Nguyễn Phúc Lộc Thành- Thơ chọn và chọn thơ

Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chúc mừng nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành (bên trái) ra mắt “Giấc mơ sông Thương”.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chúc mừng nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành (bên trái) ra mắt “Giấc mơ sông Thương”.
(PLO) - Tôi gặp doanh nhân – bạn thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành chưa lâu, nhưng thấy con người anh khá đặc biệt, ngay từ tên cha mẹ đặt cho anh đã đặc biệt, gửi gắm nhiều “thông điệp” cho anh giữa cuộc đời. 

1. Đặc biệt hơn, tôi biết anh là con người đến với văn chương khá sớm, mà viết được nhiều thể loại, về văn có thể loại “cao” nhất đó là tiểu thuyết, thơ thì quá đặc biệt. Ấy vậy nhưng giống như khi đến với văn chương, lặng lẽ thì khi “rút” khỏi đời sống văn chương để trở thành một doanh nhân thành đạt trên thương trường giữa Hà Nội cũng lặng lẽ.

Và bất ngờ, một ngày giữa tháng 9, Nguyễn Phúc Lộc Thành “trình làng” trước giới văn chương và bạn đọc Thủ đô “Giấc Mơ Sông Thương” – cũng quá đặc biệt.

Sông Thương quê Nguyễn Phúc Lộc Thành là một dòng sông có tên tuổi quen thuộc, in đậm dấu ấn văn hóa Việt trong hàng ngàn con sông lớn nhỏ ở nước ta. Ca dao đã có câu: “Sông Thương nước chảy đôi dòng/ Bên trong bên đục em trông bên nào”. Nặng lòng với con sông ấy, Nguyễn Phúc Lộc Thành chọn để viết những 36 bài lục bát cách tân. 

Tôi nhớ, có lần nhà thơ Vương Cường tâm sự, thơ lục bát (hay vẫn gọi là dòng thơ dân tộc) vốn sinh ra từ ca dao, người Việt xưa sáng tạo ra trong lao động về những quy luật của trời đất, thời tiết, tình yêu con người trong lao động cho dễ thuộc dễ nhớ nên ngôn ngữ rất bình dân. Do vậy, ai cũng có thể làm thơ lục bát, nhưng để có câu lục bát đúng là “thơ” và hay là rất khó. 

Trong buổi ra mắt “Giấc mơ sông Thương”, ngày 17/9/2018, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ: “Lục bát là thể thơ rất dễ viết. Ai cũng viết được trên 6, dưới 8, kể cả các cụ già, em nhỏ... nhưng lục bát hay thì khó vô cùng”. “Thơ lục bát dễ làm, nhưng cũng có thể nhấn chìm người sáng tác”, Nhà thơ “Hạt gạo làng ta” Trần Đăng Khoa khẳng định.

Khó vì đặc trưng của lục bát dễ làm cho người đọc thấy tẻ nhạt, trôi tuồn tuột; đọc câu đầu đã đoán ra câu sau, thậm chí câu cuối dẫn đến chán vì không có yếu tố bất ngờ. Từ trước đến nay, có hàng ngàn nhà thơ viết lục bát, nhưng thành công, bạn đọc nhớ đến không nhiều, đỉnh cao là Nguyễn Du với Truyện Kiều và một số tác giả khác như Nguyễn Bính, Huy Cận, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn...

Nguyễn Phúc Lộc Thành không phải không nhận ra điều này. Anh luôn ý thức về việc tạo ra một giọng thơ riêng biệt, không nhòe lẫn vào ai và làm mới ngôn ngữ bằng nhiều chiêu thức như: sáng tạo từ láy mới; mở rộng phổ kết hợp, trường liên tưởng cho danh từ, động từ; chuyển từ loại, đảo từ ngữ, tách ghép từ; nhân hóa, so sánh lạ, độc đáo; sử dụng các biện pháp tu từ ngữ âm như điệp phụ âm, điệp vần… làm cho câu thơ giàu tính nhạc.

