Nguy cơ tử vong cao khi người nghiện thuốc lá mắc COVID-19

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Các chuyên gia cho hay, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, người hút thuốc nhiễm virus SARS-CoV-2 có nguy cơ tử vong cao. Các loại thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử đều dẫn đến những tổn thương phổi khó hồi phục.

Tăng nguy cơ nhiễm COVID-19

Theo điều tra toàn cầu về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam năm 2016 cho thấy, số tiền người dân chi mua thuốc lá một năm là 31.000 tỷ đồng.

Tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm do 5 nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa - hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) trong số 25 bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá là 24.000 tỷ đ/năm.

Theo điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá (GATS 2015), Việt Nam nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Tỷ lệ hút thuốc của nam giới là 45,3%. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có trên 40.000 người Việt Nam tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá.

WHO cho biết, nạn dịch thuốc lá toàn cầu hiện đang giết chết hơn 7 triệu người mỗi năm, trong đó bao gồm 900.000 ca tử vong gây ra bởi các bệnh do hút thuốc lá thụ động. Gần 80% trong số hơn 1 tỷ người hút thuốc lá trên toàn cầu đang sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi đang phải gánh chịu phần lớn những hậu quả về bệnh tật và tử vong sớm do thuốc lá.

Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân thứ hai gây ra các bệnh tim mạch, chỉ đứng sau nguyên nhân tăng huyết áp. 30% tử vong do bệnh tim mạch có nguyên nhân từ việc tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá cho hay, theo WHO, trên thế giới có khoảng 780 triệu người muốn bỏ thuốc lá. Đặc biệt trong đại dịch COVID-19 đã có thêm hàng triệu người muốn bỏ thuốc vì lo ngại hút thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19 (ở những người đã mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư, tiểu đường).

Năm 2021 WHO chọn chủ đề “Cam kết bỏ thuốc lá” cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 nhằm giảm tỷ lệ hút thuốc lá, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn cầu do các bệnh liên quan đến thuốc lá.

Thông qua chủ đề này, WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường thực hiện các dịch vụ cai nghiện thuốc lá, khuyến khích người hút thuốc tiếp cận các dịch vụ cai nghiện thuốc lá theo khuyến cáo của WHO.

Theo báo cáo của 1.400 bệnh viện trên cả nước, có tới 70-75% bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm (tiêu đường, tim mạch,…). Rõ ràng, thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh không lây nhiễm.

Hiện, tỷ lệ bệnh nhân ung thư, đột quỵ do tác hại của thuốc lá đang là gánh nặng của cả xã hội. Vì thế, Bộ Y tế đã nghiên cứu, xây dựng chính sách và văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về môi trường không khói thuốc. Kết quả, trên 96% người dân đã hiểu được nguyên nhân của ung thư là do thuốc lá, nhận thức được ảnh hưởng, tác hại của thuốc lá.

Hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Theo điều tra toàn quốc năm 2020, tỷ lệ thanh niên trưởng thành hút thuốc đã giảm, nhất là trong nhóm công nhân, viên chức. Hàng chục ngàn công nhân, viên chức đã bỏ thuốc lá. Các bộ, ban, ngành cũng đã triển khai nhiều hoạt động để phòng, chống tác hại của thuốc lá. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn trong nhóm 15 nước có tỷ lệ người hút thuốc cao nhất thế giới.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nam giới

Tác hại của thuốc lá thời gian qua đã được rất nhiều cơ quan, tổ chức cảnh báo. Đặc biệt thuốc lá lậu còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nam giới.

Theo tìm hiểu, hiện nay, hầu hết các loại thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam đều có chất coumarin giúp tăng vị đậm và mùi thơm trong điếu thuốc. Coumarin thuộc nhóm hóa chất nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng và nằm trong danh mục chất cấm sử dụng trong thực phẩm của Bộ Y tế. Chất coumarin là một thành phần trong thuốc diệt chuột, gây nhiễm độc gan và nguy cơ ung thư cao.

