Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương và dấu ấn sâu đậm trong công cuộc đổi mới

 Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong một chuyến thăm công trường xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất (cuối năm 2006). (Ảnh: bsr.com.vn)
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong một chuyến thăm công trường xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất (cuối năm 2006). (Ảnh: bsr.com.vn)
(PLVN) -  Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương vẫn sống mãi trong lòng đồng bào, đồng chí như một biểu tượng mẫu mực của người cộng sản kiên trung, gần dân, vì dân, hết lòng vì sự nghiệp cách mạng.

Từ cậu học trò Phổ Khánh đến nguyên thủ quốc gia

Ông Trần Đức Lương sinh ra tại xã Phổ Khánh (huyện Đức Phổ - nay là thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi), vùng quê nghèo giàu truyền thống cách mạng. Lớn lên trong khói lửa chiến tranh, nhưng chính trong gian khổ đã hun đúc nên tinh thần cách mạng và lý tưởng phụng sự Tổ quốc.

Tốt nghiệp chuyên ngành địa chất tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ông về công tác tại Tổng cục Địa chất, rồi từng bước đảm nhiệm nhiều trọng trách trong bộ máy của Đảng và Nhà nước như: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị.

Năm 1997, ông được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ cương vị Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong suốt hai nhiệm kỳ (1997 - 2006), nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã để lại những dấu ấn quan trọng trong công cuộc đổi mới, hội nhập, phát triển đất nước. Ông là một trong những nhà lãnh đạo có vai trò thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là giai đoạn chuẩn bị để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở rộng hợp tác đa phương trên nhiều lĩnh vực.

Trong nhiệm kỳ của mình, ông cũng đóng góp quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, ký ban hành nhiều đạo luật nền tảng cho sự phát triển của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, ông đặc biệt chú trọng đến chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế và nâng cao đời sống Nhân dân, nhất là các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.

Đối với quê hương Quảng Ngãi, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương không chỉ là niềm tự hào mà còn là người khởi xướng và kiên định theo đuổi chiến lược phát triển đột phá với dấu ấn đậm nét là Khu kinh tế Dung Quất. Trong bối cảnh đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, ông đã có tầm nhìn chiến lược khi quyết liệt đề xuất và bảo vệ chủ trương xây dựng Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam tại vùng đất nghèo ven biển Bình Sơn.

Lúc bấy giờ, việc chọn Dung Quất thay vì các địa phương khác giàu tiềm năng hơn từng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, bằng bản lĩnh và sự quyết đoán, ông Trần Đức Lương đã thuyết phục Trung ương, Chính phủ và các nhà khoa học về tính ưu việt của phương án này không chỉ về mặt kỹ thuật, hậu cần mà còn nhằm tạo bước đột phá phát triển cho miền Trung và cụ thể là Quảng Ngãi.

Chính nhờ tầm nhìn ấy, Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Khu kinh tế Dung Quất sau này đã trở thành biểu tượng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ một vùng biển nghèo, Dung Quất vươn mình thành cực tăng trưởng công nghiệp, đóng góp hàng chục nghìn tỷ đồng ngân sách mỗi năm, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động.

Ông Nguyễn Đức Thọ, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Phổ Khánh kể: “Bác Lương luôn căn dặn lãnh đạo địa phương phải gần dân, sát dân, lấy dân làm gốc. Với bác, mọi công trình, chính sách đều phải xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Dung Quất là minh chứng cho tư duy phát triển gắn liền với lợi ích Nhân dân và địa phương”.

Nhiều công trình dân sinh tại Phổ Khánh như nhà tình nghĩa, nhà văn hóa thôn, trường học, đường bê tông nông thôn được xây dựng nhờ sự quan tâm và hỗ trợ từ ông. Gia đình thương binh Nguyễn Nuôi ở thôn Diên Trường xúc động nói: “Căn nhà tình nghĩa bác giúp xây dựng không chỉ là nơi che nắng mưa mà còn là tấm lòng bác gửi lại cho dân quê mình”.

Dấu ấn với người dân Quảng Ngãi

Trong ký ức của người dân, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là người lãnh đạo khiêm nhường, mẫu mực, luôn lấy dân làm gốc.

Lãnh đạo, người dân ở quê nhà chia sẻ những câu chuyện về nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Lãnh đạo, người dân ở quê nhà chia sẻ những câu chuyện về nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Năm 2003, ông về thăm thôn Gò Ra, xã Sơn Thành, huyện Sơn Hà, một trong những địa phương nghèo nhất tỉnh Quảng Ngãi. Tận mắt chứng kiến cuộc sống khó khăn của bà con đồng bào thiểu số, ông đã chỉ đạo các cấp chính quyền mở đường, hỗ trợ sinh kế, tạo điều kiện để phát triển kinh tế. Đến nay, cuộc sống nơi đây đã đổi thay đáng kể là minh chứng sống động cho tầm nhìn và tấm lòng của ông với người dân. Ông Đinh Văn Lâm, người dân thôn Gò Ra xúc động kể lại: “Tôi được bác bắt tay, hỏi thăm ân cần. Dù là Chủ tịch nước, bác gần gũi như người thân trong nhà. Khi hay tin bác mất, tôi rất đau lòng và thương tiếc”.