Ngoài ra, trong một số trường hợp có sự sáng tạo về nhịp thơ và thanh điệu... Tất cả những cố gắng đó của Nguyễn Phúc Lộc Thành đều nhằm mục đích tạo nghĩa mới, tạo liên tưởng mới, tạo hình dung từ, tránh những từ mòn sáo, gây được sức hút đối với người đọc. Đây không phải là đánh giá của tôi, nhà báo làm thơ, mà là của nhà nghiên cứu văn học PGS. TS Hoàng Kim Ngọc.

Giấc mơ sông Thương của Nguyễn Phúc Lộc Thành là một tập thơ lục bát cách tân. Tác giả đã có nhiều chiêu thức làm mới ngôn ngữ thi ca tiếng Việt như sáng tạo từ láy mới; mở rộng phổ kết hợp cho danh từ, động từ; chuyển từ loại, đảo từ ngữ, tách ghép từ; nhân hóa, so sánh độc đáo; sáng tạo về nhịp thơ và thanh điệu..., sử dụng các biện pháp tu từ ngữ âm như điệp phụ âm, điệp vần… làm cho câu thơ giàu tính nhạc.

Liên tưởng trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Phúc Lộc Thành có biên độ rộng, chồng lấn, đa chiều nên đã góp phần tạo được nhiều kết hợp lạ mang bản quyền thương hiệu riêng của Nguyễn Phúc Lộc Thành. Tất cả những cố gắng đó của anh đều nhằm mục đích tạo nghĩa mới, tạo hình.

Thành công của Nguyễn Phúc Lộc Thành là làm cho người đọc không dễ đoán, thậm chí đọc rồi phải suy nghĩ, chiêm nghiệm, mỗi người tự phát hiện ra cái hay riêng, không giống nhau, tùy “phông văn hóa” của bạn đọc. Chính nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo đã phát hiện ra yếu tố “thiền” và “sex” thăng hoa trong “Giấc mơ sông Thương” của Nguyễn Phúc Lộc Thành.

2. Nguyễn Phúc Lộc Thành cho biết, giữa thập niên 90 thế kỷ trước, khi đang học năm 3 khoá 5 Trường viết văn Nguyễn Du, anh là người đầu tiên khai sinh ra mô hình Taxi Tải tại Việt Nam, tự mình mang dự án Taxi Tải Thành Hưng đi thuyết trình để các cấp phê duyệt (hồi ấy khó khăn lắm, thành lập doanh nghiệp phải là Chủ tịch UBND TP Hà Nội cấp phép).

“Khi sang Phòng đăng ký kinh doanh, chị quản lý phòng xem lý lịch tôi xong, ngước cặp kính lão, hỏi “Nhà văn mà đi làm kinh tế thế này có sợ làm hại cho đất nước hay không?”. Tôi bảo “Chị không thấy vụ giá – lương - tiền của nhà thơ Tố Hữu thành công đến thế nào, nó chẳng phải là một nhân tố để đất nước ta, ngay sau đó, có được công cuộc đổi mới hay sao?”. Chị ấy nhìn tôi như một kẻ dị dạng”, Nguyễn Phúc Lộc Thành hóm hỉnh.

Là người sáng lập, nhưng Nguyễn Phúc Lộc Thành cần mẫn như một chú “ong thợ”. Suốt những năm dấn thân vì sự lớn mạnh của Taxi Tải Thành Hưng, tuyệt nhiên anh không xuất hiện trên báo chí, không PR bằng những “tuyên bố”, thường “đẩy” cho các phụ tá thay mình. Ngay việc mua hàng hoá chất đầy các xe tải, rồi dẫn đoàn xe chở hàng đi cứu trợ ở nhiều nơi đói nghèo, thiên tai, diễn ra đều hàng năm, hoặc giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt, anh vẫn chỉ âm thầm làm mà không nhờ cậy báo chí dẫn đường.

