Nguyên nhân dẫn đến kỷ lục lạm phát triệu % ở Venezuela

Những thực phẩm đắt đỏ như thịt từng có giá tới 9,5 triệu bolivar mỗi kg
Những thực phẩm đắt đỏ như thịt từng có giá tới 9,5 triệu bolivar mỗi kg
(PLO) - Cả triệu người Venezuela phải bỏ xứ ra đi vì khủng hoảng kinh tế. Lạm phát tại Venezuela được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (FMI) thẩm định có thể lên đến 1 triệu phần trăm từ nay đến cuối năm 2018. Theo báo cáo được công bố ngày 5/9/2018 của Quốc hội Venezuela, lạm phát đã tăng thêm 200% chỉ trong tháng 8, có nghĩa là trong vòng một năm, vật giá đã tăng 200.000%. 

Đồng tiền quốc gia bolivar như tờ giấy, mang một đống tiền chỉ có thể mua được một cuộn giấy vệ sinh, hoặc một cân cà rốt, hoặc một con gà... Chính phủ phải phát hành tiền mới bỏ bớt 5 số 0, có hiệu lực từ ngày 20/08/2018, lập sổ yêu nước để có thể mua xăng dầu với giá ưu đãi, tăng lương tối thiểu thêm 34 lần, từ 52 bolivar/tháng lên thành 1.800 bolivar/tháng. Người nghỉ hưu xếp hàng hơn 5 tiếng để nhận được khoản lương hưu tương đương với một hộp cá mòi. 

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng chưa từng có ở Venezuela, kinh tế gia Eduardo Garzón, thành viên Hội đồng Khoa học Attac Tây Ban Nha, có một cách nhìn khác trong một bài phân tích.

4 đặc điểm của nền kinh tế Venezuela

Theo kinh tế gia Eduardo Garzón, để hiểu được quá trình lạm phát phi mã tại Venezuela cần phải hiểu được nền kinh tế nước này vận hành như thế nào, cơ cấu sản xuất ra sao, cách thâm nhập ra thị trường nước ngoài, chế độ chính trị, thể chế và xã hội, hệ thống tiền tệ và tài chính... Vì vậy, ông khuyến cáo nên cẩn thận với những phân tích cho rằng nền kinh tế Venezuela lộn xộn hoặc so sánh với một nền kinh tế phát triển hoặc ở châu Âu. 

Tổng thống Venezuela - Nicolas Maduro giới thiệu tiền mới trong cuộc họp tháng 7
Tổng thống Venezuela - Nicolas Maduro giới thiệu tiền mới trong cuộc họp tháng 7

Ông Eduardo Garzón nêu lên bốn đặc điểm chính của nền kinh tế Venezuela:

Thứ nhất, Venezuela luôn có tỉ lệ lạm phát rất cao. Trong những năm 1980, giá cả tăng còn nhanh hơn so với những năm cầm quyền của chính phủ theo chủ nghĩa Bolivar, ngoại trừ năm 2018. Điều này rất quan trọng để hiểu rằng đây không phải là trường hợp mới, có thể hoàn toàn bị tác động do những sự kiện diễn ra gần đây, mà vấn đề này đã có từ lâu. 

Tình trạng lạm phát cao và bất thường có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề : Thị trường độc quyền, nhiều lĩnh vực quan trọng nằm trong tay các đại tập đoàn quyền lực, nhà nước không có khả năng điều tiết và kiểm soát cạnh tranh trong giới chủ, tình trạng tham nhũng, tội phạm...

Thứ hai, cần nhắc lại là chế độ Bolivar, bắt đầu từ tổng thống Chavez và đang được tổng thống Maduro tiếp nối, luôn bị đe dọa vì những đặc quyền của tầng lớp tinh hoa trong nước. Quá trình quốc hữu hóa và kiểm soát một phần lớn các lĩnh vực sản xuất chiến lược (đặc biệt là dầu lửa), cũng như việc phân phối rộng hơn về thu nhập (theo CEPAL, Venezuela là nước ít bất công nhất châu Mỹ Latinh) đã đánh vào quyền lực và sự giàu có của tầng lớp lãnh đạo Venezuela. Từ đó, tầng lớp này đã tập hợp dưới nhiều hình thức để cố lật đổ chính phủ và lấy lại những đặc quyền của họ. 