Không chỉ ở miền núi Sơn Hà, hình ảnh nguyên Chủ tịch nước còn in đậm trong lòng người dân quê nhà Phổ Khánh, nơi ông thường xuyên trở về dù đã nghỉ hưu, để thăm hỏi, dặn dò lãnh đạo địa phương, tri ân thầy, cô giáo cũ và khích lệ thế hệ trẻ học tập, phát triển quê hương.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Bí thư Đảng ủy xã Phổ Khánh chia sẻ: “Những lời căn dặn của bác đã được Đảng ủy xã đưa vào nghị quyết và từng bước cụ thể hóa. Nhờ đó, năm 2021, xã Phổ Khánh đạt chuẩn nông thôn mới. Đường sá khang trang, kinh tế khởi sắc, đời sống người dân nâng cao tất cả đều có dấu ấn của bác”.

Cuộc đời và sự nghiệp của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là minh chứng sống động cho một thế hệ lãnh đạo đầy bản lĩnh, trí tuệ và nhân hậu, luôn đặt lợi ích dân tộc, Nhân dân lên trên hết. Dẫu ông đã yên nghỉ, nhưng những giá trị ông để lại từ các quyết sách mang tầm quốc gia đến những công trình dân sinh bình dị vẫn tiếp tục lan tỏa và truyền cảm hứng.

Ông Lê Trung Việt, nguyên Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Ngãi nghẹn ngào nói: “Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là tấm gương lớn về đạo đức cách mạng, sự tận tụy, giản dị, hết lòng vì dân, vì nước. Sự ra đi của bác là mất mát lớn đối với cả nước, nhất là với người dân Quảng Ngãi”.

Với Nhân dân và quê hương, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương không chỉ là nhà lãnh đạo cấp cao mà còn là người con hiếu nghĩa, một “người nhà” luôn sống trọn nghĩa, trọn tình. Ông ra đi, nhưng tình yêu với đất nước, Nhân dân và quê hương vẫn còn mãi như một ngọn lửa thầm lặng, soi đường cho thế hệ mai sau tiếp bước xây dựng quê hương, bảo vệ Tổ quốc.

Quảng Ngãi đã hoàn tất các công tác chuẩn bị phục vụ Lễ Quốc tang

Chiều 23/5, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành văn bản chỉ đạo triển khai nghiêm túc các nội dung phục vụ Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương theo đúng quy định của Nhà nước.

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức từ 7h ngày 24/5 đến 7h ngày 25/5 tại ba địa điểm chính gồm: Hội trường Nhà khách T50 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi, số 142 Lê Trung Đình, TP Quảng Ngãi); Nhà Văn hóa thị xã Đức Phổ và Hội trường UBND xã Phổ Khánh, quê hương của đồng chí.

Lễ truy điệu sẽ diễn ra trọng thể lúc 7h ngày 25/5 tại Hội trường Nhà khách T50. Cùng ngày, vào lúc 15h Lễ an táng đồng chí Trần Đức Lương sẽ được tổ chức tại Nghĩa trang quê nhà ở thôn Diên Trường (xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ).

Tại thị xã Đức Phổ, chính quyền địa phương đã khẩn trương triển khai các phần việc liên quan. Đường sá và lối vào khu an táng đã được chuẩn bị chu đáo. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tổ chức các nội dung an táng, bảo đảm nghi lễ diễn ra trang nghiêm, đúng nghi thức Quốc tang.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ trao giải.

Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX

(PLVN) -  Tối 21/6, tại Cung Điền kinh trong nhà, khu vực Mỹ Đình, Hà Nội đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX năm 2024, với chủ đề: “Thép trong Bút, Lửa trong tim”.Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại buổi lễ.

Đọc thêm

Diễn văn của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đọc diễn văn Lễ kỷ niệm. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
(PLVN) - Sáng 21/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Báo Tin tức và Dân tộc xin giới thiệu diễn văn của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ Kỷ niệm đặc biệt này.

Báo chí Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Để không bị tụt lại giữa dòng thông tin số

PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(PLVN) - Trong bối cảnh báo chí toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ, mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo, báo chí Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Để phát triển bền vững và giữ vai trò định hướng, dẫn dắt dư luận, các cơ quan báo chí cần chủ động kiến tạo một mô hình mới với nội dung chất lượng, công nghệ hiện đại, đội ngũ làm báo chuyên nghiệp và nguồn tài chính ổn định. Một nền báo chí mới, hiện đại, bản lĩnh và đủ sức cạnh tranh trong môi trường truyền thông ngày càng khốc liệt.

