Ngụp lặn giữa dòng nước hộ đê cứu lúa

Hàng trăm người không quản nguy hiểm ngụp lặn dưới nước ngăn nước lũ.
Hàng trăm người không quản nguy hiểm ngụp lặn dưới nước ngăn nước lũ.
(PLVN) - Đã mấy ngày đêm liền, người dân xã Quảng Điền, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk mất ăn mất ngủ. Đê vỡ, nước tràn, hàng trăm ha lúa bị ngập. Người dân phải lót dạ bằng bánh mì, thay phiên nhau đào đất, chở đất, trầm mình dưới nước để hộ đê, cứu diện tích lúa còn lại. 

Cả xã đi hộ đê

5h sáng 13/8, tuyến đê Quảng Điền (xã Quảng Điền, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) bị vỡ khoảng 10m. Một lượng nước lớn từ sông Krông Ana đã dội thẳng xuống hàng trăm ha lúa đang chuẩn bị thu hoạch của người dân. 

Chỉ trong chốc lát, đồng lúa hàng trăm ha xanh tốt đã chìm trong nước mênh mông, trắng xóa. Mất lúa, xót của, người dân các nơi của xã Quảng Điền tất tả lao về chỗ đê vỡ để chặn nước. Lực lượng công an, bộ đội cũng được điều động tới để hỗ trợ bà con, cứu lấy diện tích lúa còn lại tại cánh đồng A (xã Quảng Điền) và cánh đồng của xã Bình Hòa. 

Sông sâu, gió lạnh, hàng trăm người dân cùng lực lượng công an, bộ đội phải ngâm mình dưới nước nhiều giờ đồng hồ để đóng cọc, rào lưới. Trên bờ, người già, phụ nữ xúc đất, chuyển đất… Bên kia sông, người chèo thuyền, người lội nước đi tìm cây, kéo về để thực hiện công tác hộ đê. 

Tất cả mọi người phải hối hả làm việc không phút nghỉ ngơi, ai cũng hiểu rằng, càng chậm khắc phục đê vỡ, nước đổ về đồng càng nhiều, diện tích lúa bị ngập càng lớn. Đói, khát… Đôi lúc ánh mắt thất thần, người như lả đi vì mệt nhưng ai nấy đều cố gắng hết sức, tranh thủ ăn, uống ngay dưới nước để chạy đua chống lụt. 

Đoạn đê vỡ, nước tràn vào hàng trăm ha lúa chuẩn bị thu hoạch. ảnh 1
Đoạn đê vỡ, nước tràn vào hàng trăm ha lúa chuẩn bị thu hoạch. 

“Ngập nhiều rồi, hàng trăm ha lúa đã mất. Năm nay lũ về sớm, lúa còn non, chưa kịp gặt. Dù vậy bà con vẫn phải ngăn nước, không để nước tiếp tục tràn về, gây ngập cánh đồng A và cánh đồng lúa của xã Bình Hòa”, ông Lê Văn Thịnh, Trưởng Công an xã Quảng Điền vừa lội nước vác gỗ hộ đê, vừa trao đổi. 

Trước đó, từ ngày 10 - 12/8, lũ ở thượng nguồn đổ về khiến nước sông Krông Ana đã bất ngờ dâng cao, tràn qua tuyến đê Quảng Điền, đe dọa gây ngập úng đồng lúa của toàn xã. 

Nhiều ngày đêm liền, hàng trăm người dân xã Quảng Điền đã phải gác lại việc gia đình, cùng nhau hộ đê. Hàng ngàn bao tải đất được bà con vận chuyển, đắp lên tuyến đê khoảng 10km, hạn chế nước từ sông tràn vào đồng. 

Ngoài những người hối hả lao xuống nước để rào lưới B40, đóng cọc gỗ ngăn nước, nhiều nhóm phụ nữ được phân công nhiệm vụ tiếp tế bánh mì, cơm, nước…

Vừa tất tả xách giỏ chạy về hướng đê vỡ, cô  Nguyễn Thị  Thủy (thôn 3) vừa nói vội: “Đồ ăn, nước uống… đều do các quán trong xã ủng hộ. Người mang bún, người đem cơm, nói chung, ai có gì góp nấy để giúp bà con hộ đê chống lũ. Vỡ đê là việc chung của cả xã chứ không phải việc của riêng ai”. 

