'Nhà hàng' phục vụ cả nghìn người giữa trùng khơi

Ảnh: VTV.
Ảnh: VTV.
(PLO) - Ra thăm huyện đảo Trường Sa, các thành viên Đoàn công tác số 13 có nhiều bữa ăn giữa trùng khơi, trong sóng gió. Để tổ chức một “nhà hàng” trên biển, phục vụ gần 1.000 đại biểu, 16 người trong tổ phục vụ trên tàu kiểm ngư KN 490 phải làm việc gần như liên tục từ 3 giờ sáng đến 23 giờ hàng ngày. Giữa biển khơi sóng gió, tình người thật cao quý và đẹp.

"Tổ phục vụ xin thông báo, đã đến giờ ăn sáng (trưa, chiều, đêm). Kính mời thủ trưởng và đoàn công tác về các vị trí theo quy định để dùng bữa!”. Lời thông báo ngắn gọn, rõ ràng ấy của tổ phục vụ trên tàu kiểm ngư KN 490 đã trở nên quen thuộc đối với các đại biểu của các đoàn công tác số 13 ra thăm huyện đảo Trường Sa.

Trong hải trình dài ngày lênh đênh trên biển, gần 1.000 đại biểu của Đoàn công tác đã được tổ phục vụ trên tàu chăm lo chu đáo, đầy đủ từng bữa ăn, đảm bảo ăn đúng giờ giấc và đủ ca lo khi ngày đêm lênh đênh trên biển. Tinh thần, thái độ ân cần, niềm nở và đề cao trách nhiệm của tổ phục vụ trên tàu đã góp phần không nhỏ vào thành công trong chuyến đi của đoàn.

Trong phòng bếp sạch đẹp, vừa gạt những giọt mồ hôi lăn dài trên trán, Thượng uý Bùi Văn Hưởng - Trợ lý Hậu cần Chi đội Kiểm ngư số 4, Tổ trưởng tổ phục vụ trên Tàu KN 490 cho biết: “Để đảm bảo đưa đón đoàn lên đảo làm việc đúng giờ, ăn uống đảm bảo chất lượng và vệ sinh, an toàn thực phẩm, 16 người trong tổ phục vụ đi theo tàu phải làm việc gần như liên tục từ khoảng 3 giờ đến 23 giờ hàng ngày.

Phục vụ xong bữa ăn sáng, anh em trong tổ lại thay nhau dọn dẹp nhà ăn, nhà bếp, tiếp tục chuẩn bị thực phẩm, chế biến các món ăn theo thực đơn cho các bữa trong ngày. Đều đặn hàng ngày, tổ phục vụ chuẩn bị 4 bữa ăn vào lúc 6, 11, 18 giờ và bữa ăn nhẹ vào lúc 21 giờ cho gần 1 nghìn đại biểu”.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trước khi tàu rời bến, cơ quan hậu cần của Chi đội đã bàn bạc, lên thực đơn, tổ chức khai thác lương thực, thực phẩm theo đúng quy định. Khâu lựa chọn, khai thác lương thực, thực phẩm được cơ quan hậu cần Chi đội thực hiện kỹ càng, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Dù sinh hoạt trên tàu nhưng thực phẩm chuẩn bị cho đoàn công tác đầy đủ thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, trứng, các loại rau, củ, quả, sữa, trái cây và các loại gia vị... Khó khăn lớn nhất là lượng thực phẩm lớn, việc bảo quản thực phẩm phải đảm bảo tươi, sạch sẽ trong khi diện tích trống trên tàu có hạn. 

Do công việc nhiều, quân số phục vụ có hạn, không gian làm việc trên tàu chật hẹp, hàng ngày, tổ phục vụ đều phân công từng người, từng nhóm phụ trách công việc cụ thể, đảm bảo công việc nhịp nhàng, tránh chồng chéo.

Chẳng hạn, khu vực sơ chế thực phẩm, nấu chính, nấu phụ, phụ trách các phòng ăn, chuẩn bị bàn ghế, bát đĩa… đều được tổ cắt cử, phân công cho từng cá nhân phụ trách hàng ngày. Dù cường độ làm việc cao, thời gian nghỉ ít nhưng tổ vẫn chế biến thức ăn đúng thực đơn, đảm bảo mỗi bữa chính có đủ 7 món, trong đó có cơm, canh, đồ luộc, xào, rán, kho...

Có tận mắt chứng kiến tổ phục vụ làm việc mới hiểu được nỗi vất vả của họ trong ngày. Đó là không gian chật hẹp, hơi nóng từ bếp, nhiệt của khoang máy và hơi khói thức ăn tỏa ra hầm hập làm cho không khí ngột ngạt, khó thở, ai nấy đều ướt đẫm mồ hôi. Vậy mà họ luôn niềm nở, tận tình mỗi khi có thành viên nào đó trong đoàn công tác cần sự giúp đỡ một việc gì cụ thể. 

Thiếu tá QNCN Phạm Đức Chờ cho biết: “Trong số 16 người của tổ, chỉ có một số người có kinh nghiệm trong công tác hậu cần và đi biển, số còn lại là các anh em biết nấu ăn, có sức khỏe. Dù vậy, có nhiều hôm biển động, anh em trong tổ cũng có người bị say sóng. Việc nấu nướng rất khó khăn. Đầu bếp xào nấu trên những cái nồi, cái chảo lớn.

Hai chân phải bám chặt sàn tàu, tay phải giữ chặt nồi, chảo nếu không thì rơi, đổ. Anh em phải san sẻ, gánh vác công việc cho nhau. Những người còn lại không say sóng, vừa đảm đương thêm công việc cho đồng đội vừa mang cháo, mang đồ ăn lên tận phòng cho những đại biểu khác không thể xuống phòng ăn được”.

Trên đường về, tàu gặp sóng to, biển động, hầu hết các chị em đều bị say sóng và bỏ bữa, các anh trong tổ phục vụ, quân y đã thay nhau đưa sữa chua, đưa cháo đến tận các phòng động viên chị em dùng bữa, tận tình như những người thân trong gia đình. Giữa biển khơi sóng gió, tình người thật cao quý và đẹp đẽ.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...