Nguy hiểm chiếc xương cá “di động” từ đường ăn ra sàn miệng

ThS.BS Trần Hữu Thắng – Trưởng khoa Cấp cứu tái khám cho bệnh nhân Nguyễn Thị T. Ảnh: Phương Anh
ThS.BS Trần Hữu Thắng – Trưởng khoa Cấp cứu tái khám cho bệnh nhân Nguyễn Thị T. Ảnh: Phương Anh
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những dị vật đặc biệt là xương cá sắc nhọn có thể “di động” xuyên qua đường ăn sang các khu vực khác và gây những bệnh lý ở vùng lân cận như nhiễm trùng, áp xe vùng cổ và nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Vừa qua, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương đã phẫu thuật gắp chiếc xương cá có kích thước khoảng 25 mm từ sàn miệng bệnh nhân Nguyễn Thị T. (84 tuổi, Quỳnh Phụ, Thái Bình).

Theo lời kể của người nhà người bệnh, trước ngày vào viện 1 tuần, bà T. có ăn cơm với cá và xuất hiện nuốt đau, nuốt vướng. Bà T. đã cho tay vào móc họng và dùng mẹo nuốt miếng thức ăn to để xương trôi xuống nhưng tình trạng không cải thiện, nuốt đau tăng dần, ăn uống hạn chế. Sau đó gia đình đã đưa bác đến Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương thăm khám, chụp cắt lớp vi tính, bác sĩ ghi nhận có dị vật tại sàn miệng của người bệnh.

Sau khi hội chẩn và được sự đồng ý của gia đình, các bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật mở cạnh cổ lấy dị vật sàn miệng cho người bệnh. Trong quá trình phẫu thuật, do dị vật “di động” nên gây khó khăn cho ê-kíp khi xác định vị trí dị vật. Các bác sĩ đã đặt vào sàn miệng một chiếc kim, chụp lại hình ảnh cắt lớp vi tính và xác định được tương đối chính xác vị trí của xương cá theo vị trí chiếc kim. Chiếc xương sau đó được gắp ra có độ dài khoảng 25mm.

Sau phẫu thuật bệnh nhân ổn định, được cắt chỉ và ra viện.

Trước đó, ngày 15/11, Bệnh viện cũng tiếp nhận trường hợp tương tự, đó là ông Phạm Huy K. (65 tuổi, Yên Mỹ, Hưng Yên) nhập viện trong tình trạng nuốt đau, không ăn uống được. Trước nhập viện 2 tuần, bệnh nhân ăn cơm với cá bị xương cắm vào lưỡi, bệnh nhân dùng tay tự rút xương nhưng không hết, đau ngày càng nhiều khi ăn.

Tại Bệnh viện, bác sĩ xác định vị trí dị vật ở sàn miệng do dị vật đã theo vận động nuốt “di cư” từ đường ăn xuống sàn miệng. Bệnh nhân sau đó cũng đã được phẫu thuật lấy dị vật. Chiếc xương cá được gắp ra có độ dài khoảng 20 mm.

ThS.BS Trần Hữu Thắng – Trưởng khoa Cấp cứu – bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cho biết, hóc dị vật đường ăn xảy ra phổ biến trong sinh hoạt, những dị vật đặc biệt là xương cá có thể “di động” do quá trình bệnh nhân nuốt, làm mẹo dân gian khiến dị vật cắm sâu hơn hoặc di chuyển đến các vị trí khó tìm kiếm như sàn miệng, vùng cổ, da, tuyến giáp... trên đường “di cư”, xương cá có thể gây ra nhiều biến chứng, tổn thương. Do đó, cần can thiệp kịp thời vì khi xương cá di chuyển ra vùng cổ có chứa nhiều mạch máu lớn, nhất là động mạch cảnh vừa gây tổn thương lớn cho người bệnh vừa gây khó khăn cho công tác điều trị.

Theo bác sĩ Thắng, dị vật xương “di động” từ đường ăn ra các khu vực khác có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Xương cá đâm vào sàn miệng gây nhiễm trùng, nhiễm trùng lan tỏa vùng cằm, cổ, trung thất, nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong; Xương cá đâm vào thành họng có thể khiến họng bị gây viêm nhiễm, áp xe thành họng và có nguy cơ dẫn đến các bệnh hô hấp, áp xe trung thất; Xương cá có thể rơi xuống khu vực đường thở gây bít tắc đường thở, ngạt thở (xương mang cá), ngất, tắc thở và có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời;

Xương cá mắc ở khu vực phế quản, phổi có thể gây viêm nhiễm, hoại tử các mô xung quanh, áp xe quanh khu vực đường hô hấp dưới, gây các hiện tượng như viêm thanh quản, viêm phổi, xẹp phổi, áp xe phổ,…bít tắc đường thở, ngạt thở dẫn đến tử vong;

Hóc xương cá cũng có thể di chuyển từ khu vực đường ăn ra ngoài ống tiêu hóa ra vùng cổ, gây nhiễm trùng nặng, có những trường hợp dị vật gây tổn thương các mạch máu lớn vùng cổ gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Khi dị vật di chuyển xuống đường tiêu hóa nếu xương cá không được xử lý theo quá trình tiêu hóa thông thường mà đâm vào các cơ quan này, người bị hóc có thể đối diện với các vấn đề như thủng dạ dày, viêm phúc mạc,…

Vì vậy, khi nghi ngờ bị hóc xương cá, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được điều trị kịp thời tránh trường hợp dị vật “di động” ra các khu vực khác. Người dân không nên sử dụng những biện pháp dân gian vì dễ khiến cho trường hợp hóc xương trở nên phức tạp.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.