Nguyên nhân khàn tiếng là gì?
Khàn tiếng là một sự thay đổi bất thường trong giọng nói, là tình trạng hay gặp với các dấu hiệu như khô hoặc ngứa cổ họng. Khi đó, giọng nói không còn trong như bình thường và bạn phải rất khó khăn trong khi phát ra âm thanh. Nguyên nhân khàn tiếng thường do bạn la hét, hoặc nói nhiều trong thời gian dài, khiến dây thanh âm phải hoạt động liên tục, căng ra, khiến âm thanh tạo ra không mượt như bình thường. Bên cạnh đó, khàn tiếng cũng thường là biểu hiện của các bệnh lý như sau:
- Viêm thanh quản: Viêm thanh quản là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra khàn tiếng, kèm theo các biểu hiện khác như đau rát họng, ho khan vào sáng sớm.
- Các nốt sưng thanh quản, u nang và polyp là những khối u lành tính có thể xuất hiện dọc theo các nếp gấp của thanh quản gây cản trở việc phát ra âm thanh như bình thường, dẫn đến khàn tiếng, hụt hơi, nói nhanh mệt.
- Trào ngược dạ dày - thực quản: Khi dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, tràn qua cổ họng và thanh quản tiếp xúc trực tiếp với dây thanh quản dẫn tới phù nề, sưng, viêm, gây khàn tiếng.
Khàn tiếng do nhiều nguyên nhân gây ra |
Khàn tiếng kéo dài gây ảnh hưởng như thế nào?
Khàn tiếng là hiện tượng rất phổ biến và sẽ tự hết sau vài ngày nếu không có thương tổn khác đi kèm. Tuy nhiên, nếu không được xử lý sớm, khàn tiếng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn tới giao tiếp, làm người bệnh luôn tự ti, chất lượng công việc, cuộc sống suy giảm. Thậm chí, với những người thường xuyên phải nói nhiều, khàn tiếng kéo dài khiến họ phải bỏ nghề, gây áp lực kinh tế lớn. Ngoài ra, khàn tiếng kéo dài còn dẫn đến nhiều vấn đề khác như:
Ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Người bị khàn tiếng luôn cảm thấy vướng víu, khó chịu trong cổ họng. Do đó, người bệnh luôn có cảm giác muốn khạc nhổ, đằng hắng giọng liên tục, khiến tổn thương tại họng, thanh quản thêm trầm trọng, viêm nhiễm nặng nề và kéo dài hơn.
Ảnh hưởng đến ăn uống
Nhiều người bị khàn tiếng thường đi kèm với triệu chứng khô, đau rát cổ họng, gây hạn chế khi nuốt. Do đó, việc ăn uống cũng trở nên khó khăn, ăn không thấy ngon miệng. Về lâu dài, điều này có thể khiến người bệnh mệt mỏi, suy giảm sức khỏe, sụt cân.
Khàn tiếng kéo dài gây ảnh hưởng lớn tới giao tiếp, công việc |
Đối phó tình trạng khàn tiếng ra sao?
Để đối phó với khàn tiếng, bạn cần tìm được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Trong trường hợp khàn tiếng là triệu chứng viêm thanh quản hoặc các bệnh viêm đường hô hấp khác, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, chống viêm giảm đau, long đờm, chống phù nề,… Nếu khàn tiếng kéo dài do hạt xơ, polyp, người bệnh có thể phải can thiệp nội khoa để phẫu thuật bóc tách, loại bỏ các tổn thương thực thể.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện một số biện pháp tại nhà như sau:
- Giữ dây thanh âm nghỉ ngơi: Khi bị khàn tiếng, bạn nên hạn chế nói, chỉ nói khi cần thiết, tránh thì thầm để dây thanh âm, hầu họng có thời gian phục hồi tổn thương.
- Uống nhiều nước: Chất nhầy và lông mao tại đường hô hấp có nhiệm vụ làm ấm không khí và ngăn cản vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Nếu không được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết, cơ chế này sẽ không thể hoạt động hiệu quả. Vì vậy, dùng nhiều nước ấm cũng là biện pháp hỗ trợ phòng tránh khàn tiếng.
- Giữ ấm cơ thể: Bạn cần chú ý giữ ấm cho cơ thể, tránh nơi gió lùa khi thời tiết chuyển lạnh.
- Đảm bảo vệ sinh mũi miệng: Bạn nên duy trì thói quen súc miệng mỗi ngày với nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn để làm sạch vùng hầu họng.
- Tránh xa chất kích thích: Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và caffeine cũng như loại bỏ các chất gây kích ứng trong không khí như nấm mốc, bụi bẩn…
Tránh xa thuốc lá để không làm khàn tiếng trầm trọng hơn |
Giải pháp thảo dược giúp giảm khàn tiếng được nhiều người lựa chọn
Cùng với việc điều chỉnh những thói quen khi sử dụng giọng nói, dùng thuốc hay phẫu thuật, việc dùng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược đang được xem là giải pháp ưu việt trong cải thiện khàn tiếng. Một trong những lựa chọn tiêu biểu và nhận được đánh giá cao hiện nay là sản phẩm thảo dược chứa rẻ quạt - Tiêu Khiết Thanh. Theo nghiên cứu, chiết xuất từ cây rẻ quạt chứa các hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh. Nhờ vậy, những hoạt chất này giúp giảm triệu chứng khàn tiếng, đau rát họng, ngứa họng, ho khan...
Ngoài rẻ quạt, các nhà khoa học còn kết hợp thêm với nhiều thảo dược quý khác là bồ công anh, bán biên liên, sói rừng giúp tăng cường sức đề kháng cho niêm mạc hầu họng đang bị tổn thương hoặc suy yếu, phục hồi các tổn thương mạn tính, phòng tránh bệnh tái phát.
Đặc biệt, Tiêu Khiết Thanh được bào chế bằng công nghệ lượng tử, giúp đảm bảo loại bỏ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nguyên liệu thô, duy trì tối đa hàm lượng hoạt chất trong cao dược liệu, từ đó giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong chương trình Tư vấn sức khỏe trên truyền hình, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh đã đánh giá công dụng của sản phẩm như sau: “Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa thành phần chính là cao rẻ quạt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất mạnh. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn chứa các thảo dược quý khác giúp làm ấm, phục hồi niêm mạc đường hô hấp nhanh chóng. Nhờ vậy, sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị khàn tiếng, viêm thanh quản hiệu quả và an toàn”.
Khảo sát đầu năm 2021 cho thấy, có tới hơn 90% người dùng hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả giảm khàn tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản của Tiêu Khiết Thanh.
Sản phẩm Tiêu Khiết Thanh giúp cải thiện khàn tiếng, mất tiếng |
Tìm hiểu về các nguyên nhân khàn tiếng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc xác định thủ phạm gây ra những thay đổi ở giọng nói. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định, thay đổi một số thói quen sinh hoạt phù hợp, bạn nên kết hợp sử dụng Tiêu Khiết Thanh để giúp giọng nói trong sáng, khỏe mạnh hơn.
* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.