Nguy cơ “quy tắc cho vui”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam… vừa hoàn thiện dự thảo Bộ quy tắc ứng xử phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, trên cơ sở cập nhật bộ quy tắc hồi năm 2015.

Năm 2015, lần đầu tiên các cơ quan quản lý đưa ra Bộ quy tắc phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, khuyến nghị áp dụng cho toàn thể doanh nghiệp (DN). Song khó khăn để Bộ quy tắc đi vào thực tiễn là DN không sẵn lòng thực hiện khi không phải văn bản pháp luật, không có chế tài, cũng chẳng có tổ chức nào có đủ thẩm quyền và đủ người để đi điều tra phân xử phán xét có quấy rối hay không.

Một vấn đề quan trọng khác là chưa có thống kê đầy đủ và cập nhật về tình trạng quấy rối nơi làm việc tại Việt Nam. Chỉ hiếm hoi có một vài số liệu như một nghiên cứu về bình đẳng giới trong thực tiễn tuyển dụng và thăng tiến tại Việt Nam được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam thực hiện cùng một đơn vị khác hồi năm 2015; cho rằng 17% số người được hỏi trong khảo sát với ứng viên nhân sự cấp trung cho biết chính họ hoặc một số người họ biết từng “nhận được những đề nghị liên quan đến tình dục từ cấp trên để đổi lấy lợi ích tại nơi làm việc”.

Trở lại với dự thảo Bộ quy tắc mới, quấy rối tình dục tại nơi làm việc được định nghĩa là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào với người khác mà đối phương không mong muốn hoặc không chấp nhận.

Dự thảo Bộ quy tắc phân chia quấy rối tình dục tại nơi làm việc dưới ba hình thức. Quấy rối bằng hành vi mang tính thể chất như có những cử chỉ động chạm cơ thể hoặc gợi ý tới tấn công tình dục... Quấy rối bằng lời nói trực tiếp, qua điện thoại, phương tiện điện tử có nội dung tình dục, nhận xét không phù hợp về xã hội, văn hóa, có lời lẽ khiếm nhã về trang phục, cơ thể của người nào đó khi có mặt hoặc nhằm vào họ, mời đi chơi mang tính cá nhân, riêng tư một cách liên tục...

Cái khó là hình thức thứ ba, là quấy rối tình dục phi lời nói, gồm “dùng ngôn ngữ cơ thể, nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, biểu hiện không đứng đắn, dùng cử chỉ ngón tay”…

Không ít người cho rằng nếu quy định “quấy rối tình dục” là “dùng ngôn ngữ cơ thể, nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, biểu hiện không đứng đắn”; thì chung chung quá, khó hiểu quá, thậm chí sẽ có trường hợp bị oan sai. Thế nào là “nhìn gợi tình”? Chắc các nhà ngôn ngữ học cũng không thể định nghĩa nổi. Có những người bị bệnh máy mắt, nếu quy định như trên, chắc cứ bước ra đường là bị quy chụp “quấy rối tình dục”?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể xảy ra dưới nhiều hình thức, dạng trao đổi như gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy lợi ích; hoặc không nhằm trao đổi nhưng khiến môi trường làm việc khó chịu và bất an. Các hành vi này cần ngăn chặn, phòng ngừa qua các quy tắc cụ thể. Bộ quy tắc không phải là văn bản pháp lý nên không bắt buộc áp dụng, song cơ quan chuyên môn khuyến nghị áp dụng tại tất cả loại hình DN trong khu vực công lẫn tư nhân, dưới dạng nội quy lao động hoặc quy định riêng trong phụ lục nhằm làm “trong sạch” môi trường làm việc.

Đánh giá và khuyến nghị như trên là đúng. Nhưng cái cần thiết hơn nữa, là phải mô tả quy định rõ những hành vi cụ thể ra sao chứ không nên quy định chung chung, không rõ ý, không đúng bản chất hành vi như trên; nguy cơ dẫn đến việc Bộ quy tắc một lần nữa ban hành lại chỉ để… cho vui.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025

Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại; sửa quy định về chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm; quy định về phí bảo lãnh ngân hàng; tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025.

