Nhà hát mới bên cạnh Nhà hát lớn

Nhà hát Lớn Hà Nội. Ảnh VGP
Nhà hát Lớn Hà Nội. Ảnh VGP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhắc đến Hà Nội, rất nhiều người Việt Nam, thậm chí rất nhiều người nước ngoài sẽ nhớ đến ngay một trong những nét đặc trưng là công trình kiến trúc Nhà hát Lớn.

Nhà hát Lớn Hà Nội từng có tên là Nhà hát Thành phố, được khởi công năm 1901, do kiến trúc sư Broyer, Harley và François Lagisquettheo thiết kế theo phong cách tân cổ điển, dựa trên mẫu Nhà hát Opéra Garnier (Pháp).

Đây là công trình văn hóa tiêu biểu, có giá trị về thẩm mỹ, quy mô xây dựng lớn thời điểm đó (khoảng 900 chỗ ngồi). Nhà hát lúc đó được sử dụng là nơi biểu diễn các loại hình nghệ thuật cổ điển như Opera, nhạc thính phòng, kịch nói. Thời thực dân, đây là nơi phục vụ cho tầng lớp quan chức, thượng lưu người Pháp và một số ít người Việt giàu có. Hiện nay, Nhà hát Lớn là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật lớn, địa điểm nổi tiếng của Hà Nội, được nhiều người Việt Nam và khách du lịch quốc tế yêu thích.

Hơn 100 năm nay, Nhà hát Lớn đã đứng vững qua những cuộc chiến, nhiều lần được trùng tu. Hồi tháng 2/2023, Chính phủ giao Bộ VH,TT&DL nghiên cứu, báo cáo về chủ trương xây dựng Nhà hát Các dân tộc Việt Nam xứng tầm, hiện đại, trở thành điểm du lịch, quảng bá hình ảnh các dân tộc Việt Nam; trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Sau đó Bộ VH,TT&DL đã họp bàn, xem xét các phương án, trong đó có việc lựa chọn địa điểm. Rất bất ngờ, mới đây một lãnh đạo Bộ VH,TT&DL cho rằng: "Chúng tôi đề xuất nghiên cứu phương án xây nhà hát mới ngay sau Nhà hát Lớn Hà Nội hiện nay". Vị này nói và cho rằng dù chưa có ý tưởng cụ thể, công trình mới sẽ “xứng tầm là nhà hát quốc gia”.

Lãnh đạo Bộ VH,TT&DL thừa nhận vị trí được xem xét xây Nhà hát Các dân tộc Việt Nam sẽ gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng bởi đây là vị trí "đất vàng", trung tâm của Thủ đô. Tuy nhiên, đại diện Bộ VH,TT&DL đưa ra quan điểm địa điểm nêu trên nhằm mở rộng không gian Nhà hát Lớn, tạo thành quần thể mang dấu ấn văn hóa riêng cho Thủ đô. Phía trước là Nhà hát Lớn Hà Nội, sau là Nhà hát Quốc gia với đầy đủ công năng, tiếp đến là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ tạo thành hệ thống kết nối với không gian văn hóa Hồ Gươm, trở thành hệ sinh thái văn hóa riêng của Thủ đô, góp phần kích thích du lịch, kinh tế đêm cho TP.

Quan điểm trên có những ý đúng đắn. Xây nhà hát mới ở cạnh Nhà hát Lớn phù hợp ở vấn đề công trình văn hóa cần ở vị trí trung tâm, dễ tiếp cận để từ đó thuận tiện cho việc thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa nghệ thuật, lan tỏa những giá trị chân - thiện - mỹ đến với công chúng. Có điều đây là một vị trí đặc biệt về kiến trúc, mật độ cư dân, điều kiện lịch sử nên luôn đòi hỏi cần có những công trình phù hợp. Không gian ở đây khá nhỏ, có phù hợp việc xây dựng một công trình văn hóa hiện đại hay không, hay có nguy cơ phá vỡ cảnh quan, lại không đạt được mục đích. Như vậy, cần phải có đánh giá tác động kinh tế - xã hội, môi trường, văn hóa cụ thể để hài hòa lợi ích của tất cả các bên liên quan trước khi quyết định xây dựng một công trình quan trọng như Nhà hát Các dân tộc Việt Nam ở bên cạnh Nhà hát Lớn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"
(PLVN) - Với mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng pháp luật đối với hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cung cấp tài liệu tham khảo cho các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, những người làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của TS Ngô Thị Ngọc Vân.

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành
(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…