Anh kể, trong các bữa cơm, mẹ anh thường ca thán: “Mẹ thấy người này trên ti vi, người kia lên tivi, sao con làm rất nhiều việc cho hàng tổng thế mà chẳng thấy được lên bao giờ...”. “Hì. Em cười vấn an cụ: Có giời biết, đất biết là đủ, thưa mẹ”, Thành cười hiền hậu.

Trong hơn 20 năm trên thương trường, Nguyễn Phúc Lộc Thành đã thành công trong việc khai sinh, xây dựng Thành Hưng trở thành một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực vận tải nhẹ tại Việt Nam, đặc biệt ấn tượng tại Hà Nội và Sài Gòn: Mô hình Taxi Tải và Dịch vụ Chuyển Nhà, Chuyển văn phòng trọn gói mang thương hiệu Taxi Tải Thành Hưng. Doanh nhân Nguyễn Phúc Lộc Thành đã lấy triết lý của chữ “Tín” giúp doanh nghiệp của mình thành công, hưng thịnh.

Cũng chính Thành Hưng trở thành cổ đông lớn thứ hai sau nhà nước, sở hữu 30% cổ phần thương hiệu Vang Đà Lạt, là chủ sở hữu nhà máy sản xuất Vang Đà Lạt tại Lâm Đồng, trực tiếp quản lý phân phối Vang Đà Lạt trên toàn bộ thị trường miền Bắc. Thành Hưng đã góp công lớn trong việc Vang Đà Lạt vinh dự được Chính phủ Việt Nam dùng chiêu đãi 21 vị nguyên thủ quốc gia trong dịp Hội nghị thượng đỉnh APEC 2006 diễn ra tại Hà Nội.

Gần đây, qua trang cá nhân tôi biết, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Hưng Nguyễn Phúc Lộc Thành đã chính thức xin từ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc để chuyên tâm sáng tác văn chương kể từ ngày 01/9/2018, sau gần 20 năm “ẩn dật”. Sau khi Nguyễn Phúc Lộc Thành có đơn xin nghỉ việc, hôm 25/8/2018, các thành viên của Hội đồng Quản trị Công ty đã nhất trí và phê chuẩn đơn xin từ nhiệm để anh thôi giữ chức Tổng Giám đốc. 

Biết việc này, tôi nhắn tin hỏi thì Thành trả lời: “Em rút lui điều hành thôi, vẫn cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Hưng với vị trí mới”. Dù sao Tập đoàn Thành Hưng cũng là đứa con “mang nặng đẻ đau” của Nguyễn Phúc Lộc Thành.

Việc trở lại với văn chương, “trình làng” Giấc mơ sông Thương không thể ấn tượng hơn, đánh dấu thời khắc “chín” của tâm hồn thi ca của anh. Sự kiện ấy chắc chắn sẽ mở ra trang mới của cuộc đời anh, đóng góp cho thi đàn nhiều tác phẩm mang dấu ấn, phong cách, thi pháp Nguyễn Phúc Lộc Thành.

3. Năm 1988 tại Maxcova – Thủ đô của Nga, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô tổ chức cuộc thi sáng tác văn chương (cả thơ và văn) dành cho cộng đồng người Việt công tác tại 15 nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết. Ban giám khảo gồm 7 người, trong đó có  Nguyễn Phúc Lộc Thành đã giành giải Nhất (không có giải Nhì) cho truyện ngắn “Cõi nhân gian”.

Lúc ấy Thành đang là người lao động ở bên ấy, đầu tắt mặt tối mưu sinh, chứ không phải là sinh viên của trường đại học về văn chương. “Đây đích thị là một nhà văn, hơn thế là một nhà văn có tài”, giám khảo Trần Đăng Khoa lúc ấy đã đánh giá, phát hiện. “Cõi nhân gian” sau này được tác giả Nguyễn Phúc Lộc Thành phát triển thành một tiểu thuyết cùng tên.