Vụ đề nghị được mua nhà tái định cư tại Hà Nội: Sở Xây dựng có ý kiến đến UBND quận Long Biên

Vụ đề nghị được mua nhà tái định cư tại Hà Nội: Sở Xây dựng có ý kiến đến UBND quận Long Biên
(PLVN) - Sau khi nhận được phản ánh của bà Lại Thị Nghĩa do Báo PLVN chuyển đến về việc UBND quận Long Biên (Hà Nội) không bố trí tái định cư (TĐC) cho gia đình bà Nghĩa vì cho rằng diện tích còn lại sau khi thu hồi đất là 16,1m2 đủ điều kiện xây dựng nhà để ở, là không đúng quy định; Sở Xây dựng đề nghị UBND quận Long Biên rà soát lại các nội dung của Văn bản 775/QLĐT ngày 13/8/2021 của Phòng Quản lý đô thị (QLĐT).

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, tại phường Năng Tĩnh (TP Nam Định, tỉnh Nam Định), công trình xây dựng sai phạm nằm bên ngoài đê sông Đào của Cty TNHH Trường Thoa dù đã bị xử phạt hành chính, UBND tỉnh yêu cầu tháo dỡ, khắc phục hậu quả trong 1 năm, Sở Xây dựng cũng đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế từ năm 2024 nhưng đến nay công trình này vẫn chưa bị cưỡng chế, vẫn được sử dụng kinh doanh như bình thường.

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thực tế cho thấy, có nhiều người đi bộ bắt xe, tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Vậy người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý thế nào?

Người lao động tự do xin xác nhận thu nhập để mua nhà ở xã hội tại đâu?

Luật sư Tống Chí Cường.
(PLVN) - Bà Nguyễn Mừng (Hà Nội) hỏi: Hai vợ chồng tôi là lao động tự do, không có hợp đồng lao động, tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng dưới 30 triệu đồng. Hiện vợ chồng tôi có nhu cầu mua nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống. Xin hỏi, gia đình tôi cần đến cơ quan nào để xin xác nhận về điều kiện thu nhập?

Một bạn đọc phản ánh 'bị chậm bàn giao tài sản trúng đấu giá': Trả lời của Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc

Cục THADS tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan phản ánh của ông Đỗ Văn Hiếu (ngụ xã Liên Châu, huyện Yên Lạc) cho rằng có việc chậm bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, đại diện Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, người phải thi hành án (THA) không tự nguyện thi hành, vụ việc phức tạp, Chi cục THADS huyện Yên Lạc đang phối hợp tuyên truyền, vận động, chuẩn bị cưỡng chế giao tài sản theo quy định.

Doanh nghiệp có được cắt giảm nhân sự do ảnh hưởng bởi thiên tai?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) -  Bạn Ngọc Minh (Lào Cai) hỏi: Doanh nghiệp của tôi đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Việc kinh doanh bị đình trệ, doanh thu giảm sút và doanh nghiệp không thể duy trì số lượng nhân sự như trước. Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự với lý do thiên tai không? Nếu có, doanh nghiệp cần tuân thủ những điều kiện và thủ tục nào?

Văn hóa pháp lý từ vụ kiện tờ vé số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vụ án người mua vé số thắng kiện một Cty Xổ số tại miền Trung vừa khép lại là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh pháp luật, vai trò của cách ứng xử văn minh trong xã hội hiện đại…

Xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A: Người dân mong được đền bù, hỗ trợ thỏa đáng hơn khi bị thu hồi đất

Dự án Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A đang được triển khai xây dựng nhưng chưa thực hiện xong việc đền bù, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất.
(PLVN) - Phản ánh về quá trình triển khai xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh), một số người dân có đất bị thu hồi bày tỏ quan điểm là rất ủng hộ việc xây dựng trường học để con em có chỗ học hành tử tế, nhưng băn khoăn về phương án bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất.