Nguồn vốn tín dụng 'đánh thức' vùng đất Chư Sê

Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp người dân huyện miền núi Chư Sê vươn lên thoát nghèo.
Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp người dân huyện miền núi Chư Sê vươn lên thoát nghèo.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ một miền quê nghèo khó, sinh sau đẻ muộn, huyện miền núi Chư Sê đã phát triển nhanh, mạnh và bền vững, trở thành vùng động lực phía nam của tỉnh Gia Lai. Để có được thành quả này là nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của lãnh đạo địa phương cũng như việc triển khai có hiệu quả các chính sách của Nhà nước, trong đó có nguồn vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).

Vai trò “Trụ cột” trong chính sách giảm nghèo

Cách đây khoảng 20 năm, huyện miền núi Chư Sê có 15 xã, thị trấn nhưng đều thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; Cùng với đó Chư Sê có 133.253 người sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 48%. Miền quê này đất rộng, người thưa nhưng cuộc sống của họ chỉ trông vào nguồn tự cung tự cấp với phương thức sản xuất lạc hậu, chủ yếu là phát, đốt, trọc, trỉa, vốn liếng thiếu trầm trọng, vì thế tỷ lệ hộ nghèo hồi ấy lên đến 40,11%...

Vùng quê Chư Sê đang đổi thay từng ngày.

Vùng quê Chư Sê đang đổi thay từng ngày.

Trước tình trạng đó, Chư Sê rất chú trọng đến công tác giảm nghèo. Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành Nghị quyết và Chương trình hành động cụ thể nhằm huy động cả hệ thống chính trị, các ban ngành, đoàn thể vào cuộc và tập trung các nguồn lực, các nguồn vốn đầu tư giúp đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững.

Nhờ vậy, huyện Chư Sê đạt kết quả giảm nghèo ấn tượng. 3 năm qua, toàn huyện có 2.315 hộ thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm là 6,24% tỷ lệ hộ cận nghèo là 6,17%; hầu hết các xã được đưa ra khỏi danh sách xã vùng 3 - vùng đặc biệt khó khăn.

Cán bộ NHCSXH kiểm tra các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách.

Cán bộ NHCSXH kiểm tra các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách.

Đặc biệt từ khi được các chương trình, dự án của Nhà nước, trong đó đáng kể đến nguồn vốn tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) quản lý hỗ trợ, đầu tư mạnh mẽ, miền đất cao nguyên Chư Sê thực sự trở mình, được phủ một màu xanh bạt ngàn của hàng vạn héc ta cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, cây dược liệu; thôn làng trở nên rộng mở, trù phú, không còn cảnh tiêu điều, vắng lặng như trước; đời sống người Gia Rai, Ba Na ngày càng no đủ, tươi sáng.

Già làng A Mơ, xã Ia BLang, ông Puh Lách bất ngờ trước sự đổi thay của quê hương: "Thật là diệu kỳ, thần kỳ hơn cả thần rừng, thần núi. Mới đó thôi cái đói, cái nghèo khắp thôn làng đã bị đẩy lùi" - ông Puh Lách nói.

Cán bộ NHCSXH huyện tới thăm mô hình trang trại của hộ vay vốn.

Cán bộ NHCSXH huyện tới thăm mô hình trang trại của hộ vay vốn.

Chủ tịch UBND huyện Chư Sê kiêm Trưởng ban đại diện HĐQT - NHCSXH huyện, bà Rmah H Bé Nét khẳng định: đại bộ phận đồng bào DTTS trên địa bàn ngày nay đang dần thoát nghèo và vươn lên làm giàu ngay tại quê hương. Không ít hộ đồng bào dân tộc Gia Rai, Ba Na kể cả các hộ dân ở thành phố, đồng bằng đến Chư Sê xây dựng kinh tế mới đã trở thành triệu phú nhờ sử dụng đồng vốn ưu đãi canh tác thâm canh cây công nghiệp cà phê, cao su, sầu riêng…

Để làm được điều đó, theo bà Rmah H Bé Nét đó là do NHCSXH đã tập trung vốn tín dụng gần 480 tỷ đồng ưu tiên đầu tư cho hộ nghèo, gia đình đồng bào dân tộc khó khăn và các đối tượng chính sách. Các cán bộ tín dụng chính sách đã không quản gian nan vất vả, hướng dẫn bà con sử dụng vốn vay vào phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, khôi phục mở mang ngành nghề thủ công truyền thống.

Hiện nay, nguồn vốn tín dụng đã phủ kín khắp miền quê cao nguyên, về tận tay các hộ nghèo, gia đình đồng bào DTTS trên địa bàn 15 xã, thị trấn và trở thành “trụ cột” đối với công cuộc giảm nghèo.

Khơi dậy khát vọng thoát nghèo, làm giàu của người dân

Giám đốc NHCSXH huyện Chư Sê, ông Nguyễn Đình Lý cho biết, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn xác định việc giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng, vừa cơ bản lâu dài để từ đó tạo điều kiện cho NHCSXH tập trung huy động các nguồn lực tài chính về một đầu mối, trong đó chú trọng khai thác nguồn vốn ngân sách tại địa bàn hoạt động.

Cụ thể, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, HĐND&UBND huyện Chư Sê đã ưu tiên chuyển vốn ngân sách ủy thác sang NHCSXH, số tiền 11,5 tỷ đồng, góp phần nâng tổng nguồn vốn chính sách toàn huyện đến 30/6/2024 đạt 473 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 34 tỷ đồng.

