Theo thông tin mới nhất mà chúng tôi có được, Nguyễn Đức Nghĩa đã viết đơn gửi Chủ tịch nước xin ân xá, tha tội tử hình.
Nguồn tin cho biết, ngày 13/11 (tức hai ngày sau khi tòa phúc thẩm y án tử hình với Nguyễn Đức Nghĩa), phạm nhân này đã quyết định viết “đơn xin ân xá”.
Được biết, vào chiều qua(15/11), lá đơn của Nghĩa đã được Trại giam số 1 phê duyệt và gửi lên Chủ tịch nước.
Nguồn tin cho biết, ngày 13/11 (tức hai ngày sau khi tòa phúc thẩm y án tử hình với Nguyễn Đức Nghĩa), phạm nhân này đã quyết định viết “đơn xin ân xá”.
Được biết, vào chiều qua(15/11), lá đơn của Nghĩa đã được Trại giam số 1 phê duyệt và gửi lên Chủ tịch nước.
Nghĩa khóc tại tòa phúc thẩm khi biết tin bố mất |
Trên trang giấy A4, với nét chữ nhỏ nhắn, gẫy gọn, tử tù Nguyễn Đức Nghĩa viết: "Tôi vô cùng ân hận về lỗi lầm của mình, tôi khát khao được sống, được có cơ hội làm lại cuộc đời... Tôi nhận thấy những tội danh và án phạt là hoàn toàn đúng người đúng tội". Trong đơn, Nghĩa cũng đề cập việc có bố là thương binh, vừa qua đời sau một tai nạn giao thông cách đây không lâu. Anh ta phạm tội lần đầu tiên khi tuổi đời còn rất trẻ. Nghĩa cho rằng trong phút giây không làm chủ được bản thân đã gây ra tội ác không thể tha thứ được và đó "không phải là bản bất của con người tôi". Bốn dòng cuối cùng của lá đơn, tử tù này khẩn khoản: "Tôi kính xin ông Chủ tịch nước ân giảm án tử hình cho tôi để tôi có cơ hội làm lại cuộc đời, được có cơ hội trở về phụng dưỡng mẹ già cũng như thắp nén nhang trên phần mộ của cha, và trở thành một người dân bình thường". Theo các các bộ quản giáo của Trại giam số 1, sau khi trở về từ tòa án, Nghĩa bước vào buồng biệt giam với dáng vẻ mệt mỏi. Nghĩa ăn cơm trưa vào lúc 1 giờ chiều, vừa ăn, vừa khóc lặng lẽ. Những ngày sau phiên phúc thẩm, Nghĩa có những biểu hiện tâm lý khó nắm bắt. Trại đang phải tăng cường cán bộ để theo dõi tử tù đặc biệt này. Trước đó, ngày 11/11, TAND Tối cao mở phiên phúc thẩm xem xét kháng cáo của Nguyễn Đức Nghĩa - kẻ giết người yêu cũ, cắt đầu, phi tang xác nạn nhân gây rúng động dư luận. Xét hành vi của bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, Hội đồng Xét xử phiên phúc thẩm đã bác toàn bộ đơn kháng cáo, giữ nguyên án sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Đức Nghĩa tử hình về tội giết người. Khi được tòa cho nói lời cuối cùng, Nghĩa nói: "Tôi xin lỗi gia đình chú Ba vì đã gây ra nỗi đau quá lớn! Tôi cũng xin lỗi gia đình vì đã gây hậu quả rất nghiêm trọng. Khi biết được tin bố mất, tôi khát khao được sống, được quay lại với gia đình, xã hội, được thắp cho bố một nén hương tạ lỗi. Tôi mong HĐXX và gia đình chú Ba khoan hồng, cho tôi một cơ hội được sống".
Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành 1, Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và bản án phải được gửi ngay lên Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày nhận được bản án và hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. 2. Bản án tử hình được thi hành, nếu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Trong trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình, thì Tòa án Nhân dân Tối cao phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm án tử hình. Trong tường hợp người bị kết án xin ân giảm hình phạt tử hình thì bản án tử hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm. |
Theo Thùy Chi
GĐ&XH
GĐ&XH