeo khẩu trang biểu diễn trên đường phố Paris.
 Những người nghệ sĩ không đeo khẩu trang biểu diễn trên đường phố Paris. 

Theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins ở Maryland, tính đến thứ Bảy – 28/2, Mỹ đã có gần 105.000 trường hợp được xác nhận Covid-19, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Bên cạnh ủng hộ việc sử dụng khẩu trang, Gao Fu đề nghị thêm sử dụng nhiệt kế ở những nơi công cộng ở châu Âu và Mỹ. “Bất cứ nơi nào bạn đến ở Trung Quốc  đều có nhiệt kế. Người ta thu thập nhiệt độ thường xuyên nhất để nhanh chóng phát hiện người bị sốt, từ đó có cách xử lý phù hợp” – ông nói.

Theo Gao Fu, khoảng cách xã hội, hạn chế tụ tập đông người, cách ly các trường hợp nghi ngờ và được xác nhận và những người mà họ đã tiếp xúc cũng rất quan trọng trong việc chống lại Covid-19.

Gao Fu là nhà khoa học hàng đầu của Trung Quốc trong việc nghiên cứu về virus corona chủng mới gây ra Covid-19. Ông cũng là đồng tác giả của hai trong số những bài báo đầu tiên về chủ đề này, cả hai đều được xuất bản trên Tạp chí Y học New England. 

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.