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn vay tín dụng chính sách.

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn vay tín dụng chính sách.

Nhờ có nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ kịp thời, tất cả các thôn làng trong xã anh hùng Ia BLang đã về đích nông thôn mới và đang xây dựng nông thôn mới nâng cao; 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được vay vốn ưu đãi thuận lợi. Đồng vốn từ NHCSXH đã giúp cho miền quê này thay đổi nhanh chóng, với các vườn hồ tiêu và cà phê xanh mướt, đàn trâu bò béo mập; hàng trăm hộ gia đình đồng bào DTTS đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

Ông Rơ Mah Brê (làng Nhã) - người được mọi người nhắc đến như một hình mẫu giảm nghèo bền vững, tâm sự: “Ruộng rẫy nhiều nhưng mình chỉ trồng mì, lúa, bắp. Mình chăm chỉ làm lụng nhưng cuối năm chẳng thu được bao nhiêu, thậm chí còn bị đói. Mãi đến năm 2000, mình mới dám vay vốn NHCSXH học theo người Kinh trồng hồ tiêu, cà phê. Mình tìm đến một số hộ để học hỏi và được chỉ dẫn tận tình”.

Ba năm sau, trong vụ thu hoạch đầu tiên, ông Brê thu được 1,5 tấn hồ tiêu, với giá 100 ngàn đồng/kg. Ông Brê trả bớt nợ ngân hàng. Đến vụ thu hoạch thứ 2 thì ông hoàn trả hết vốn và có lãi. Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao, ông tiếp tục đầu tư trồng thêm 300 trụ hồ tiêu và cứ thế vườn của gia đình ông lên đến 1.000 trụ. Ngoài ra, ông còn trồng 700 cây cà phê và 7 sào lúa nước.

Mô hình nuôi tằm của người dân.

Mô hình nuôi tằm của người dân.

Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách ở Chư Sê đã khơi dậy khát vọng thoát nghèo, làm giàu của đồng bào DTTS. Cũng từ nguồn vốn tín dụng chính sách, vùng miền núi dân tộc trên Tây Nguyên đã xích lại gần với miền xuôi, nghèo khó đang được đẩy lùi.

Công cuộc giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững của huyện Chư Sê đã đạt được những kết quả to lớn. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần quan trọng, đáng ghi nhận trong thực hiện công cuộc này suốt 22 năm qua.

Thời gian tới cùng các cấp, các ngành trên cao nguyên, NHCSXH Chư Sê vẫn bền bỉ, dốc sức tiếp tục tập trung huy động nguồn vốn, cố gắng từng ngày để những đồng vốn ưu đãi đến được với nhiều hộ nghèo và các gia đình đồng bào DTTS khó khăn, góp phần phục vụ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội bền vững, để miền quê cao nguyên thêm rộng mở, trù phú.

Đọc thêm

An Giang đã đặt ưu tiên hàng đầu vào nhiệm vụ xây dựng con người toàn diện

An Giang đã đặt ưu tiên hàng đầu vào nhiệm vụ xây dựng con người toàn diện
(PLVN) - Ngày 18/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW (ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI) và Chương trình hành động 33-CTr/TU (ngày 21/5/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Bình Định thực hiện mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong tháng 9/2024, Bình Định sẽ tổ chức Hội nghị triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh cũng sẽ có ít nhất 01 sản phẩm chủ lực để thực hiện mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Bão số 4 tiến gần, các địa phương gấp rút triển khai phương án ứng phó

Bão số 4 tiến gần, các địa phương gấp rút triển khai phương án ứng phó
(PLVN) -  Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4, dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung. Trước tình hình này, các địa phương như Hải Phòng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình và Bình Định đã nhanh chóng triển khai phương án ứng phó, đồng thời siết chặt việc quản lý và cấm tàu thuyền ra khơi.

Việt Nam - Campuchia: Tiếp tục phối hợp tìm kiếm hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lưu Trung - Trưởng Ban Chuyên trách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ tỉnh Kiên Giang ký kết với ban Chuyên trách tỉnh Pearh Sihanouk, Campuchia.
(PLVN) - Đoàn cán bộ Ban Chuyên trách tỉnh Kiên Giang do ông Nguyễn Lưu Trung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chuyên trách tỉnh Kiên Giang làm trưởng đoàn vừa tổ chức ký kết hợp tác với Ban Chuyên trách các tỉnh Koh Kong, PreahSihanouk, Kam Pốt, Kép thuộc Vương quốc Campuchia để  tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Campuchia, giai đoạn XXIV (mùa khô 2024 – 2025).

Hà Nội: Dự kiến ra mắt Trung tâm Phục vụ hành chính công vào đầu tháng 10

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - TP Hà Nội là địa phương đầu tiên hoàn thành Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công theo chỉ đạo của Thủ tướng. Dự kiến, Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội sẽ ra mắt vào đầu tháng 10 tới, với mục tiêu tiếp nhận thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính; giảm đầu mối bộ phận “một cửa”.

Tin vui nhân sự tại Vĩnh Phúc

Tin vui nhân sự tại Vĩnh Phúc
(PLVN) -  Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 3 đơn vị có tin vui về nhân sự: Ông Đặng Công Hòa vừa được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Tam Dương; ông Đàm Hữu Khanh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường, nhiệm kỳ 2021 – 2026; Ông Nguyễn Thái Sơn – Chủ tịch HĐND huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) vừa được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Tam Đảo, nhiệm kỳ 2021 – 2026.