Nhà chùa xin hãy đừng tổ chức nghi lễ phóng sinh nữa

Nhà chùa hãy từ chối chủ trì lễ phóng sinh để thôi khuyến khích việc bẫy chim
Nhà chùa hãy từ chối chủ trì lễ phóng sinh để thôi khuyến khích việc bẫy chim
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhà chùa hãy từ chối chủ trì lễ phóng sinh để thôi khuyến khích việc bẫy chim, đánh bắt cua ốc bán cho người muốn làm lễ ấy, bởi phóng sinh như thế khác gì sát sinh.

Trong tiết trời oi nóng, một lồng chim, mấy chậu cá, cua, ốc được bê ra đặt dưới bóng cây gần hồ cạn, nơi nhà sư chuẩn bị làm lễ phóng sinh để hồi hướng công đức cho một người mới qua đời, theo đề nghị của gia đình. Số động vật này được mua từ hôm trước và chuyển đến chùa sáng hôm đó, chờ đến giờ tốt giữa buổi chiều mới làm lễ.

Lúc này, những con chim đều ủ rũ, gục đầu, nhắm nghiền mắt. Mấy bà vãi nhặt bỏ hàng chục chú cua đã chết vì chờ đợi quá lâu. Chúng vẫn phải chờ thêm gần một tiếng đồng hồ nữa để mọi người tụng kinh và thực hiện xong các nghi lễ.

Khi được trả tự do, phần lớn số cua vẫn đứng im lìm ở nơi được thả, một số con chỉ khẽ động đậy, mãi một lúc lâu mới chậm chạp bò ra chỗ nước sâu hơn. Người ta phải tìm cành cây để xua những con cá đang lờ đờ cạnh bờ ra xa…

Đây là một lễ phóng sinh mà tôi chứng kiến vào tháng trước.

Những ngày tháng 7 Âm lịch này, có rất nhiều buổi lễ tương tự được thực hiện khắp cả nước, đồng nghĩa với việc có hàng vạn, hàng triệu sinh linh đang sống yên lành bị bắt và mua đi bán lại.

Chúng bị cầm tù đến kiệt sức và hấp hối, chờ “phóng sinh” nhằm đổi lấy phúc lộc, bình an cho ai đó, theo niềm tin của những kẻ vô minh.

Rất nhiều cửa hàng chuyên bán động vật phục vụ cho mục đích phóng sinh.
Rất nhiều cửa hàng chuyên bán động vật phục vụ cho mục đích phóng sinh.

Trong mấy trăm sinh linh bị bắt để thả trong buổi lễ tôi vừa kể, số sống sót liệu có đến một phần mười? Nghe nói, những con chim hôm đó được thả ra ở một vườn cây ăn trái, nhiều con không chịu bay đi, thật ra là không bay nổi, sợ rằng đêm ấy sẽ thành mồi cho lũ chuột.

Đó là sát sinh chứ đâu phải phóng sinh!

Phóng sinh là cứu mạng. Nhưng việc người ta làm trong các lễ này là diễn một màn kịch, tưởng rằng có thể lừa bịp trời đất để nhận về cái công đức cứu những con vật tội nghiệp đã vì họ mà chết oan kia.

Nhiều người nổi da gà trước bức ảnh những chú chim non chết khô trong tổ đang lan truyền trên mạng xã hội với chú thích “chim non sau những ngày mẹ bị phóng sinh”.

Dù đây chỉ là bức hình minh họa, nó cũng nói lên được sự thật tàn khốc sau những nghi lễ dùng sinh mạng của hàng chục, hàng trăm động vật để đổi lấy “thiện quả” cho những người mê muội: Không chỉ những con vật “bị phóng sinh” mất mạng, mà đàn con thơ dại của chúng cũng không tránh khỏi cái chết.

Vậy đó là hành thiện để tích đức hay độc ác, nhẫn tâm? Câu trả lời đã rất rõ ràng. Không chỉ ác mà còn là lừa dối.

Để phục vụ nghi lễ phóng sinh, những con chim này bị săn bắt, cầm tù và nhiều con trong số đó có thể sẽ không còn sống khi được thả.
Để phục vụ nghi lễ phóng sinh, những con chim này bị săn bắt, cầm tù và nhiều con trong số đó có thể sẽ không còn sống khi được thả.

Những người tổ chức, thực hiện và tham gia các nghi lễ phóng sinh đều biết rõ những con vật mà họ thả từ đâu ra. Chúng bị săn, bị đánh bắt để bán cho những người có nhu cầu phóng sinh. Có rất nhiều cửa hàng chuyên làm dịch vụ này.

Thật mỉa mai khi họ vừa quảng cáo, rao bán chim trời, tôm cá… vừa rao giảng về luật nhân quả và cái lợi của phóng sinh.

