Nguyên thủ đầu tiên ôm con đi họp trong lịch sử Liên Hợp quốc

Bà Jacinda Ardern cùng con và bạn trai tại phòng họp
Bà Jacinda Ardern cùng con và bạn trai tại phòng họp
(PLO) - Trong tuần qua, nữ Thủ tướng New Zealand trở thành tâm điểm chú ý của thế giới, viết nên một mốc “lịch sử” khi mang cô con gái mới 3 tháng tuổi tới hội trường Đại hội đồng Liên Hợp quốc (ĐHĐ LHQ).

Hình ảnh thú vị

Trong tuần qua, những tấm ảnh chụp nữ Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đang cưng nựng cô con gái 3 tháng tuổi Neve tại Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Nelson Mandela được tổ chức ở hội trường lớn ở trụ sở LHQ đã gây “bão” trên internet và được lan truyền chóng mặt. Vài phút sau khi chơi với con, bà Ardern đã có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị. 

Trước đó một ngày, ngày 23/9, bà Ardern cũng có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh về xã hội do Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF) tổ chức. Trong phát biểu, bà nhấn mạnh cam kết chấm dứt tình trạng nghèo đói ở trẻ em và đưa đất nước New Zealand trở thành vùng đất tuyệt vời nhất với trẻ em. 

Khi nữ Thủ tướng của New Zealand phát biểu, bạn trai của bà là ông Clarke Gayford vui vẻ ngồi ôm con. Ông Gayford cũng khiến nhiều người thích thú khi đăng tải hình thẻ ra vào tòa nhà LHQ của con gái. “Ước gì tôi có thể chụp được cái nhìn đầy ngạc nhiên của nhiều người khi bước vào phòng họp đúng lúc chúng tôi đang thay tã cho con”, ông Gayford viết. 

Bà Ardern hiện đang là lãnh đạo nữ trẻ nhất thế giới. Bà cũng chính là nữ thủ tướng thứ hai trên thế giới sinh con khi đang tại nhiệm, sau cố Thủ tướng Benazir Bhutto của Pakistan và là nữ nguyên thủ đầu tiên trên thế giới sinh con trong vòng gần 30 năm trở lại đây. Nữ Thủ tướng của New Zealand đã sinh con gái Neve Te Aroha tại Bệnh viện Auckland hôm 21/6 vừa qua. Đến đầu tháng 8, bà trở lại làm việc sau sáu tuần nghỉ thai sản. 

Bà Ardern cũng là người đầu tiên thú nhận bà không phải là một bà mẹ đang đi làm điển hình. Bởi, bạn trai của bà mới là người chịu trách nhiệm chăm con chính để bà đi làm. Vì nữ Thủ tướng vẫn cho con bú nên bé Neve phải đi cùng mẹ trong chuyến công du kéo dài sáu ngày tới Mỹ để dự khóa họp thứ 73 của ĐHĐ LHQ. Với vai trò là người lãnh trách nhiệm chăm con chính, ông Gayford đi cùng với bà Ardern tới New York để chăm nom bé Neve.

Người phát ngôn LHQ Stephane Dujarric xác nhận đây là lần đầu tiên trong lịch sử 73 năm của tổ chức này có một nhà lãnh đạo nữ mang con mới sinh vào phòng họp của ĐHĐ. “Đây là việc tốt và chúng tôi rất vui vì sự có mặt của bé Neve ở hội trường của ĐHĐ LHQ. Hiện nay, số phụ nữ nắm quyền lãnh đạo trên thế giới mới chỉ đạt 5% nên chúng ta cần phải làm mọi thứ có thể để họ cảm thấy được chào đón”, ông Dujarric nói. 

Bà Jacinda Ardern cùng con và bạn trai tại phòng họp
Bà Jacinda Ardern cùng con và bạn trai tại phòng họp

Hình ảnh bé gái ba tháng tuổi Neve và cha ngồi bên cạnh, chăm chú theo dõi bà Ardern cũng nhận được rất nhiều bình luận tích cực từ khắp nơi trên thế giới. “Tôi không biết dùng từ gì để nhấn mạnh được sự cần thiết phải có những hình ảnh như vậy tại LHQ và các Chính phủ các nước”, cựu Đại sứ Mỹ tại LHQ Samantha Power, hiện đang là một giáo sư của trường Đại học Harvard nói.

Hài hòa công – tư

Vốn nổi tiếng là một nhà lãnh đạo liêm khiết và tiết kiệm, bà Ardern mới đây đã ký quyết định quy định cứng mức lương mà các quan chức nhận được trong một năm, đồng thời cũng yêu cầu các bộ trưởng đi chung xe đến các sự kiện để tiết kiệm chi phí. Một tuần trước khi tới New York để dự khóa họp của ĐHĐ LHQ, New Zealand đã thông qua quy định cho phép Thủ tướng hoặc các bộ trưởng được mang theo người giúp việc giúp chăm con nhỏ trong các chuyến công du nước ngoài và chi phí này được lấy từ ngân sách. 

Tuy nhiên, bà Ardern khẳng định tiền vé máy bay và toàn bộ các chi phí ăn ở, sinh hoạt trong thời gian ông Gayford ở Mỹ cùng bà sẽ được chi trả bằng tiền túi của bà, bởi trong số các hoạt động trong khuôn khổ khóa họp của ĐHĐ LHQ có rất ít sự kiện mà ông Gayford cần tham gia.

