Nguy hiểm từ cồn công nghiệp độc hại bán tại các nhà thuốc

Chai cồn bệnh nhân đã uống nhầm. Ảnh: BVCC
Chai cồn bệnh nhân đã uống nhầm. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 10/3, Trung tâm Chống độc , Bệnh viện Bạch Mai, cho biết vừa tiếp nhận nam bệnh nhân (54 tuổi, ở Đội Cấn - Hà Nội) ngộ độc do uống nhầm cồn.

Theo người nhà bệnh nhân, do dịch bệnh COVID-19 bùng phát nên gia đình đã mua cồn về để mỗi phòng 1 chai với mục đích tiện cho công tác sát khuẩn. Chai cồn 70 độ được đó được gia đình mua tại hiệu thuốc gần nhà nên gia đình tin tưởng để sử dụng cho mọi việc sát khuẩn mà không đọc kỹ công dụng ghi trên nhãn mác: “Dùng làm chất đốt và rửa kính.”

Trước khi nhập viện một ngày, người đàn ông 54 tuổi trên uống nhầm khoảng 100 ml cồn, sau đó xuất hiện các triệu chứng ngộ độc. Do cấp cứu kịp thời, bệnh nhân đã được xử trí lọc máu khẩn cấp, qua khỏi cơn nguy kịch. Hiện tại, bệnh nhân còn di chứng mờ mắt.

Trung tâm Chống độc đã xét nghiệm chai cồn do gia đình mang tới, kết quả sản phẩm có nồng độ cồn công nghiệp methanol là 56%.

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, loại cồn sát trùng phổ biến là ethanol, còn cồn công nghiệp methanol là hóa chất độc hại không được dùng để sát trùng trong y tế. Methanol đã được cảnh báo nhiều lần về nguy cơ rất cao gây ngộ độc cho người sử dụng.

Cồn công nghiệp methanol nếu dùng vừa không đảm bảo tác dụng sát trùng, đồng thời dùng quá nhiều trên diện da rộng và nhiều lần hoặc kéo dài thì ngấm qua da tới mức đủ gây ngộ độc (nhiễm toan chuyển hóa, tổn thương mắt, tổn thương não).

Theo TS Nguyên, dù là cồn dùng để làm chất đốt và rửa kính, có nghĩa là hóa chất độc hại, hoàn toàn không liên quan y tế nhưng lại được bán ở hiệu thuốc.

Hơn nữa, chai cồn này về hình thức có nhiều điểm làm người mua hiểu là cồn sát trùng bởi cách thức đóng gói, bao bì, có dòng chữ "cồn 70 độ", được sản xuất bởi một công ty TNHH đầu tư thương mại dược….

Do các đặc điểm dễ nhầm lẫn và lại được bán ở hiệu thuốc nên người dân dễ dàng mua về sử dụng không đúng dẫn tới ngộ độc.

Nhiều năm gần đây, qua việc xét nghiệm các chai cồn sát trùng do bệnh nhân mang tới, Trung tâm chống độc phát hiện nhiều sản phẩm cồn sát trùng "rởm" (chai cồn chỉ có chứa thành phần cồn công nghiệp methanol và nước). Cùng với đó, Trung tâm đã báo cáo với các cơ quan chức năng và thông báo cho người dân.

Nhiều sản phẩm cồn công nghiệp như vậy vẫn tiếp tục được bán ở các hiệu thuốc nhưng đã thay đổi nhãn mác về công dụng thành "dùng để đốt hay lau chùi", hình thức chai lọ và nhãn mác vẫn rất giống các chai cồn sát trùng. Còn người dân thì vẫn phải mua các sản phẩm không an toàn này về dùng.

TS Nguyên khuyến cáo người dân khi mua cồn về sát trùng phải xem kỹ các thông tin trên nhãn mác, đặc biệt về công dụng, thành phần cụ thể rõ ràng để tránh sử dụng nhầm mục đích và dễ gây hại cho sức khỏe.

Giám đốc Trung tâm Chống độc cũng mong muốn không để cồn công nghiệp được phép bán tại hiệu thuốc mà chỉ nên bán tại quầy bán các hóa chất tẩy rửa, cửa hàng hóa chất để tránh gây nhầm lẫn cho người sử dụng.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.