Báo Quân giải phóng - Câu chuyện của những người làm báo thời chiến

Đại tá PGS-TS Hồ Sơn Đài khi ra mắt cuốn sách “Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963-1975)” và diện mạo tờ báo Quân giải phóng (chụp lại từ sách). (Ảnh: PV)
(PLVN) - Đại tá, PGS.TS Hồ Sơn Đài đã dành hai năm sưu tầm tư liệu, gặp gỡ nhân chứng qua các giai đoạn của Báo Quân giải phóng, cung cấp dữ liệu cho bạn đọc những tư liệu quý về lịch sử tờ báo này trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam. Cuốn sách Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963 - 1975) đã mở ra cho tôi nhiều điều lý thú về những nhà báo quả cảm của thời chiến, mang thông tin từ “chiến trường đỏ lửa” đến bạn đọc.

'Bộ tứ trụ cột' đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới và trách nhiệm của nhà báo

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - “Bộ tứ trụ cột” đặt ra những định hướng và nhiệm vụ cấp thiết để đưa đất nước tiến bước vững vàng trong kỷ nguyên hội nhập sâu rộng và chuyển đổi toàn diện. Trong tiến trình thực hiện các nghị quyết ấy, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng - không chỉ là người truyền thông chính sách, mà còn là chủ thể kiến tạo đồng thuận xã hội, thúc đẩy sáng tạo, cổ vũ đổi mới và giám sát thực thi. Trách nhiệm xã hội của nhà báo, vì thế, không còn giới hạn trong khuôn khổ phản ánh - mà đã trở thành một phần cấu trúc của sự phát triển quốc gia.

Kiên định cốt cách người làm báo trong kỷ nguyên số

Trong kỷ nguyên số, hơn lúc nào hết, những người làm báo Việt Nam vẫn phải luôn giữ vững bản lĩnh cách mạng, lập trường, tư tưởng của mình. (Ảnh minh họa: shutterstock)
(PLVN) -  Trong dòng chảy và biến động mạnh mẽ của thời đại, nghề báo đang ở giữa một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, toàn cầu hóa thông tin. Những chuyển động ấy không chỉ làm thay đổi hình thức tác nghiệp, phương thức truyền tải mà còn thách thức bản chất cốt lõi của nghề báo: sự trung thực, bản lĩnh và vai trò định hướng của người làm báo ở đâu? Làm sao để giữ vững giá trị của người làm báo cách mạng?

Báo Pháp luật Việt Nam nhận Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Đồng chí Lê Minh Trí - Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chánh án TANDTC phát biểu tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
(PLVN) - Sáng 20/6, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) tổ chức buổi gặp mặt một số cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và trao tặng Bằng khen của Chánh án TANDTC cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin, tuyên truyền về TAND.

Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung bài viết: "Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI" của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhân dịp 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

70% học sinh có hành vi bạo lực là có hoàn cảnh gia đình đặc biệt

Quang cảnh phiên chất vấn sáng 20/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dẫn thống kê điều tra của ngành Giáo dục cho thấy có đến 70% các học sinh có hành vi bạo lực với người khác đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (hoặc bố mẹ ly hôn, hoặc chứng kiến bạo lực gia đình, hoặc bản thân bị bạo lực gia đình) nên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh phải bằng mọi cách, mọi biện pháp giảm thiểu, hỗ trợ, kiểm soát càng nhiều càng tốt để không ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, thái độ ứng xử, quan điểm của các em.

Bài 3: Tiên phong, 'mở đường' trong đổi mới, phát triển

Tại Lễ trao Giải Búa liềm vàng năm 2024, ngày 20/1/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú trao giải A cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả. Trong đó có tác giả Vân Anh của Báo Pháp luật Việt Nam. (Ảnh: Thành Đạt)
(PLVN) - Đất nước thống nhất, báo chí bước vào giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt, những tồn tại, những vấn đề đặt ra từ thực tiễn của thời kỳ bao cấp đòi hỏi phải có lời giải để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Và báo chí - một lần nữa lại lĩnh sứ mệnh “tiên phong”, “đi trước mở đường” trong quá trình đổi mới, phát triển.

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Cần phối hợp ngăn chặn gian lận công nghệ cao

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở, cấp xã phải đặc biệt quan tâm đến kỳ thi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ trụ sở của Chính phủ tới 402 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với khoảng 7.000 đại biểu tham dự vừa diễn ra…

Báo Pháp luật Việt Nam nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

TS. Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo PLVN (thứ ba từ phải sang) nhận bằng khen do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trao tặng. Ảnh: Lam Hạnh
(PLVN) - Tại cuộc gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức, Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong tuyên truyền báo chí về nhiệm vụ quân sự - quốc phòng giai đoạn 2020-2025.

Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2025: Tìm lời giải cho báo chí trong kỷ nguyên số

Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn. (Ảnh: Ngọc Nga)
(PLVN) - Từ cú hích của trí tuệ nhân tạo AI đến sự trỗi dậy của hệ sinh thái truyền thông thay thế dẫn đầu bởi các Tiktoker, Youtuber, báo chí chính thống đang đối mặt với loạt thách thức chưa từng có: tin giả lan nhanh, độc giả trẻ rời bỏ, nguồn thu co hẹp và người dùng ngày càng quen với việc “đọc miễn phí”. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh thẳng thắn nhìn nhận: “Chúng ta đã mắc sai lầm lớn khi dâng hiến thông tin miễn phí trên mạng xã hội”.