Nhà đầu tư nhỏ lẻ gặp “bão”, bất động sản phòng thủ là "cửa vàng" trong năm 2023

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thị trường bất động sản trong thời gian qua đang cho thấy sự trầm lắng rất lớn. Đến nay, sự phục hồi của thị trường nhà đất vào năm 2023 vẫn rất khó đoán. Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bất động sản BHS, năm tới sẽ là một năm khó khăn cho các nhà đầu tư nhỏ, lẻ trong khi đó các dạng bất động sản phòng thủ sẽ trở nên tiềm năng.
Ông Nguyễn Thọ Tuyển – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bất động sản BHS.
Ông Nguyễn Thọ Tuyển – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bất động sản BHS.

Tại hội thảo “Động lực phát triển kinh tế Việt Nam 2023” diễn ra ngày 14/12 do Báo Xây dựng tổ chức, ông Nguyễn Thọ Tuyển - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bất động sản BHS cho rằng, những biến động trên thị trường tài chính gần đây đã làm cho tâm lý của chủ đầu tư và nhà đầu tư bất động sản rơi vào trạng thái hoảng loạn giống như những nhà đầu tư chứng khoán.

Theo ông, hiện các chủ đầu tư lớn đang có xu hướng tìm mọi cách thu dòng tiền về. Chính vì vậy, một loạt sản phẩm của chủ đầu tư lớn đưa ra những khuyến mại kích cầu, thậm chí, nhiều ưu đãi chưa từng có: Giảm giá đến một nửa giá trị sản phẩm nếu khách hàng thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, việc làm này cũng không đem lại kết quả khả quan.

Theo ông Tuyển, từ giờ tới cho đến khoảng đầu năm sau, nếu lãi suất không có gì thay đổi hoặc vẫn có xu hướng tăng thì sẽ tác động lớn đến tâm lý của nhà đầu tư nhỏ lẻ. “Năm 2023 là năm kết thúc chính sách ân hạn nợ gốc, hỗ trợ lãi suất 2 năm đầu tiên 0% mà gần đây các chủ đầu tư áp dụng để bán hàng. Từ năm 2023 trở đi các nhà đầu tư nhỏ sẽ phải tự trả gốc và lãi cho khoản vay của mình bằng với lãi suất thả nổi của thị trường. Lúc đó thị trường sẽ đón nhận những thông tin xấu từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ.” – ông Tuyển phân tích.

Ông Tuyển nhận định, các dạng bất động sản phòng thủ sẽ tiềm năng. Cụ thể, thị trường Hà Nội và TP.HCM là nơi có bất động sản để ở thực. Còn những địa phương có tăng trưởng tốt, có nền tảng tốt về hạ tầng giao thông, có những định hướng tốt về kinh tế… thì bất động sản ở những nơi đó sẽ vẫn tốt ví dụ như Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Nẵng…

Cũng theo ông Tuyển, phải tới năm 2024 thị trường BĐS mới tăng trưởng tốt. Bởi đầu năm 2024 là thời điểm những sửa đổi trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh BĐS có hiệu lực. Cùng với đó, thời điểm chính sách kinh tế vĩ mô được kỳ vọng tốt hơn, vốn cho BĐS cũng được mở hơn.

Nhận định về thị trường BĐS trong năm 2023, ông Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho rằng thị trường nhà đất trong năm 2022 đã gặp rất nhiều khó khăn, sang năm 2023, những thách thức vẫn sẽ còn tiếp tục tồn tại. Hiện toàn ngành BĐS phải chật vật giải "bài toán" nguồn vốn. Nhiều doanh nghiệp điêu đứng, không thể phát triển sản phẩm mới và buộc phải sa thải lượng lớn nhân viên.

Trong khi đó, ông Lê Viết Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và vật liệu xây dựng TP.HCM cho rằng, các dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở đô thị sẽ là trọng tâm phát triển của thị trường bất động sản vào năm sau.

Về mảng bất động sản du lịch, theo ông Lê Viết Hải, sang năm 2023 có thể tạm dừng vì đang có một lượng bất động sản du lịch thừa.

Để đưa thị trường địa ốc sôi động trở lại, ông Nguyễn Văn Khôi cho rằng, Chính phủ cần giao tổ công tác của Thủ tướng về bất động sản, chính quyền địa phương thống kê những khó khăn, vướng mắc tại các dự án. Từ đó, các đơn vị này sẽ báo cáo lên Chính phủ, Quốc hội để các cơ quan nhanh chóng “vào cuộc” tháo gỡ.

