Nguy cơ tai nạn với mô tô nước

Mô tô nước được đưa vào hoạt động tại nhiều điểm du lịch. (Ảnh minh họa)
Mô tô nước được đưa vào hoạt động tại nhiều điểm du lịch. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Chạy mô tô nước là hoạt động vui chơi giải trí hút khách tại nhiều điểm du lịch có biển. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng nếu không được quản lý nghiêm.

Nhiều trường hợp chủ quan

Thực tế đã có nhiều trường hợp người dân, du khách điều khiển mô tô nước nhằm mục đích giải trí nhưng xảy ra tai nạn do không đảm bảo tuân thủ các yêu cầu an toàn. Gần đây là vụ tai nạn mô tô nước xảy ra vào đêm 11/9 tại khu vực bãi tắm biển Hòn Gai, thuộc TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, khiến một phụ nữ tử vong.

Trước đó, trên hồ thủy điện Thác Mơ, tỉnh Bình Phước cũng xảy ra một vụ tai nạn khi một người đàn ông điều khiển mô tô nước lao lên bờ dẫn đến tử vong. Tại TP Hồ Chí Minh cũng ghi nhận vụ việc người đàn ông đi mô tô nước trên sông Sài Gòn đâm vào sà lan chở hàng, khiến cả hai người trên mô tô thiệt mạng.

Khi xảy ra những tai nạn nghiêm trọng liên quan đến mô tô nước, dư luận mới biết nhiều mô tô nước hoạt động vẫn chưa được đăng kiểm hay cấp phép. Nhiều người điều khiển phương tiện này cũng thường chủ quan không mặc áo phao hay đồ bảo hộ nên khi xảy ra tai nạn, hậu quả thường rất nặng nề. Mô tô nước có thể đạt đến vận tốc 150km/h, vì thế khi chạy trong vùng nước không an toàn, gặp chướng ngại vật có thể không xử lý kịp.

Đơn cử, với vụ tai nạn ở Hạ Long, các cơ quan chức năng đã thông tin, phương tiện mô tô nước chưa được đăng kiểm, vùng nước nơi xảy ra tai nạn cũng chưa được cấp phép cho các phương tiện thể thao, vui chơi giải trí dưới nước hoạt động. Còn với tai nạn ở TP Hồ Chí Minh, cơ quan chức năng cũng cho biết, vùng nước trên sông Sài Gòn chưa có đơn vị nào đăng ký hoạt động vui chơi, giải trí nên mô tô nước không được chạy trên sông Sài Gòn. Chưa kể tới tuyến sông Sài Gòn có luồng hàng hải, tàu bè qua lại nhiều nên không đảm bảo an toàn.

Cần siết chặt quản lý

Theo Nghị định 48/2019/NĐ-CP, mô tô nước phải đảm bảo các điều kiện cơ bản để hoạt động như: Phương tiện phải có đăng ký, đăng kiểm; chỉ được hoạt động trong vùng nước được cơ quan quản lý chấp thuận hoặc công bố; người trực tiếp điều khiển phương tiện phải đảm bảo các điều kiện về độ tuổi, giấy chứng nhận (nếu lái phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 05 sức ngựa); Người lái và người ngồi trên phương tiện phải mặc áo phao.

Dù đã có quy định nhưng việc tuân thủ pháp luật vẫn là vấn đề bỏ ngỏ. Những tai nạn đáng tiếc nêu trên không chỉ là kết quả từ sự chủ quan của một bộ phận người dân, du khách và các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vui chơi, giải trí dưới nước. Đây còn là câu hỏi về tính hiệu quả của công tác quản lý của các cơ quan chức năng đối với các hoạt động liên quan tới mô tô nước tại các địa phương.

Cho đến nay, hầu hết các địa phương vẫn chưa công bố các vùng nước được phép vui chơi, giải trí bằng mô tô nước nói riêng và phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước nói chung. Bên cạnh đó, cũng chưa có thống kê chi tiết số người lái mô tô nước được cấp chứng chỉ, chứng nhận điều khiển.

Để có số liệu thống kê chính xác số mô tô nước đang hoạt động trên toàn quốc, lãnh đạo Phòng Tàu sông, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã đề xuất Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chỉ đạo các cơ quan đơn vị thực hiện thống kê trên toàn quốc; hoặc UBND các tỉnh, thành phố phải chỉ đạo UBND các xã thống kê từng hộ dân để xác định số lượng mô tô nước từng xã. Từ đó mới có thể thực hiện việc rà soát các phương tiện không giấy tờ, chưa đăng kiểm và vận động chủ phương tiện đưa đi kiểm định nhằm đảm bảo an toàn chất lượng phương tiện.

Công tác quản lý hoạt động mô tô nước cũng đòi hỏi sự phối hợp liên ngành giữa Cảnh sát giao thông đường thủy, đơn vị đăng kiểm phương tiện và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, cùng lực lượng chức năng các địa phương nhằm chủ động tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm.

Theo Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước, thì phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước là tàu, thuyền hoặc cấu trúc nổi khác được dùng để phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước có sức chở không quá 05 người và hoạt động trong vùng hoạt động được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặc công bố. Như vậy, mô tô nước cũng là một trong những phương tiện vui chơi, giải trí có điều kiện hoạt động.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều trường hợp mô tô nước không đủ điều kiện vẫn hoạt động. Theo báo cáo mới đây của Ban An toàn giao thông tỉnh Ninh Thuận về kết quả kiểm tra công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa tại khu vực vịnh Vĩnh Hy và Bãi Kinh (huyện Ninh Hải) vào tháng 9, tổ công tác liên ngành đã phát hiện hàng chục phương tiện thủy nội địa không đủ điền kiện vẫn lén hoạt động du lịch trên vịnh Vĩnh Hy.

