Nhà băng cũng “đau đầu” khi “bóc ngắn, cắn dài”

TS.Cấn Văn Lực -  Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV: “Tư duy cứ làm BOT lại nghĩ đến dòng vốn ngân hàng là lệch lạc”
TS.Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV: “Tư duy cứ làm BOT lại nghĩ đến dòng vốn ngân hàng là lệch lạc”
(PLVN) - Trong khi chủ đầu tư các dự án BOT đang “đau đầu” với bài toán vốn, thì các nhà băng cùng đứng ngồi không yên khi dự kiến thời điểm áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được phép sử dụng cho vay trung, dài hạn về mức 30% đang tới rất gần.

Phải đảm bảo an toàn vốn

Thay vì tỷ lệ tối đa sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn 60% theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN, Thông tư 19/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36 nói trên đã giảm tỷ lệ giới hạn này xuống 45% từ 1/1/2018 và 40% từ ngày 1/1/2019.

Trong tương lai, tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống khi Dự thảo Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh  ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn theo 2 phương án: Phương án 1, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn đến hết  30/6/2020 là 40%; từ 1/7/2020 đến 30/6/2021 là 35% và từ sau ngày 1/7/2021 là 30%; Phương án 2, tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn ở mức 40% đến hết  30/6/2020, giảm còn 37% từ ngày 1/7/2020 đến 30/6/2021, từ ngày 1/7/2021 đến 30/6/2022 hạ xuống mức 34%, từ 1/7/2022 xuống 30%.

Trên thực tế, việc phải “bóc ngắn, cắn dài” khiến không ít ngân hàng phải quay  cuồng với “bài toán” an toàn vốn khi vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn. Nhiều ngân hàng phải chạy đua huy động lãi suất cao ở kỳ hạn dài lên đến 8-8,7%/năm, thậm chí phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài 2 - 3 năm, với lãi suất lên 9%/năm để đảm bảo tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn không quá 40%. Việc NHNN tiếp tục khống chể tỷ lệ này xuống 30% đồng nghĩa ngân hàng hoặc phải cân nhắc dự án cho vay hoặc tiếp tục với cuộc đua huy động vốn dài hạn. 

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho rằng, với lộ trình gồm 3 giai đoạn đến năm 2022, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được cho vay trung, dài hạn xuống 30%, NHNN sẽ kiểm soát được rủi ro thanh khoản nhằm bảo đảm an toàn hệ thống.

Cách nào giải “bài toán” tín dụng BOT?

Liên quan đến vấn đề này,  theo tính toán của Ngân hàng Phát triển châu Á, để duy trì mức tăng trưởng như hiện nay, Việt Nam cần tăng thêm đầu tư vào cơ sở hạ tầng khoảng 11-12% GDP. Theo đó, nhu cầu vốn tín dụng cho xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm duy trì nhịp độ phát triển cao trong 5-10 năm tới ước tính khoảng 100 tỷ USD. Theo tính toán của Bộ GTVT, tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020  khoảng 952.731 tỷ đồng (đã bao gồm vốn ODA, vốn ngân sách và huy động ngoài ngân sách).

Trong khi không ít chủ đầu tư bí bách cho rằng, ngân hàng đang “quay lưng” lại với các nhà đầu tư BOT, thì các các tổ chức tín dụng cũng “đau đầu” với bài toán hiệu quả và những ràng buộc về tỷ lệ an toàn theo quy định như đã nêu.

Một số ngân hàng cho biết, giới ngân hàng nói “không” với các dự án BOT từ mấy năm nay. Lý do là vốn cho các dự án này thường rất lớn, một ngân hàng khó “gánh”, chưa kể thời gian thu hồi vốn rất lâu, trong khi các nhu cầu cho vay khác, nhất là vay tiêu dùng khả thi hơn…

Đại diện một ngân hàng có tên tuổi từng đi đầu cho vay dự án BOT cũng chia sẻ rằng, đơn vị này chưa tính tới việc cho vay dự án mới. “Trước mắt, ngân hàng sẽ tập trung thu hồi các khoản nợ đến hạn và cơ cấu lại các khoản tín dụng để tiếp tục giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn theo lộ trình”, đại diện ngân hàng này nói.

Trả lời PLVN về vấn đề các các nhà đầu tư đang quan tâm, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Đào Minh Tú nói , việc  cho vay hay không cho vay - phụ thuộc vào mối quan hệ giữa ngân hàng với chủ đầu tư trên cơ sở tính toán hiệu quả sử dụng vốn cũng như bảo đảm các quy định về an toàn vốn.

Trong khi đó, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV - TS.Cấn Văn Lực thì lưu ý: “Nên nhớ, ngoài kênh ngân hàng, doanh nghiệp còn nhiều sự lựa chọn khác”. Theo vị này, tư duy cứ làm dự án BOT lại nghĩ đến vốn ngân hàng là “lệch lạc” vì bản chất ngân hàng huy động vốn ngắn hạn, cho vay ngắn hạn. “Việc cung ứng vốn cho các dự án dài hạn như BOT phải dựa vào thị trường vốn”, lời TS.Lực.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…

Tổng cục Thuế chúc mừng các doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

Cục trưởng Cục Thuế DN lớn Nguyễn Bằng Thắng trao Thư của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chúc mừng đội ngũ DN và Doanh nhân Việt Nam (ảnh:TCT)
(PLVN) - Trong chuỗi sự kiện chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), Tổng cục Thuế đã tổ chức Đoàn công tác đến chúc mừng một số doanh nghiệp lớn tiêu biểu trong chấp hành tốt chính sách pháp luật về thuế, tham gia tích cực vào chương trình chuyển đổi số quốc gia, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước…

Cơ quan Thuế - Công an phối hợp điều tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử

Cán bộ cơ quan Thuế và cơ quan Công an kiểm tra tang vật của đối tượng vi phạm.
(PLVN) - Thông qua việc hợp chặt chẽ, linh hoạt, trong việc rà soát, phân tích, nghiên cứu hồ sơ ban đầu, Cục Thuế TP Hà Nội và Công an TP Hà Nội đã làm rõ hành vi vi phạm của Công ty NAC trong việc sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán nhằm che giấu hàng trăm tỷ doanh thu bán hàng và trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước…

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ
(PLVN) - Tính đến hết tháng 8/2024, công tác thu nợ thuế tăng đến 29% so với cùng kỳ, song Tổng cục Thuế đánh giá, tổng số tiền thuế nợ toàn quốc vẫn ở mức cao. Tổng cục Thuế vừa có Công văn chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn tăng cường công tác quản lý, thu hồi tiền nợ thuế.