Một số ví dụ tiêu biểu là cuộc đảo chính hụt năm 2002, các cuộc biểu tình có vũ trang, tạo khan hiếm nhiều mặt hàng có chủ đích và có kế hoạch trước các kỳ bầu cử, truyền tải hình ảnh xấu thông qua các cơ quan truyền thông quyền lực bên trong và ngoài nước…

Tất cả những điều này không có gì mới và cũng chẳng đặc biệt: các nhóm quyền lực đã sử dụng chiến lược từ thời Chilê của tổng thống Allende trong những năm 1970-1973 và ở Nicaragua cuối những năm 1980.

Điểm thứ ba, cơ cấu sản xuất của Venezuela không giống cơ cấu của một nền kinh tế phát triển. Venezuela không có mạng lưới sản xuất đa dạng có khả năng chế tạo các sản phẩm đủ chủng loại, đủ màu sắc… mà chỉ tập trung các lĩnh vực sơ cấp, các ngành công nghiệp và dịch vụ thứ yếu. Vì vậy, Venezuela phải mua gần như một nửa nhu yếu phẩm từ nước ngoài.

Dầu lửa là lĩnh vực khổng lồ của nền kinh tế, mang lại 95% ngoại hối cho đất nước, 4% còn lại là nhờ vào xuất khẩu nguyên liệu. Có nghĩa là, để người dân có thể có được nhu yếu phẩm hàng ngày, thì phải cần đến ngoại tệ, chủ yếu là đồng đô la Mỹ mà nền kinh tế Venezuela có được nhờ vào xuất khẩu dầu lửa.

Đây là một nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào một lĩnh vực duy nhất và lĩnh vực này lại có điểm yếu vô cùng lớn. Thực vậy, giá dầu giảm vào năm 2014 đã gây ra một lỗ hổng trong nguồn thu bằng đô la. Điều này tác động đến nhập khẩu, gây khan hiếm hàng hóa, vật giá tăng nhanh trên thị trường nội địa.

Thứ tư, chính phủ Venezuela kiểm soát giá của nhiều mặt hàng cơ bản để bảo đảm cung cấp cho người dân nghèo khó nhất. Điều này lại dẫn đến tình trạng thị trường đen phát triển và chi phối các loại giá cả khác.

Để tránh tình trạng người dân đổi đô la Mỹ mang ra nước ngoài, gây chảy máu vốn, vào năm 2003, chính phủ Venezuela áp dụng kiểm soát tỉ giá hối đoái, có nghĩa là áp dụng tỉ giá cố định đối với việc đổi đồng bolivar sang đô la Mỹ. Chính điều này lại dẫn đến việc xuất hiện thị trường đen, nơi đồng bolivar được đổi sang đô la với giá thấp hơn.

4 yếu tố giải thích tình trạng siêu lạm phát

Theo kinh tế gia Eduardo Garzón, bốn đặc điểm về nền kinh tế Venezuela được nêu ở trên giúp hiểu rõ vòng xoáy siêu lạm phát hiện nay, được giải thích theo bốn yếu tố chính: 

Thứ nhất là tình trạng khan hiếm hàng hóa một cách có tổ chức và có chọn lọc. Các tập đoàn lớn đối lập với chính phủ Venezuela, có sức mạnh kiểm soát thị trường trong lĩnh vực của họ (như các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm vệ sinh kiểm soát đến 99% lĩnh vực) “hô biến” khỏi thị trường chính thức một lượng lớn hàng hóa nhưng lại được bán ở chợ đen. Điều này dẫn đến tình trạng giá cả tăng một cách chóng mặt do thiếu hàng hóa và lạm dụng giá trong mạng lưới phân phối bất hợp pháp.

Một gia đình Venezuela chờ qua cửa khẩu giữa Ecuador và Peru ở Tumbes, Peru, ngày 24/08/2018
 Một gia đình Venezuela chờ qua cửa khẩu giữa Ecuador và Peru ở Tumbes, Peru, ngày 24/08/2018

Thứ hai là lạm phát nhập khẩu. Các công ty nhập hàng hóa từ nước ngoài thường thanh toán theo tỉ giá hối đoái chính thức, nhưng họ lại bán ra thị trường nội địa theo tỉ giá không chính thức. Vì vậy, họ vừa thu lợi từ tiền chênh lệch vừa khiến giá cả tăng giả.

Đây là yếu tố chính giải thích tình trạng giá cả tăng chóng mặt tại Venezuela, đặc biệt là vào cuối năm 2017 : chỉ trong vòng hai tháng, từ 3.000 bolivar đổi được 1 đô la lên thành 52.000 bolivar một đô la. Chính quyền Venezuela cáo buộc các doanh nghiệp thao túng tỉ giá để thu lợi bất chính và gây bất ổn về kinh tế, xã hội.