Dọc tuyến đê bao, nhiều nhóm nông dân đứng chờ xe đến để xúc đất, vẻ mặt ai nấy cũng không giấu được những âu lo, nhìn về đồng lúa đang ngập nước với ánh mắt buồn bã. 

Nước mắt người trồng lúa

Cánh đồng lúa là cả nguồn sống của hầu hết người dân xã Quảng Điền. Địa bàn xã này có hai cánh đồng lúa A và B, tổng diện tích khoảng 1000 ha, được bao quanh bởi tuyến đê Quảng Điền và sông mẹ Krông Ana. Mùa nắng, sông Krông Ana cung cấp nước tưới, giúp bà con không lo tiết trời khô hạn.

Vẻ mặt âu lo của những nông dân. ảnh 2
Vẻ mặt âu lo của những nông dân. 

Thế nhưng, về mùa mưa, sông mẹ nhiều lúc “giận dữ”, dâng nước cuồn cuộn, sẵn sàng cuốn phăng mọi thứ trên đồng. Do đó, mất lúa, nghĩa là người dân mất đi nguồn thu nhập chính, nhiều hộ lâm cảnh nợ nần. 

Vừa vội vàng xúc đất, đóng vào bao tải để cho những thanh niên trai tráng vác lên xe, đem đi hộ đê, chị Lê Thị Ánh (thôn 1) chia sẻ: “Ở đây nương rẫy ít, bà con chủ yếu trồng lúa để mưu sinh. Trồng lúa cực, công nhiều mà lời lãi chẳng được bao nhiêu. Được mùa thì có đồng ra đồng vào trang trải cuộc sống. Còn mất mùa, thiên tai thì khổ dài dài”. 

Còn chị Trần Thị Hải (thôn 1) cho biết, lũ năm nay đến sớm, đến trước mùa gặt. Sự cố vỡ đê, tràn đê đã khiến khoảng 300 ha lúa của người dân mất trắng, nhiều diện tích khác cũng bị ảnh hưởng, giảm sút năng suất.

“Còn khoảng 20 ngày nữa là lúa chín. Những năm trước, lũ thường đến muộn, khi bà con đã gặt xong. Năm nay lũ về sớm quá, gia đình tôi có 3 ha lúa thì mất 2,5 ha đã bị ngập”, chị Hải nghẹn ngào. 

Dù người dân đã cố gắng hết sức nhưng khoảng 200 ha lúa đã bị nước nhấn chìm. Bởi lẽ, nước sông lên quá nhanh, tuyến đê bao có vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng lại bộc lộ nhiều bất cập, nhanh xuống cấp. Trước tình hình lũ dâng, nhiều người phải “bấm bụng” gặt lúa non, vớt vát lại chút công sức, vốn liếng. 

Khoảng 200 ha lúa đã chìm trong nước, nhiều người chấp nhận gặt lúa non. ảnh 3
Khoảng 200 ha lúa đã chìm trong nước, nhiều người chấp nhận gặt lúa non. 

Được biết, tuyến đê bao xã Quảng Điền được đầu tư, xây dựng từ năm 2012 nhiều giai đoạn, với tổng số vốn hơn 300 tỷ đồng. Tuyến đê này dài hơn 40km, bao quanh cánh đồng hơn 1000 ha lúa thuộc các xã Quảng Điền, Bình Hòa, Du Kmăl, được chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2014. 

Tuy nhiên, công trình đê bao hàng trăm tỷ đồng đã bộc lộ rất nhiều bất cập. Ngoài việc hư hỏng, sụt lún, một số cống thoát nước dọc tuyến đê không phát huy hiệu quả, lại gây họa cho cánh đồng vào mỗi mùa mưa lũ. 

Chính trong đợt lũ vào ngày 10/8, một lượng nước lớn từ sông Krông Ana đã theo cống thoát nước, xả thẳng vào cánh đồng B, khiến khoảng 100 ha lúa bị ngập. Người dân phải chở hàng trăm xe đất, thay phiên nhau ngụp lặn dưới nước cả ngày trời mới bịt được cống, cứu diện tích lúa còn lại. 

Ông Lê Văn Kiên, Chủ tịch UBND xã Quảng Điền cho biết, cống xả nước từ sông Krông Ana về cánh đồng B không phát huy hiệu quả. Do đó, UBND xã sẽ đề xuất lên cấp trên, nhờ đánh giá để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Nếu cống xả không mang lại tác dụng, phía xã sẽ đề xuất xin bịt lại. 

