Nguy hiểm khi trẻ 9 tháng tuổi sặc sữa

Bác sĩ bệnh viện chăm sóc cháu P.T.K. Ảnh: BVCC
Bác sĩ bệnh viện chăm sóc cháu P.T.K. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bé trai P.T.K, 9 tháng tuổi nhập viện tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi trong tình trạng tím tái, ngưng thở sau sặc sữa.

Trước đó, K được gia đình đưa gửi trẻ. Tại đây, cháu được cho uống sữa như thường ngày. Khi uống sữa xong, cháu được đặt xuống giường thì ho và mặt tím tái. Cháu được giáo viên đưa ngay vào bệnh viện cấp cứu.

Mẹ của K, chị P.T.H, ở xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi, cho biết: “Do nhà không có người trông nên gửi trẻ sớm, cháu hay có thói quen ăn xong, trước ngủ phải bú bình sữa. Cháu vẫn sinh hoạt như vậy đến nay thì bị sặc sữa".

Bác sĩ Hồ Kim Đức, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bênh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ: "Cháu K nhập viện đã rất nguy kịch, tím tái, ngưng thở sau sặc sữa. Lúc này sữa đã trào đường thở, sữa vào phổi gây viêm phổi, nhiễm trùng huyết. Trường hợp của cháu nếu chậm tích tắc nữa có thể sẽ tử vong".

Tại bệnh viện các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành cấp cứu tích cực và cháu đã qua được cơn nguy kịch. Tuy nhiên, cháu phải điều trị lâu dài vì phổi bị viêm nặng sau khi sặc sữa.

Bác sĩ Đức khuyến cáo khi trẻ đang bú hoặc sau bú đột ngột ho mạnh, ọc sữa qua mũi, miệng, sặc sụa, tím tái, khóc thét lên, cơ thể có thể mềm nhũn hoặc co cứng cần nghĩ ngay là trẻ bị sặc sữa.

Để trách sặc sữa ở trẻ, các bác sĩ khuyến cáo người chăm sóc trẻ không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ, không đùa với trẻ khi đang bú, khiến trẻ cười dễ sặc. Khi cho bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, phải cho trẻ bú từ từ, không vội vàng, nhất là trẻ còn yếu, sinh non tháng. Khi trẻ ho hoặc khóc phải ngừng cho trẻ bú ngay, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng.

Với những trẻ không nuôi bằng sữa mẹ, phải bú bình, cần chú ý bình bú phù hợp với trẻ. Khi cho trẻ bú, nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ. Khi dùng thìa bón sữa vào miệng trẻ, nên đổ từ từ, trẻ nuốt hết mới bón thìa khác. Đặc biệt, sau khi trẻ bú no, không nên đặt trẻ nằm ngay xuống giường hoặc nôi mà nên bồng trẻ lên, tránh tình trạng sặc sữa, trào ngược sau khi bú.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.