Thứ ba, Hoa Kỳ cấm vận tài chính. Ngày 25/08/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump đã gia tăng biện pháp phong tỏa về kinh tế, thương mại và tài chính đối với Venezuela.

Nói một cách khác, chính quyền Caracas gặp thêm khó khăn trong việc nợ bằng đô la và những nguồn thu bằng đô la (trên thị trường chính thức) để nhập khẩu hàng hóa. Điều này cũng dẫn đến việc phải tìm đô la trên thị trường đen với giá đắt hơn. Hậu quả là tình trạng khan hiếm hàng hóa thêm nghiêm trọng, đồng bolivar bị mất giá so với đồng đô la trên thị trường đen và giá cả không ngừng tăng.

Thứ tư, người dân không tin vào đồng tiền quốc gia. Đồng bolivar của Venezuela thực sự chưa bao giờ được ưa chuộng ở trong và ngoài nước vì từ trước đến giờ, đồng tiền của Venezuela vẫn bị mất giá nghiêm trọng và ngày càng bị sụt giá so đồng tiền quy chiếu truyền thống là đô la Mỹ.

Điều này lại càng thôi thúc người dân Venezuela không muốn giữ tài sản vốn được định giá bằng bolivar và thay chúng bằng tài sản định giá bằng đô la. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đồng bolivar mất giá. Nền kinh tế bị đô la hóa, giá cả tăng thông qua nhập khẩu là những yếu tố cho thấy chính quyền bất lực trong việc bắt sử dụng đồng tiền quốc gia.

Kinh tế gia Eduardo Garzón nhận định tình trạng siêu lạm phát ở Venezuela là do nhiều yếu tố khác nhau, như cơ cấu sản xuất và xuất khẩu yếu kém, thế lực của các tập đoàn kinh tế đối lập… Vì vậy, việc in hàng loạt tiền không liên quan gì đến tình trạng siêu lạm phát hiện nay ở Venezuela. Đây không phải là nguyên nhân mà là hậu quả: để có thể thanh toán và mua hàng hóa ngày càng đắt do siêu lạm phát, cần phải có thêm nhiều tiền, chính vì thế khối lượng tiền không ngừng tăng ở Venezuela.

Nhiều năm đối mặt với lạm phát ngày càng tăng tốc, giới chức Venezuela cuối năm ngoái nghĩ ra cách phát hành tiền mệnh giá lớn hơn. Sau đó vài tháng, họ cho biết sẽ bỏ 3 số 0 trên tờ tiền. Khi chừng đó dường như vẫn chưa đủ, cuối tháng 7, Venezuela tuyên bố sẽ xóa tới 5 số 0.

Các biện pháp này đã khiến những người Venezuela như Yosmar Nowak - chủ một quán cà phê tại thủ đô Caracas tin rằng chính phủ đã hết cách. Và họ thậm chí chẳng thể hạ được giá một cốc cà phê - vốn đã lên đến 2 triệu bolivar.

“Cứ tưởng tượng nếu mọi chuyện tiếp tục thế này, đến tháng 12, chúng ta sẽ phải làm điều tương tự”, Nowak nói. Năm nay, bà đã phải nâng giá đồ uống 40 lần.

Xóa bớt số 0 trong đồng bolivar hiện tại là trụ cột trong nhóm chính sách cải tổ kinh tế mà Tổng thống Nicolas Maduro muốn thực hiện, nhằm vực dậy nền kinh tế đã nhiều năm chìm trong khủng hoảng. Lạm phát Venezuela năm nay đã lên hơn 32.700%, được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ví với Đức năm 1923 và Zimbabwe cuối những năm 2000. Cuối năm nay, con số này được dự báo lên tới 1 triệu phần trăm.  

Tiền mới có tên “sovereign bolívar”, lưu thông từ hôm 20/8. Trong thông báo trước đó, Venezuela còn công bố hàng loạt chính sách khác, như tăng lương tối thiểu tháng lần thứ 5 trong năm, neo nội tệ vào đồng petro - tiền ảo do nước này phát hành, tăng thuế thu nhập doanh nghiệp và giá xăng (vốn được trợ cấp mạnh tay), việc kiểm soát tiền tệ (vốn khiến người Venezuela không thể tiếp cận đồng đôla nhiều năm qua) cũng sẽ được nới lỏng.