Về việc tuyến đê bao xuống cấp, ông Nguyễn Minh Đông, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Ana cho biết, hiện dự án nâng cấp, sửa chữa tuyến đê bao Quảng Điền đã được phê duyệt. Tuy nhiên, việc sửa chữa đê bao phải đợi đến mùa khô, khi nước rút mới tiến hành được.

Tin cùng chuyên mục

Nhà báo Đỗ Doàn Hoàng chia sẻ tại Hội thảo

Tập huấn báo chí về buôn bán động vật hoang dã

(PLVN) - Hơn 30 nhà báo của các cơ quan báo chí TW và địa phương đã tham gia Chương trình tập huấn "Tăng cường năng lực báo chí khai thác đề tài buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái pháp luật" tại Vườn Quốc gia Cúc Phương trong 2 ngày 28 - 29/9.

Đọc thêm

Quả bom 'khủng' bất ngờ lộ thiên ở Nghệ An

Quả bom khủng lộ ra trên khe nước sau khi lũ chảy qua.
(PLVN) - Một quả bom nặng khoảng 200 kg lộ ra dưới khe nước ở xã Tiền Phong, huyện Quế Phong (Nghệ An) khi đất bị xói do mưa lũ. Cơ quan chức năng đã phong tỏa khu vực phát hiện ra bom, chờ nước rút để xử lý.

Mưa lớn chia cắt nhiều tuyến đường ở Nghệ An

Người dân và chính quyền huyện Quỳ Châu thức trắng đêm di dời đồ đạc
(PLVN) - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại Nghệ An vào ngày 26 và đêm 27/9 mưa kéo dài, lượng mưa lớn khiến nước lên nhanh. Người dân một số huyện Thanh Chương, Quỳ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn... phải gom đồ đạc chạy lũ, nhiều tuyến đường bị chia cắt.

Bốn địa phương còn hơn 2.000ha phải trồng rừng thay thế

Kiểm toán việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tại 4 địa phương, Kiểm toán Nhà nước đã xác định diện tích còn phải trồng rừng thay thế lên tới hàng nghìn ha. (Ảnh minh họa, nguồn ảnh: VNN)
(PLVN) - Kiểm toán việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (QBVPTR) giai đoạn 2020 - 2022 tại 4 địa phương, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã xác định diện tích còn phải trồng rừng thay thế là hơn 2.274ha với số tiền trồng rừng thay thế phải chuyển về QBVPRT Việt Nam là hơn 275 tỷ đồng…

Tương lai hướng biển

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Hôm qua (26/9), tại TP Hải Phòng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc với các tỉnh, thành Quảng Ninh, Hải Phòng và Hải Dương về tình hình sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu; công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm.

Để mỗi giờ đều có thể là 'Giờ Trái đất'

Rút phích cắm, tắt điện khi không dùng là những thói quen tốt. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, có hiệu quả đang là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay, không chỉ của một cá nhân, một doanh nghiệp mà đó là vấn đề của cả một quốc gia.

Đồng Nai: Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn

Đồng Nai: Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn
(PLVN) - Sáng 24/9, tại TP Biên Hoà, Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”.

Xu thế chuyển dịch năng lượng quốc gia: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Chuyển dịch năng lượng là xu hướng tất yếu của quốc gia nhằm đạt các mục tiêu khí hậu trong những thập kỷ tới. (Nguồn: Freepik)
(PLVN) -Trong bối cảnh nguồn tài chính khí hậu ngày càng eo hẹp do khó khăn kinh tế toàn cầu, quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETPs) là một trong các giải pháp giúp các nước đang phát triển tiếp cận các nguồn lực cần thiết để xây dựng và triển khai hiệu quả các lộ trình phát triển carbon thấp, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, trong nỗ lực chung chuyển đổi năng lượng toàn cầu.

“Mầm xanh” trong tương lai

Trẻ em là đối tượng dễ tổn thương do biến đổi khí hậu. (Nguồn: UNICEF Việt Nam)
 (PLVN) - Việt Nam hiện nay đang là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương trước sự thay đổi của khí hậu, nhưng đồng thời các em cũng là hy vọng để đem đến một “môi trường xanh” trong tương lai.