Sau tiểu thuyết này, Nguyễn Phúc Lộc Thành “bặt âm” trên văn đàn. Nguyễn Phúc Lộc Thành đã trở lại với văn chương sau 20 năm “vắng bóng”, nhưng không phải với văn mà là thơ. Thật khó cho anh bởi thời nay thơ sao mà lắm thế. Ngay Xuân Diệu lúc sinh thời thường trăn trở, đã làm thơ phải làm thơ hay, đừng làm thơ dở.

Thơ nhiều nhưng bạn đọc, không riêng Việt Nam mà toàn cầu đang thờ ơ với thơ. Dẫu thờ ơ, nhưng không phải vì thế mà thơ “chết” đâu. Với sự trở lại âm thầm nhưng “Giấc mơ sông Thương” của Nguyễn Phúc Lộc Thành được “sinh hạ” ngoạn mục minh chứng cho điều này. 

 “Đến với thơ, tôi đã từng nghĩ, để có thơ hay, không nhất thiết phải màng đến thế sự như văn xuôi. Thơ có thể thoát ra khỏi đời sống chính trị. Tôi tìm đến thơ, kỳ vọng ở một cảnh giới cao hơn văn xuôi.

Tôi luôn tin tưởng vào sứ mệnh của thơ là hướng đến cái đẹp, những giá trị chân - thiện - mỹ ở thơ, như thứ phù sa âm thầm bồi đắp thiện lương, góp phần cải hoá xã hội, tương tự việc tranh đấu trực diện với cái xấu, với cường quyền của văn xuôi, nhưng không bằng con đường búa lớn đao to. Tôi hằng kỳ vọng vào sự thức tỉnh của con người, của mọi thế lực trước cái đẹp, qua con đường thi ca”, Nguyễn Phúc Lộc Thành chia sẻ trong buổi ra mắt “Giấc mơ sông Thương” của anh.

Cám ơn Nguyễn Phúc Lộc Thành đã “hằng tin” để đổi mới và sáng tạo thi ca. Tôi nhận ra rằng với Nguyễn Phúc Lộc Thành không chỉ anh chọn thơ mà thơ đã chọn anh. 

Đọc thêm

Chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình”

Cụm di tích lịch sử Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải- Vĩĩ tuyến 17 (Ảnh: Trần Tiến)
(PLVN) -  Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Khu vực Vĩnh Linh (25/8/1954 -25/8/2024), Báo Nhân Dân phối hợp tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình”. Chương trình sẽ diễn ra vào tối ngày 19/7/2024 tại Kỳ đài Bờ Bắc – Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Vở nhạc kịch Shrek - hạnh phúc khi là chính mình

Hành trình đưa nhạc kịch đến với khán giả khắp Việt Nam mang tên "Shrek: On National Tour". (Ảnh BTC)
(PLVN) - Vở nhạc kịch Shrek đã phá vỡ những định kiến thông thường, đem lại thông điệp vô cùng ý nghĩa: Mỗi người dù là ai, đều thật đẹp khi là chính mình và đều xứng đáng có được hạnh phúc. Chính thông điệp này đã chạm đến trái tim của những khán giả thưởng thức vở nhạc kịch và để lại những dư âm thật sâu sắc, rực rỡ.

Xem phim kinh điển trên Hanoi On

Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội ra mắt ứng dụng nội dung đa phương tiện Hanoi On (ảnh P.V)
(PLVN) - Hanoi On là một hệ sinh thái nội dung số cho Hà Nội và về Hà Nội. Ứng dụng này gồm các chương trình truyền hình, thông tin điện tử, chương trình phát thanh và các nội dung nghe nhìn đặc sắc. Ngoài ra, Hanoi On còn có hàng vạn chương trình âm nhạc, hàng nghìn sách nói, cùng thư viện phim bộ đặc biệt là bộ sưu tập những bộ phim kinh điển của Việt Nam và nước ngoài.