Được biết, Cơ quan Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đã cấm sử dụng coumarin trong thực phẩm. Chất coumarin hiện đang được sử dụng nhiều để tẩm vào sợi thuốc trong các bao thuốc lá lậu đang được bày bán tràn lan ngoài thị trường. Đã có một nghiên cứu trên loài chuột cho thấy coumarin gây ngộ độc gan, phổi và hình thành những khối u gây ung thư. Nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng đã cấm dùng coumarin trong công nghệ sản xuất thuốc lá vì có nhiều khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Coumarin cũng được tìm thấy trong nhiều loại thuốc diệt chuột đang được sử dụng hiện nay.

Theo khảo sát của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, khi tiến hành phân tích một số mẫu thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá Jet và Hero, Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá đã kết luận hàm lượng các chất gây hại, gây nghiện là tar và nicotin trong thuốc lá lậu cao hơn 1,5 lần so với tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Các mẫu thuốc lá này cũng có độ ẩm cao hơn so với độ ẩm của thuốc lá điếu sản xuất trong nước, dễ phát sinh nấm men, nấm mốc, ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng.

Hàm lượng hóa chất trong hai loại thuốc lá Jet & Hero cao bất thường, đặc biệt trong cả hai loại thuốc lá này đều có chứa hàm lượng coumarin rất cao. Theo báo cáo khảo sát của Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá, thuốc lá lậu có chứa một chất (thuộc nhóm coumarin) là: 7-Hydroxy-6-methoxy-2H-1-benzopyran-2-one và một số chất độc hại khác trong sợi và khói thuốc.

Điều đó cho thấy, những người hút thuốc lá lậu đang tiếp xúc với một hàm lượng hóa chất độc hại cao gấp nhiều lần mức thông thường, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

Theo các chuyên gia y tế, coumarin dễ gây ngộ độc gan, phổi, hình thành những khối u, dễ dẫn đến bệnh ung thư và các bệnh nan y khác. Trong khi đó, cadimi được chứng minh có ảnh hưởng đến việc giảm số lượng và khả năng vận động của tinh trùng trong nam giới. Do vậy, nếu cơ thể phải chịu hấp thu một lượng coumarin và cadimi thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nói chung, đặc biệt là sức khỏe sinh sản nói riêng ở nam giới.

“Cam kết bỏ thuốc lá”

PGS.TS Lương Ngọc Khuê thông tin thêm, chủ đề phòng, chống tác hại thuốc lá năm nay là “Cam kết bỏ thuốc lá”. Đây là chiến lược quan trọng để giúp các thành viên, cá nhân trong cộng đồng để những ai chưa hút thuốc lá thì cam kết không hút thuốc, những ai đã hút thuốc thì cam kết bỏ thuốc. Mặc dù việc bỏ hút thuốc hết sức khó khăn nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được. Trong đại dịch COVID-19, sức khỏe là vốn quý giá nhất đối với mỗi con người. Vì thế, phòng chống tác hại thuốc lá sẽ giúp mỗi người có được cuộc sống khỏe mạnh, chống lại dịch bệnh”.

ThS.BS Nguyễn Tuấn Lâm - cán bộ của WHO cho biết, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, người hút thuốc mắc Covid-19 sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nặng. Không chỉ vậy, những người nghiện thuốc lá còn phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao khi mắc Covid-19.

Mục tiêu chính của chiến dịch Ngày Thế giới không thuốc lá năm 2021 là “Cam kết bỏ thuốc lá”, hướng tới đạt được 100 triệu người cam kết và bắt đầu nỗ lực bỏ thuốc lá. Thông qua chủ đề này, WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường các dịch vụ cai nghiện thuốc lá, khuyến khích người hút thuốc lá tiếp cận các dịch vụ cai nghiện thuốc lá theo khuyến cáo của WHO.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.