“Hoạt động lần này không có các chương trình cho các phu nhân, phu quân và bạn đời của các nguyên thủ nên chúng tôi sẽ tự chi trả chi phí đi lại của Gayford. Mục đích chính của anh ấy trong chuyến đi này là để chăm bé Neve”, bà Ardern nêu rõ với truyền thông New Zealand trước chuyến đi.

Phát biểu trước báo giới về động thái của mình, Ardern cho biết bà muốn mở đường để những phụ nữ khác có thể nối bước. “Tôi có thể đưa con đi làm cùng nhưng ở nhiều nơi khác không cho phép như vậy. Môi trường ở mỗi nơi mỗi khác nên không thể xem tôi là tiêu chuẩn vàng. Có điều, tôi muốn những việc làm như tôi trở thành bình thường. Nếu có thể, tôi muốn những việc mà tôi làm sẽ thay đổi cách nghĩ của mọi người về những việc như vậy”, bà nói về việc sinh con khi đang làm nguyên thủ quốc gia và cả việc mang con tới cuộc họp. Trong các phát biểu trước đó, bà Ardern nhiều lần bày tỏ hy vọng một ngày nào đó phụ nữ hoàn toàn có thể cân bằng giữa sự nghiệp và việc làm mẹ. 

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern

Là nữ thủ tướng thứ ba của New Zealand, bà Ardern được xem là biểu tượng của phong trào nữ quyền. “Tôi chưa bao giờ tin rằng giới tính sẽ là yếu tố ngăn cản tôi làm những việc mà tôi muốn. Tôi ngưỡng mộ những người phụ nữ đi trước mình và cũng tin rằng người New Zealand vui mừng trước việc tôi sinh con. Tôi rất tự hào về đất nước của mình”, bà khẳng định.

Nữ thủ tướng của những điều thú vị

Trước khi trở thành tâm điểm chú ý với việc mang con tới một phiên họp của ĐHĐ LHQ, bà Ardern đã là một nhân vật đầy thú vị. Sinh năm 1980 ở một thị trấn nhỏ “nổi tiếng” về sự lộng hành của các băng nhóm tội phạm, việc thường xuyên chứng kiến cảnh “những đứa trẻ đi chân đất và chẳng có gì để ăn” đã thôi thúc bà phải gia nhập chính trường để làm gì đó. 

Năm 17 tuổi, khi còn chưa có bằng trung học, bà gia nhập Công đảng. Sau khi lấy được tấm bằng cử nhân ngành quan hệ công chúng và giao tiếp chính trị, bà được nhận vào làm nghiên cứu sinh trong văn phòng của cựu Thủ tướng Helen Clark và từng là cố vấn cấp thấp cho cựu Thủ tướng Anh Tony Blair. Năm 2008, ở tuổi 28, bà Ardern được bầu vào Quốc hội New Zealand, trở thành nghị sĩ trẻ tuổi nhất trong cơ quan lập pháp của đất nước lúc bấy giờ. 

Dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của bà Ardern diễn ra vào tháng 3/2017, khi bà được bầu làm phó thủ lĩnh Công đảng. Đến tháng 8 cùng năm, khi tỷ lệ ủng hộ của cử tri dành cho Công đảng giảm xuống mức thấp kỷ lục trong 20 năm, người tiền nhiệm của bà là ông Andrew Little từ chức. Vị trí lãnh đạo được dồn lên cho bà. Bà Ardern trở thành nhà lãnh đạo Công đảng thứ năm chỉ trong bốn năm và là người trẻ nhất lãnh đạo một đảng chính trị quan trọng tại New Zealand ở thời điểm đó.

Sau khi nhận vị trí lãnh đạo, bà Ardern tích cực vận động tranh cử cho Công đảng, với khẩu hiệu tập trung vào nhóm người trẻ và những điều mới mẻ. Bà đề xuất một loạt các chính sách xã hội tiến bộ như giáo dục đại học miễn phí, hành động vì môi trường, cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội…

Hình ảnh năng động, trẻ trung và cách tiếp cận mới của bà nhanh chóng thu hút được sự ủng hộ của cử tri, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Từng có thời điểm, làn sóng “cuồng Jacinda” lan tỏa mạnh mẽ ở New Zealand. Đám đông nhìn thấy bà tại trung tâm thương mại và các trường đại học lúc bấy giờ hào hứng như thấy một ngôi sao nhạc rock.

Trong khi đó, các nhà phân tích lại so sánh bà với một số nhà lãnh đạo trẻ có phong cách thân thiện trên thế giới. Nhờ đó mà tại cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào tháng 9/2017, Công đảng của bà đã trở thành đảng lớn thứ 2 trong Quốc hội New Zealand với chỉ số tín nhiệm tăng mạnh.

Bản thân bà Ardern nhờ sự ủng hộ của một đảng khác đã được bầu làm Thủ tướng New Zealand, là thủ tướng trẻ nhất của nước này trong vòng hơn 150 năm trở lại đây. Ít người biết được rằng, trước khi là Thủ tướng của New Zealand, bà Ardern còn là một… DJ không chuyên.

Tin cùng chuyên mục

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.