60 thí sinh vào bán kết Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

Thí sinh tham dự Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024. (Ảnh T.Thanh)
(PLVN) - Tại vòng Bán kết, top 60 thí sinh xuất sắc nhất đến từ khắp đất nước tập trung tại Sa Pa (Lào Cai) và bắt đầu chuỗi hành trình quảng bá, lan tỏa vẻ đẹp của du lịch Sa Pa nói riêng và Việt Nam nói chung đến cộng đồng.

Hội thảo về Danh nhân Lưu Đình Chất

Tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà sử học góp phần làm rõ nét hơn về cuộc đời và sự nghiệp của vị đại quan Lưu Đình Chất. (Ảnh: Y. Khương).
(PLVN) - Ngày 6/7/2024, Hội thảo “Vai trò của danh nhân Lưu Đình Chất trong lịch sử dân tộc và việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản về ông” diễn ra tại huyện Hoằng Hóa, (Thanh Hóa), góp phần làm rõ nét hơn về cuộc đời và sự nghiệp của vị đại quan Lưu Đình Chất, cũng như đóng góp của ông trong lịch sử dân tộc.

Ca sĩ Phương Linh từng ở ẩn để chữa bệnh

Ca sĩ Phương Linh trở lại với sân khấu sau thời gian dài điều trị bệnh (ảnh P.V)
(PLVN) - Hạn chế việc đi hát, ít ai biết được rằng ca sĩ Phương Linh phải đối diện với việc bị tràn dịch khớp gối. Sau nhiều năm điều trị từ Đông y đến Tây y, đến nay nữ ca sĩ mới phục hồi được 80%.

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội
(PLVN) - Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

Vẻ đẹp Tây Hồ trên khuôn nhạc

Vẻ đẹp mênh mang của Hồ Tây luôn dễ chạm vào trái tim người nghệ sĩ, tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca. (Ảnh: Zing.vn)
(PLVN) - Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu, là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Như một lẽ rất tự nhiên, vẻ đẹp mênh mang của Hồ Tây luôn dễ chạm vào trái tim người nghệ sĩ, tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, nhạc họa, văn chương bao đời nay. Vẻ đẹp lung linh, lãng mạn của Hồ Tây được hiện lên trên từng khuôn nhạc.

'Vui lên nào, anh em ơi' - bộ phim ca ngợi sức mạnh tình bạn

"Vui lên nào, anh em ơi" hướng đến khẳng định giá trị bản thân, sức mạnh của tình bạn (ảnh trong phim)
(PLVN) - “Vui lên nào, anh em ơi” khẳng định sức mạnh của tình bạn, giá trị của niềm tin, sự khích lệ và lối sống tích cực. Bộ phim không chỉ mang đến cho khán giả những tiếng cười mà còn truyền tải những bài học quý giá về cuộc sống, khơi dậy sự lạc quan trong mỗi người.

18 tác phẩm hội họa tại 'Hồng Sen'

Một số bức tranh hoa sen với nét vẽ tài hoa của các họa sĩ đương đại Việt Nam (ảnh Sơn Tùng).
(PLVN) - 18 tác phẩm hội họa có chủ đề về hoa sen thuộc bộ sưu tập “Hồng Sen” của nhà sưu tập Thúy Anh được trưng bày tại Hà Nội. Những bức tranh hoa sen với nét vẽ tài hoa của các họa sĩ đương đại Việt Nam xuất hiện bên áo dài, nón lá đã tạo điểm nhấn đẹp đẽ, khó phai, góp phần tôn vinh vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.

Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp bình dị

Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp đời thường (Ảnh: BTC).
(PLVN) - Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” trưng bày 63 tác phẩm, là những sáng tác mới của 62 tác giả thuộc thuộc Câu lạc bộ Mỹ thuật sáng tác đề tài xây dựng Tổ quốc. Người xem có thể bắt gặp những hình ảnh bình dị với làng gốm, làng thổ cẩm, làng nón, phong cảnh bốn mùa, đình làng, Khuê Văn Các...