Tuy nhiên, những thay đổi này không đủ thuyết phục các nhà kinh tế học. Họ đã theo sát các động thái của ông Maduro thời gian qua và cho rằng tiền mới chỉ là chương tiếp theo trong hàng thập kỷ quản lý kinh tế sai lầm đang hủy hoại quốc gia dầu mỏ này.

 “Xóa số 0 chỉ giải quyết được hình thức thôi”, Steve Hanke - nhà kinh tế học ứng dụng tại Đại học Johns Hopkins nhận xét, “Điều này chẳng có ý nghĩa gì, trừ phi anh thay đổi chính sách kinh tế”. 

Tin cùng chuyên mục

Doanh thu khai báo tăng lên khi sử dụng hóa đơn điện tử không phải là cơ sở để truy thu.

Hộ kinh doanh có bị truy thu khi áp dụng hóa đơn điện tử?

(PLVN) - Liên quan đến những lo ngại bị truy thu thuế của hộ kinh doanh khi áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, lãnh đạo Cục Thuế khẳng định, cơ quan thuế chỉ truy thu số thuế đã bị bỏ sót hoặc khai báo không trung thực từ các kỳ trước đó.

Đọc thêm

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Nhiều địa phương đã chuyển động tích cực trong giải phóng mặt bằng

Bộ Xây dựng kiến nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Trao đổi với Báo PLVN, ông Vũ Hồng Phương - Giám đốc Ban Quản lý dự án (QLDA) đường sắt cho biết, đơn vị đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Sau khi trình Bộ Xây dựng và Chính phủ thông qua, hồ sơ dự án đã bàn giao cho các tỉnh, thành phố có tuyến đường sắt đi qua để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ tái định cư phục vụ thi công vào năm 2026.

'Siết' hàng giả trên môi trường số, Bộ Công Thương sẽ phân cấp, phân quyền cho địa phương quản lý giao dịch thương mại điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình các nhóm vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tình trạng hàng giả, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt trên môi trường số. Để tăng cường quản lý lĩnh vực này, Bộ sẽ phân cấp, phân quyền cho địa phương trong quản lý giao dịch thương mại điện tử. Đồng thời, trình Quốc hội Luật Thương mại điện tử, dự kiến Dự thảo Luật sẽ được trình trong Kỳ họp thứ 10.

Phê duyệt bổ sung hơn 38.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC

VEC cần bổ sung vốn để đủ điều kiện huy động vốn nhằm thực hiện đầu tư các dự án. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc quyết định phê duyệt phương án bổ sung vốn điều lệ cho Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), nâng tổng vốn điều lệ lên 39.366 tỷ đồng đến hết năm 2026, tăng 38.251 tỷ đồng so với mức vốn điều lệ đã được phê duyệt đến năm 2023.

Thay đổi trong áp dụng thuế khoán: Cần giải pháp để hộ kinh doanh thích nghi - Bài 2: Xây dựng hệ thống thuế hiện đại, minh bạch

Nghị định số 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ là một trong nhiều bước trong lộ trình xây dựng một hệ thống thuế hiện đại, minh bạch.
(PLVN) - Sau nhiều năm tồn tại như một công cụ thu thuế mang tính ước lượng, thuế khoán (TK) đang dần được thay thế bởi cơ chế khai thuế và nộp thuế theo doanh thu thực tế. Đây không chỉ là bước chuyển mình của chính sách thuế, mà còn là phép thử đối với năng lực quản trị, tính minh bạch và khả năng thích nghi của hệ thống quản lý nhà nước và hàng triệu hộ kinh doanh (HKD) cá thể trên cả nước…

Kỳ 1: Kinh tế tư nhân Lào Cai - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng các đại biểu tham quan không gian trưng bày các sản phẩm của tỉnh Lào Cai tại Chương trình “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc”.
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, kinh tế tư nhân đang ngày càng khẳng định vai trò là một động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai. Từ một khu vực từng bị xem là “manh mún, nhỏ lẻ”, kinh tế tư nhân đã và đang tiếp sức cho hành trình vươn lên của tỉnh, từng bước đưa địa phương trở thành trung tâm kinh tế, thương mại và du lịch năng động vùng Tây Bắc.

Mời nhà đầu tư Cảng cạn 1.700 tỷ tại Thái Nguyên

Mời nhà đầu tư Cảng cạn 1.700 tỷ tại Thái Nguyên
(PLVN) - Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên mời các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu tham gia đầu tư Dự án Cảng cạn Tiên Phong. Quy mô Cảng cạn khoảng 14,35ha với tổng mức đầu tư khoảng 1.700 tỷ, thời gian hoạt động 50 năm.

