Nguy cơ cao sạt lở bờ sông, bờ biển Cà Mau

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hiện tổng chiều dài các đoạn bờ sông, kênh rạch bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở của Cà Mau là khoảng 365 km/8.000 km. Cà Mau sẽ thống kê các điểm có nguy cơ sạt lở để cảnh báo, tránh thiệt hại về người và tài sản.

Tỉnh Cà Mau đang chịu tác động nặng nề của sạt lở với tổng chiều dài các đoạn bờ sông, bờ biển khoảng 188/254 km. Trong giai đoạn 2011 - 2021, sạt lở bờ biển làm mất đất và rừng phòng hộ với diện tích khoảng 5.250 ha.

Qua khảo sát, huyện Đầm Dơi là địa phương chịu thiệt hại nặng nhất về sạt lở bờ sông.

Qua khảo sát, huyện Đầm Dơi là địa phương chịu thiệt hại nặng nhất về sạt lở bờ sông.

Ông Nguyễn Phương Bình - Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi (địa phương chịu thiệt hại nặng nhất về sạt lở bờ sông) cho biết, huyện đã chỉ đạo rà soát lại hết các điểm có nguy cơ, tuyên truyền cho người dân biết để chủ động di dời tài sản, nhà cửa; cắm các biển cảnh báo sạt lở. Huyện cũng chủ động di dời cơ sở hạ tầng có thể di dời như trụ điện, lộ giao thông trước khi xảy ra sạt lở.

Hơn 10 năm qua, sạt lở bờ sông trong đã làm hư hỏng gần 26km lộ giao thông và 237 căn nhà, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của người dân Cà Mau, tổng thiệt hại ước tính hơn 1.000 tỷ đồng.

Về giải pháp phòng, chống sạt lở thời gian tới, ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Cà Mau, cho biết, những khu thị trấn, khu đông dân cư, trụ sở cơ quan nhà nước... phải làm kè kiên cố. Đồng thời, người dân ở những vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm cương quyết phải di dời, đồng thời có những khu tái định cư để đưa người dân tới ở ổn định và tạo sinh kế cho họ. "Còn những vị trí chưa tới mức đặc biệt nguy hiểm, chúng tôi cũng phối hợp doanh nghiệp, nhà khoa học nghiên cứu và có giải pháp kè cột nước thấp với mức đầu tư thấp, hiệu quả cao”, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Cà Mau nói thêm.

Từ đầu năm 2023 đến nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã xảy ra gần 200 vụ sạt lở với tổng chiều dài sạt lở trên 4.900m (trong đó một nửa là lộ bê tông nông thôn), làm thiệt hại 78 căn nhà, hầu hết các vị trí sạt lở đều ảnh hưởng hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản của người dân, gây chia cắt các trục lộ giao thông nông thôn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, đi lại, sản xuất của người dân. Ước thiệt hại về tài sản là gần 14 tỷ đồng.

Thời gian qua, với sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và nỗ lực của địa phương, tỉnh Cà Mau đã đầu tư xây dựng hoàn thành được hơn 56 km kè bảo vệ bờ biển. Những công trình kè chống sạt lở bờ biển đầu tư hoàn thiện đã phát huy hiệu quả rõ rệt, làm giảm sóng, chống sạt lở và bước đầu đã gây bồi, tạo bãi, khôi phục gần 1.000ha rừng phòng hộ. Tuy nhiên, công tác khắc phục sạt lở bờ sông gần như chưa được đầu tư để đảm bảo hiệu quả dài hạn mà chỉ dừng lại ở biện pháp khắc phục tạm thời.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Thái Nguyên không để xảy ra tiêu cực, trục lợi trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thái Nguyên không để xảy ra tiêu cực, trục lợi trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát

(PLVN) -  Ông Trịnh Việt Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Thái Nguyên yêu cầu việc hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát phải bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật. Tuyệt đối không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.

Đọc thêm

Công tỉnh Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương

Công tỉnh Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương
(PLVN) -  Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), hướng tới chào mừng 80 năm Ngày Truyền thống Công an Nhân dân Việt Nam, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, sáng ngày 4/4/2025, Công an tỉnh Kiên Giang đã long trọng tổ chức chương trình Lễ dâng hương tại Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương, huyện Tân Hiệp.

Tín dụng chính sách tiếp sức vùng đất cuối trời Tây Nam

Cán bộ NHCSXH tỉnh Kiên Giang thăm mô hình nuôi cá lồng bè của hộ dân được vay vốn tín dụng chính sách.
(PLVN) -  Không chỉ là nguồn vốn ưu đãi, tín dụng chính sách xã hội đã trở thành động lực mạnh mẽ giúp vùng đất tận cùng phía Tây Nam, tỉnh Kiên Giang từng bước chuyển mình. Trong 5 năm qua, hàng trăm ngàn lượt hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người yếu thế ở vùng biên giới, hải đảo đã được tiếp cận nguồn vốn vay để vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, xây dựng nông thôn mới.

Gần 300 trụ sở làm việc đang lãng phí tại Nghệ An

Trụ sở Toà án tỉnh Nghệ An đã bỏ hoang nhiều năm
(PLVN) - Nghệ An hiện có hàng trăm cơ sở nhà, đất là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích theo quy định, gây lãng phí, thất thoát tài sản công.

Kế hoạch thực hiện Đề án 06/CP tại Hải Phòng

Kế hoạch thực hiện Đề án 06/CP tại Hải Phòng
(PLVN) -  Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06/CP thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 36/KH-BCĐĐA06 nhằm phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025.

Chung tay huy động mọi nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát cho bà con Cà Mau

Chung tay huy động mọi nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát cho bà con Cà Mau
(PLVN) - Phát huy truyền thống “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”, tỉnh Cà Mau đã huy động tối đa các nguồn lực xã hội, đa dạng hóa hình thức hỗ trợ cho hộ người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ đồng bào DTTS sớm có được căn nhà mới. Qua đó, góp phần để người nghèo từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Bắc Giang: Tăng trưởng kinh tế Quý I năm 2025 dẫn đầu cả nước

Quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Giang ước đạt khoảng 14,02%, đứng đầu cả nước.
(PLVN) - Trong quý I/2025, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả kinh tế - xã hội ấn tượng. Tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt khoảng 14,02%, vượt xa kịch bản dự kiến là 13% và đứng đầu cả nước, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế tỉnh.