Bên cạnh đó, để dự án được nhanh chóng đưa vào triển khai, các yếu tố như mặt bằng, hệ thống cơ sở hạ tầng cần được các cơ quan chức năng chú trọng, giám sát. Các thủ tục thực hiện đầu tư cũng cần phải được rút ngắn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

“Phía chính quyền địa phương cần xem xét, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch không gian, xây dựng chương trình phát triển, quản lý hệ thống nhà ở trên thị trường BĐS, đặc biệt là nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở công nhân”, ông Nguyễn Văn Khôi nói.

Ngoài ra, phía doanh nghiệp phải chủ động, thích ứng linh hoạt, giảm chi phí đầu vào để hạ giá bán, tăng cường tiếp cận thêm nhiều đối tượng để gia tăng doanh thu. Với bối cảnh và nhu cầu của xã hội, ông Nguyễn Văn Khôi cho rằng các chủ đầu tư nên tập trung phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà dành cho người thu nhập thấp.

Còn ông Lê Viết Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và vật liệu xây dựng TP.HCM đề xuất giải pháp về việc cung cấp thông tin công khai, minh bạch về thị trường xây dựng.

Ông Hải cho rằng, Nhà nước cần tạo lập một trang chính thống cung cấp các dữ liệu về quy hoạch, giao dịch bất động sản, các dự án đang xem xét và đã được cấp phép... Điều này sẽ giúp các chủ đầu tư có thể đưa ra quyết định phù hợp hơn khi tung ra các sản phẩm trên thị trường, đem lại hiệu quả cao trong thị trường xây dựng nói chung và bất động sản nói riêng.

Biệt thự cổ Nơ Trang Long tuổi đời hàng trăm năm đã bị tháo dỡ trong sự tiếc nuối của giới kiến trúc vào nhiều năm trước. (Ảnh: TL)

Đi tìm vẻ đẹp xưa giữa nhịp sống hiện đại

(PLVN) - Nhắc đến TP Hồ Chí Minh, người ta thường nghĩ ngay đến một đô thị sầm uất với nhịp sống hiện đại, những tòa nhà cao tầng chọc trời và ánh đèn rực rỡ không bao giờ tắt. Thế nhưng, giữa dòng chảy không ngừng nghỉ ấy, có một thành phố khác âm thầm hiện hữu, nơi những câu chuyện lịch sử được lưu giữ qua từng di tích, từng công trình.
Ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) thông tin tại Diễn đàn.

Bộ Xây dựng lý giải hiện tượng 'sốt giá' bất động sản

(PLVN) - Ngày 27/11, tại Diễn đàn "Phát triển bền vững thị trường bất động sản", lãnh đạo Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thị trường bất động sản cuối năm đã có dấu hiệu phục hồi tích cực, hứa hẹn mở ra một chu kỳ phát triển mới, đồng thời lý giải nguyên nhân hiện tượng 'sốt giá' hiện nay.
Ảnh minh hoạ.

Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới

(PLVN) -  Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 - 2025.
Cần Thơ sắp có thêm trung tâm thương mại nghìn tỷ

Cần Thơ sắp có thêm trung tâm thương mại nghìn tỷ

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Dương Tấn Hiển vừa ký ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư đối với Dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ để hoạt động du lịch, kinh doanh văn phòng Aeon Mall Cần Thơ (Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ). Dự án có tổng vốn đầu tư là 5.400 tỷ đồng.
Ảnh minh hoạ.

Quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện 117/CĐ-TTg ngày 18/11/2024, yêu cầu UBND các tỉnh, thành tập trung chỉ đạo thực hiện giải ngân ngay với các nguồn lực được hỗ trợ, huy động để xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Ảnh minh họa

Hà Nội rà soát các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài, bỏ hoang để chống lãng phí

(PLVN) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh mới có Văn bản số 3766/UBND-ĐT ngày 14/11/2024 về việc triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Ảnh minh hoạ.

Tín hiệu đáng mừng từ TP Hồ Chí Minh

(PLVN) -  Báo cáo của UBND TP HCM gửi Bộ Xây dựng về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) quý III năm 2024 cho chúng ta thấy nhiều tín hiệu đáng mừng.
Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.