Cục Hải quan hoàn thành chuyển đổi sang mô hình tổ chức bộ máy mới chỉ trong 15 ngày

Tại buổi gặp mặt Phó Cục trưởng Trần Đức Hùng đã thông tin về một số kết quả của ngành Hải quan 6 tháng năm 2025. (Ảnh HP)
(PLVN) - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Trần Đức Hùng cho biết, chỉ sau 15 ngày Quyết định số 382/QĐ-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực (từ 1/3/2025 đến 0 giờ ngày 15/3/2025), toàn bộ công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy, nhân sự các đơn vị bên trong Cục Hải quan đã hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình tổ chức bộ máy mới.

Đầu tư hơn 251 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp trường THPT Chu Văn An

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ (TP. Hà Nội) vừa mới phát đi thông báo mời thầu gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị thuộc Dự án Cải tạo, nâng cấp Trường THPT Chu Văn An với tổng mức đầu tư 251,591 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Quận.

Liên danh Công ty Khánh Hòa - Miền Trung trúng gói thầu hơn 976 tỷ đồng tại tỉnh Khánh Hòa

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Thông tin từ Mạng đấu thầu Quốc gia, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và giao thông tỉnh Khánh Hòa vừa mới công bố kết quả trúng thầu Gói thầu số 11 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án thành phần 1 Dự án Xây dựng đường giao thông liên vùng huyện Diên Khánh thuộc Dự án Đường giao thông liên vùng huyện Diên Khánh có giá trúng thầu hơn 976,73 tỷ đồng.

So sánh thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Dù là gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa hay tư vấn, việc xác định rõ thời gian thực hiện không chỉ giúp đảm bảo tiến độ dự án mà còn là căn cứ để đánh giá năng lực, trách nhiệm của các bên liên quan. Tuy nhiên, thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn trong quá trình đấu thầu. Mặc dù có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng chúng lại mang những ý nghĩa và phạm vi khác nhau.

Các tỉnh Đông Nam Bộ: Quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm 2025

Nhiều dự án trọng điểm được các tỉnh Đông Nam Bộ đẩy nhanh tiến độ. (Trong ảnh: Dự án đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành tại tỉnh Bình Dương)
(PLVN) - Kết thúc 5 tháng đầu năm 2025, “bức tranh” kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ cho thấy những tín hiệu khởi sắc rõ nét. Tuy nhiên, để cán đích tăng trưởng hai con số như mục tiêu đề ra, các địa phương trong vùng đang tăng tốc triển khai hàng loạt giải pháp mang tính căn cơ, quyết liệt nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy sản xuất, cải thiện môi trường đầu tư và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Hà Nội: Đấu thầu gói thầu xây dựng hầm chui tại nút giao Cổ Linh (Long Biên) gần 600 tỷ đồng

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội đang tổ chức triển khai đấu thầu rộng rãi qua mạng gói thầu 01/XL Thi công xây dựng hầm (bao gồm cả thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phụ trợ và tổ chức giao thông đồng bộ) thuộc Dự án Xây dựng hầm chui tại nút giao Cổ Linh, quận Long Biên, TP. Hà Nội có giá trị gần 600 tỷ đồng.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Phân cấp, phân quyền phải 'rõ người, rõ việc', không để 'giao quyền mà không giao lực'

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, sau khi rà soát 1.055 văn bản quy phạm pháp luật, Bộ đã làm rõ hơn 1.000 thẩm quyền giữa các cấp chính quyền, trong đó 500 thẩm quyền thuộc trách nhiệm của bộ trưởng. Việc phân cấp, phân quyền không chỉ để chia việc, mà nhằm kiến tạo tư duy quản lý mới, hiệu quả, minh bạch, gắn quyền với trách nhiệm và nguồn lực, khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy và thiếu rõ ràng trong thực thi.

Công ty Xây dựng Cát Hải trúng 2 gói thầu hơn 407 tỷ đồng tại Hà Nam

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Thông tin từ Mạng đấu thầu Quốc gia, Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam vừa phê duyệt cho Công ty TNHH Xây dựng Cát Hải trúng cả 2 gói thầu thi công xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị của 2 dự án nhà ở xã hội (Khu nhà ở cán bộ, bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai và Khu nhà ở cán bộ, bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) tại TP. Phủ Lý. Tổng giá trị trúng thầu của cả 2 gói thầu là hơn 407 tỷ đồng.