Nguồn vốn tín dụng làm thay đổi diện mạo vùng núi cao biên giới

Vốn chính sách góp phần phủ xanh đồi trọc bằng cây chè , cây ăn quả nhãn xoài ở cao nguyên Mộc Châu, Yên Châu.
Vốn chính sách góp phần phủ xanh đồi trọc bằng cây chè , cây ăn quả nhãn xoài ở cao nguyên Mộc Châu, Yên Châu.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sơn La là tỉnh miền núi cao biên giới nằm ở khu vực Tây Bắc, có diện tích hơn 14 nghìn km2, đang được đánh thức, đổi thay không ngừng nhờ những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” (gọi tắt là Chỉ thị) đã góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Tín dụng chính sách củng cố lòng tin của dân với Đảng, với Nhà nước

Ngược quốc lộ 6 lên Sơn La vào những ngày này chúng tôi ngỡ ngàng trước những thay đổi diện mạo từ nơi “cửa ngõ” của tỉnh là thảo nguyên Vân Hồ, Mộc Châu đến cả các vùng khó khăn thuộc hai huyện nghèo Thuận Châu và Sốp Cộp. Miền đất của trên 1,3 triệu người với 12 dân tộc cùng sinh sống nay không còn hộ đói giáp hạt chỉ còn 42.147 hộ nghèo, chiếm 14% tổng số hộ dân cư toàn tỉnh.

Thành quả có được ngoài sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, xã, sự tham gia tích cực của đồng bào các dân tộc trong đó có sự chung sức, đồng lòng của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị 40, tập trung huy động các nguồn lực, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân, bảo đảm an sinh xã hội.

Điểm giao dịch NHCSXH xã Hát Lót, huyện Mai Sơn.

Điểm giao dịch NHCSXH xã Hát Lót, huyện Mai Sơn.

Theo ông Hoàng Xuân Trường - Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Sơn La, từ những ngày đầu thực hiện Chỉ thị 40 đến suốt 10 năm qua, các cấp ủy đảng trên địa bàn đã luôn quan tâm, chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến mọi hoạt động tín dụng chính sách. Cùng với đó, chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã đã ưu tiên bổ sung nguồn vốn ngân sách chuyển sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đồng thời chú trọng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về nơi làm việc cho các phòng giao dịch, điểm giao dịch của NHCSXH. Chính sự quan tâm giúp đỡ đó mà các nguồn lực tài chính ở tỉnh Sơn La có nguồn gốc Nhà nước được quy về một mối là NHCSXH quản lý và sử dụng theo quy định hiện hành.

Hàng năm UBND tỉnh và 12 UBND cấp huyện đã cân đối nguồn vốn ngân sách, bổ sung kịp thời, ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Theo Báo cáo đến 30/4/2024, nguồn vốn ngân sách địa phương là 232.671 triệu đồng, tăng 247% so với thời điểm trước khi có Chỉ thị 40, góp lực nâng tổng nguồn vốn chính sách toàn tỉnh lên 6.584.362 triệu đồng, tăng 4.018.930 triệu đồng so với 10 năm trước bình quân hàng năm tăng 11%.

Việc xây dựng, củng cố mạng lưới NHCSXH được mở rộng với 204 Điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận tiện nhất cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ về tín dụng ưu đãi.

Bí thư huyện ủy huyện Mai Sơn, ông Nguyễn Việt Cường khẳng định: Việc đưa Chỉ thị của Đảng về tín dụng chính sách xã hội vào cuộc sống được xem là khâu đột phá trong chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Chính sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, của toàn thể cán bộ. Đảng viên huyện Mai Sơn thời gian qua đã giúp công tác giảm nghèo được triển khai thực chất hơn, đồng thời loại bỏ tư tưởng “giấu nghèo” vì chạy theo căn bệnh thành tích.

Nhiều gia đình đồng bào dân tộc khó khăn phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống

Nguồn vốn chính sách ở Mai Sơn không những tăng trưởng nhanh mà hiệu ứng của đồng vốn vay cũng phát huy tác dụng, hỗ trợ thiết thực các hộ nghèo, các gia đình đồng bào dân tộc khó khăn phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.

Hộ trồng rừng giỏi ở huyện nghèo Thuận Châu.

Hộ trồng rừng giỏi ở huyện nghèo Thuận Châu.

Tại xã Hát Lót, huyện Mai Sơn đã có bước phát triển vượt bậc trong sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, tạo được việc làm ổn định, tăng thu nhập cho các hộ nghèo. Điển hình như gia đình anh Nguyễn Đức Tiến, bản Nong Xôm sử dụng đồng vốn vay ưu đãi đầu tư trồng mới cây ăn quả, bình quân hàng năm thu hoạch đến 4 tấn nhãn, 20 tấn xoài. Tổng thu nhập của gia đình ngót 200 triệu đồng/năm.

Tương tự, hộ vay Lý A Dính (bản Sam Quay, xã Mường Lèo), nhờ NHCSXH huyện Sốp Cộp giải quyết cho vay 35 triệu đồng để mua 2 con trâu và 3 con bò. Hiện tại gia đình có 5 con bò lẫn bê và 3 con trâu. Ngoài ra, vợ chồng anh Dính còn trồng thêm cây công nghiệp; quế, mỡ với hơn 1 vạn cây dự kiến vài ba năm nữa thu hoạch sẽ có nguồn thu khoảng 400 triệu đồng.