Khách hàng của họ là những người “làm việc thiện” như một hình thức đổi chác với thần linh, trời phật. Tất cả họ đều biết, nếu không có nghi lễ phóng sinh, những con vật này vẫn được sống tự do hoặc chí ít cũng còn khỏe mạnh.

Những người cầu phúc lộc bằng cách bắt rồi thả những sinh vật khác ấy tàn nhẫn vì tối tăm, kém hiểu biết. Chỗ dựa để họ yên tâm rằng mình đang làm việc đúng đắn chính là các nhà tu hành thực hiện nghi lễ cho họ.

Là người hướng dẫn tâm linh, sự có mặt, sự chủ trì của nhà tu hành trong lễ phóng sinh khiến cho hàng vạn gia đình yên tâm bỏ tiền mua tự do, an toàn và tính mạng của hàng triệu con vật tội nghiệp mỗi dịp rằm tháng 7.

Phật dạy rằng tâm thiện phải đi đôi với trí tuệ. Nhưng để lời dạy này thấm nhuần trong mọi thiện nam tín nữ, các bậc tu hành hãy ngừng chủ trì thực hiện nghi lễ phóng sinh như trên, vì đó xét cho cùng là sự khuyến khích săn bắt động vật khiến chúng chết hàng loạt, thậm chí tận diệt.

Đó là sự khuyến khích “làm việc thiện” một cách hình thức, giả dối, làm méo mó cách hiểu về từ bi hỷ xả - cứu vớt chúng sinh mà không cầu lợi ích cho mình, không cầu được thưởng công hay báo đáp.

Nếu cứ phóng sinh theo phong trào như vậy, phúc chẳng thấy đâu mà chỉ thấy tội. Hành thiện trong sự vô minh là vô tình tiếp tay cho kẻ khác làm ác, cũng như chính mình làm ác.

Nếu thật sự yêu thương muôn loài, muốn cứu vớt chúng, mong chúng được bình yên, hãy từ bỏ nghi lễ phóng sinh hình thức. Nhà chùa đừng tổ chức lễ này nữa. Mọi người đừng bao giờ mua những con vật bị bán với mục đích “phóng sinh”, cho đến khi không còn ai làm nghề này nữa.

Đó mới là phóng sinh thật sự.

Đọc thêm

Một thoáng rạ rơm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi những hạt thóc căng mẩy màu vàng ươm đu mình cùng uốn cong thân lúa là lúc vào mùa gặt. Chiếc máy gặt đập liên hoàn hăng hái chạy những đường vòng đều đặn từ đầu ruộng đến cuối ruộng, từ ruộng này sang ruộng khác.

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc
(PLVN) - Trong không khí tưng bừng đón mừng Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Phóng viên Báo PLVN có dịp đến thăm Hòa thượng Hữu Hinh - Trụ trì chùa Ghositaram (còn gọi là chùa Cù Lao). Một ngôi chùa Khmer cổ đẹp nhất Đồng bằng sông Cửu Long tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Một số điểm mới giúp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Ảnh minh họa!
(PLVN) - Nghị định số 95/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đã có nhiều điểm mới nổi bật hơn so với Nghị định 162/2017, góp phần hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thời gian tới...

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”
(PLVN) -  Chương trình thiện nguyện của Ban Doanh nhân Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam - đã kết thúc tốt đẹp nhưng những cảm xúc bồi hồi vẫn còn đọng lại trong những người tham gia chương trình. Nhiều hình ảnh rưng rưng vẫn còn được lưu giữ, như nhắc nhở chúng tôi phải luôn tâm niệm “Sống yêu thương”...

Sức khỏe tinh thần, xin đừng bỏ qua!

Tinh thần lạc quan, tích cực có tác dụng lớn với con người. (Ảnh minh họa - Nguồn: leep.app)
(PLVN) - Sức khỏe về tinh thần quan trọng không kém thể chất. Một người muốn sống lành mạnh, hạnh phúc, cần cân bằng giữa việc rèn luyện cả bên trong và bên ngoài.

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía
(PLVN) - Sáng ngày 31/3/2024, thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức lễ Khánh thành Đình làng Tía. Đây là ngôi Đình được xây dựng từ lâu đời, nơi thờ thành hoàng làng và những người có công khai phá xây dựng và bảo vệ làng xóm.

“Tháng 3 giỗ mẹ” - tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh. (ảnh: Báo Công luận)
(PLVN) - Từ sâu thẳm trong tâm thức văn hóa dân gian, hàng trăm năm nay, khắp trong Nam, ngoài Bắc, Nhân dân ta luôn có sự ngưỡng vọng, gửi gắm niềm tin ở Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu nghi thiên hạ - người mẹ của muôn dân. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, nhiều nơi tâm linh đã tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh trang trọng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Bồ tát Phổ Hiền là ai?

Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo.
(PLVN) - Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.