Nhà “chọc trời” tại Hà Nội không được cao quá 400 m?

Bộ Xây dựng vừa có ý kiến về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc và chức năng dự án khách sạn Hoa Sen, tại Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.

Bộ Xây dựng vừa có ý kiến về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc và chức năng dự án khách sạn Hoa Sen, tại Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội. Theo cơ quan này, việc xây dựng các công trình kiến trúc cao tầng, hiện đại trên tuyến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, Phạm Văn Đồng và Phạm Hùng là phù hợp với định hướng của quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đang được Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong thời gian tới. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng lưu ý, công trình trong giới hạn khu vực này dù có tính biểu tượng cao nhưng phải thân thiện, phù hợp với không gian kiến trúc hiện đại trên toàn bộ trục đường Phạm Hùng. Đối với dự án khách sạn Hoa Sen, chủ đầu tư cần nghiên cứu hai khối có chiều cao chênh lệch nhau từ 50 - 100 m, trong đó khối cao nhất không được quá 400 m.
Phối cảnh ban đầu khách sạn Hoa Sen theo thiết kế của Nhật Bản
Phối cảnh ban đầu khách sạn Hoa Sen theo thiết kế của Nhật Bản
Dự án khách sạn Hoa Sen do Tập đoàn Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) làm chủ đầu tư. Vào cuối tháng 8/2010, doanh nghiệp này đã có kiến nghị UBND thành phố Hà Nội cho phép thay đổi số tầng cao, công năng sử dụng của dự án trên nhằm khai thác công trình một cách hiệu quả nhất. Theo đó, thay vì xây dựng 35 tầng như trước đây, doanh nghiệp này đã kiến nghị được thực hiện dự án trên với chiều cao 100 tầng, với độ cao dự kiến là 400 m. Dự án có diện tích xây dựng hơn 19.000 m2, mật độ xây dựng khoảng 47,8%. Tổng diện tích sàn 640.000 m2,  tầng hầm để xe rộng khoảng 240.000 m2, do hãng Foster + Partners (Anh) thiết kế. Trước đó, dự án cũng đã được Bộ Xây dựng chấp thuận điều chỉnh nâng số phòng từ 550 phòng lên 800 phòng, với mật độ xây dựng từ 35 - 40% và trở thành dự án khách sạn lớn nhất Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại. Như vậy, nếu được chấp thuận, cùng với tòa nhà PVN Tower, dự án khách sạn Hoa Sen sẽ là một trong hai tòa nhà cao nhất Việt Nam, tính theo giấy phép đăng ký xây dựng. Còn nếu tính theo các công trình đã khởi công, tòa nhà cao nhất tại Hà Nội hiện nay là Keangnam Hanoi Landmark Tower với chiều cao 70 tầng và chiều cao 336m. Ngoài ra còn có hai dự án cao tầng khác là VietinBank Tower lại cao tới 362m, 68 tầng (đã khởi công xây dựng tháng 10/2010) và dự án Hanoi City Complex cao 65 tầng, khởi công tháng 10/2009.
Theo Bảo Anh
VnEconomy

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.