Cán bộ NHCS tới thăm hộ vay vốn sản xuất hiệu quả gia đình ông Lý A Dính (Mường Lèo, huyện Sốp Cộp)

Cán bộ NHCS tới thăm hộ vay vốn sản xuất hiệu quả gia đình ông Lý A Dính (Mường Lèo, huyện Sốp Cộp)

Từ những hộ nghèo ở Mai Châu, Sốp Cộp, nhìn rộng ra cả tỉnh Sơn La, đến nay dòng vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước luôn chảy đều đặn, thấm sâu vào lòng đất, giúp nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống.

Có thể khẳng định, Sơn La có những khó khăn đặc thù của tỉnh miền núi, nhưng từ khi triển khai mạnh mẽ Chỉ thị 40 của Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã thực sự trở thành công cụ hữu hiệu giúp địa phương đạt nhiều kết quả ấn tượng trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội như, đã hỗ trợ trên 384 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn; trên 88 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; góp phần trang trải chi phí học tập cho trên 1,3 nghìn con em đi học tại các trường Đại học, cao đẳng; thu hút và tạo việc làm thường xuyên cho hơn 33 nghìn lao động, gần 170 nghìn công trình nước sạch, nhà vệ sinh hợp chuẩn được xây dựng và làm mới nhà ở kiên cố cho hộ đồng bào DTTS nghèo…

Trải qua chặng đường đầy gian khó, NHCSXH Sơn La đã từng bước hiện thực hóa khát vọng dựng xây cuộc sống no ấm, hạnh phúc của người nghèo. Phát huy thành tích đó, những cán bộ tín dụng chính sách nơi vùng cao biên giới vẫn nỗ lực thực hiện sâu rộng Chỉ thị 40 của Đảng nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong công tác huy động nguồn lực, truyền tải nhanh chóng, an toàn nguồn vốn đến khắp bản làng, tới đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần đạt bằng được thắng lợi trong các chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới ở miền núi dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Ngày 4/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương khóa XVII khai mạc Hội nghị lần thứ 20

6 tháng đầu năm tăng trưởng kinh tế của Hải Dương vượt kế hoạch

(PLVN) - Ngày 4/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương khóa XVII khai mạc Hội nghị lần thứ 20. Tại hội nghị lần này đại biểu sẽ thảo luận, quyết định một số nội dung quan trọng như: việc thực hiện quán triệt, triển khai Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; thảo luận về Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII..

Đọc thêm

Doanh nghiệp, người dân cùng chung tay với chính quyền cải thiện các chỉ số PCI, PGI

Doanh nghiệp, người dân cùng chung tay với chính quyền cải thiện các chỉ số PCI, PGI
(PLVN) - “Các đơn vị, Sở, ngành, địa phương cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị, rà soát các nhiệm vụ ở địa phương đưa vào thực hiện; Cần phải làm sâu rộng, quyết liệt hơn nữa, làm đến nơi đến chốn các giải pháp quyết liệt cải thiện các chỉ số PCI, PGI, ông Huỳnh Quốc Việt - Uỷ viên dự khuyết BCH TW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị.

Hồi hương 10 bộ hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện và Chuyên gia hy sinh tại Campuchia

Hồi hương 10 bộ hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện và Chuyên gia hy sinh tại Campuchia
(PLVN) - Ngày 3/7, tại Toà thị chính tỉnh Koh Kong, Vương quốc Campuchia, Ban chuyên trách tỉnh Kiên Giang phối hợp với Ban chuyên trách tỉnh Koh Kong - Vương Quốc Campuchia tổ chức Lễ bàn giao, tiếp nhận và hồi hương hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện và Chuyên gia Việt Nam hy sinh trong thời kỳ chiến tranh tại Campuchia quy tập được trong mùa khô 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh Koh Kong.

Đẩy nhanh hoàn thành các tiêu chí để TP Bạc Liêu trở thành đô thị loại I vào năm 2025

TP Bạc Liêu đẩy nhanh thực hiện từng tiêu chí để sớm trở thành đô thị loại I vào năm 2025.
(PLVN) - TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) đã và đang tập trung thực hiện các danh mục, dự án để hoàn thành từng tiêu chí để hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thị loại I vào năm 2025. Đến nay, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị được tăng cường đầu tư, với nhiều công trình, dự án trọng điểm được triển khai xây dựng. Diện mạo đô thị ngày càng khang trang theo hướng xanh - sạch - đẹp.

Đoàn kiểm tra giám sát của HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam làm việc tại Kiên Giang

Đoàn kiểm tra giám sát của HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam làm việc tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 3/7, Đoàn kiểm tra giám sát của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang về hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn.​

Đồng Nai tìm giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế

GS-TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh doanh - ĐH Kinh tế TP HCM phát biểu tại hội thảo.
(PLVN) - Ngày 3/7, Viện Nghiên cứu Kinh doanh - ĐH Kinh tế TP HCM cùng UBND Tỉnh Đồng Nai tổ chức hội thảo khoa học về thực trạng và giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình mới trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ ở Hà Nội

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, thời gian tới, TP Hà Nội sẽ đẩy mạnh rà soát lại toàn bộ thẩm quyền, chức năng của từng sở, ngành; ban hành quy chế, quy trình đặc biệt là quy trình liên thông. Cùng với đó, đẩy mạnh minh bạch thông qua chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành để xây dựng chính quyền số nhằm công khai, minh bạch, đồng thời giúp cho cán bộ trong triển khai nhiệm vụ.