Tin cùng chuyên mục

Bãi biển Xuân Thành nhìn từ trên cao. (Ảnh: Quang Anh)

Nhiều giải pháp thu hút khách tới bãi biển Xuân Thành

(PLVN) - Cách TP Vinh (Nghệ An) 12km về phía Đông Nam, cách TP Hà Tĩnh 50km về phía Bắc, bãi biển Xuân Thành (huyện Nghi Xuân) là địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng lâu nay. Điểm tạo nên sự khác biệt cho nơi đây là lạch nước ngọt Mỹ Dương từ núi Hồng Lĩnh chảy về song song với bờ biển. Năm nay, để mang đến những trải nghiệm mới cho du khách, chính quyền địa phương và các cơ sở kinh doanh đã đưa ra một số giải pháp.

Đọc thêm

Những 'địa chỉ đỏ' tại Nghệ An nên đến dịp 30/4-1/5

Khách tham quan tại Bảo tàng Nghệ An. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ thứ Bảy, ngày 27/4 đến hết thứ Tư, ngày 1/5 - thời gian lý tưởng để mọi người đi tham quan cùng người thân và bạn bè. Sau đây là những điểm đến lịch sử đầy ý nghĩa tại Nghệ An mà du khách có thể lựa chọn đến trong kỳ nghỉ này.

Du lịch Việt cần 'chuyển mình' để đón khách 'chịu chi'

Du lịch Việt Nam cần đầu tư về chất lượng hơn số lượng. (Ảnh minh họa - Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, trên bản đồ du lịch thế giới, Việt Nam thường gắn liền với điểm đến có mức giá rẻ, thu hút được nhiều tệp khách khác nhau. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển du lịch toàn cầu, ngành Du lịch Việt Nam cần phải “chuyển mình” để đón những lượt khách “chịu chi”, nâng tầm sản phẩm du lịch.

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2024 - “Từ trải nghiệm tới trái tim”

Sân khấu nhạc nước - Nơi dự kiến sẽ diễn ra Chương trình Khai mạc Mùa Du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024. (Ảnh: mythainguyen)
(PLVN) -  Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 - 01/5/2024), 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) và kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Mùa du lịch năm 2024 mang chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.

Trải nghiệm tour mới của đất Kinh kỳ

Khu du lịch Ao Vua với thiên nhiên hữu tình hấp dẫn du khách. (ảnh: huyện Ba Vì)
(PLVN) - Nhằm đẩy nhanh phục hồi, phát triển du lịch hiệu quả, sau khi 16 tour đêm đặc sắc Hà Nội được giới thiệu, ngành du lịch Thủ đô mở rộng thêm tour đêm ngoại thành Hà Nội và phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm nội đô, gắn với di sản - di tích, làng nghề, ẩm thực.

Để du khách không phải 'mặc cả' khi đến Việt Nam

Hàng rong “chặt chém”, chèo kéo khách đã trở thành “điểm trừ” với du lịch Việt. (Ảnh minh họa - Báo TTH)
(PLVN) - Nạn “chặt chém” không chỉ ảnh hưởng đến sức chi tiêu của du khách khi du lịch mà còn làm hình ảnh Việt Nam mất điểm trong mắt bạn bè quốc tế. Đây vẫn là một trong những vấn đề cần được ngành Du lịch quan tâm, sớm có giải pháp khắc phục.

Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng

Toàn cảnh đêm khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Tối 18/4, tại quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 và công bố di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương.

Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 có doanh thu trên 180 tỷ đồng

Du khách tìm đặt tour trong dịp hè 2024 (ảnh Huy Hoàng).
(PLVN) - Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 (VITM Hà Nội 2024) vừa bế mạc vào chiều 14/4/2024 tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Trong 4 ngày từ 11-14/4/2024, Hội chợ đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc tại Hội chợ với trên 12.000 cuộc hẹn bên lề hội chợ; đã có hơn 10.000 tour & sản phẩm du lịch khuyến mãi được cung cấp tại Hội chợ. Doanh thu bán sản phẩm du lịch đạt trên 180 tỷ đồng.

Hà Nội đẹp nao lòng mùa sấu trút lá

Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

(PLVN) - Những ngày này khi đi qua nhiều con phố của Hà Nội, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những thảm lá vàng rụng phủ kín đường, tạo nên một khung cảnh rất nên thơ. Hà Nội đang bước vào mùa sấu trút lá...

Hội nghị liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng mở rộng tại Bắc Giang

Ban tổ chức tặng quà đại diện đại biểu các tỉnh, thành phố về tham dự hội nghị
(PLVN) -  Chiều 17/04, tại khách sạn Mường Thanh, thành phố Bắc Giang, đã diễn ra hội nghị liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng Sông Hồng mở rộng gồm: (Bắc Giang, Hà Nội , Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vīnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình). Đây là thị trường du lịch truyền thống và trọng điểm của tỉnh Thanh Hoá.

Bảo đảm an toàn du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân nô nức đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. (Nguồn: BN)
(PLVN) - Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, du khách đổ về các điểm du lịch, di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội tăng mạnh. Ngoài sự tăng cường giữ gìn an ninh trật tự của các lực lượng chức năng, người dân cũng cần nâng cao ý thức bảo đảm an toàn cho chính mình.