Nguồn năng lượng mới, kỳ vọng mới

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Ngày 27/11 vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh giá là cần thiết, có cơ sở và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Một số quan điểm phát triển điện hạt nhân được nêu trong tờ trình gồm: Vì mục đích hòa bình, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững, gắn với mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; bảo đảm an toàn ở mức cao nhất, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường; gắn với phát triển tổng thể hệ sinh thái công nghiệp năng lượng quốc gia.

Trước đó, Hội nghị Trung ương 10 (khóa XIII) cơ bản thống nhất chủ trương tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam. Điện hạt nhân Ninh Thuận tái khởi động có vai trò là “viên gạch” đặt nền móng để Việt Nam từng bước xây dựng và phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân, đóng góp trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực khoa học - công nghệ của đất nước.

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được chuẩn bị điều kiện trên cơ sở Nghị quyết 41/2009/QH12 của Quốc hội (khóa XII). Sau đó, Chính phủ đã triển khai một số nội dung quan trọng như: Tổ chức khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng địa điểm xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận; chuẩn bị đầu tư, cơ sở hạ tầng dự án; đào tạo nhân lực để quản lý, vận hành. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân khách quan, dự án dừng thực hiện theo Nghị quyết số 31/2016/QH14.

Bên cạnh các văn bản về chính sách phát triển năng lượng của Trung ương; về pháp lý, Việt Nam đã có Luật Năng lượng nguyên tử (năm 2008); dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 này cũng đề cập tới chính sách phát triển điện hạt nhân.

Để tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, trong trường hợp được Quốc hội thông qua, còn rất nhiều việc phải làm. Đó là nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý phù hợp về điện hạt nhân; rà soát, hoàn thiện pháp luật có liên quan đến điện hạt nhân; bổ sung Quy hoạch điện VIII. Đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia đầu ngành, gắn với chương trình tổng thể phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân. Nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, phù hợp tình hình thực tế và pháp luật hiện hành... Và một điều quan trọng nữa là thực hiện tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xã hội về phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân.

Đọc thêm

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 2: Cần khắc phục một số tồn tại, hạn chế

Cơ quan Hải quan và doanh nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác. (Ảnh: Châu Long)
(PLVN) -  Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp thì cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục để đưa công tác này gặt hái thêm nhiều thành quả hơn nữa.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 1: Được thực hiện toàn diện, xuyên suốt

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Diễn đàn thường niên Hải quan - Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp” hồi tháng 9/2024. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Công tác phát triển quan hệ đối tác được thực hiện ở cả 3 cấp Tổng cục, Cục, Chi cục; trong đó tại cấp Tổng cục, hoạt động đối tác tập trung vào các vấn đề về chính sách, phương thức quản lý; tại cấp Cục hoạt động đối tác gắn với các vấn đề tổ chức thực thi; tại cấp Chi cục, các hoạt động đối tác gắn với các hoạt động thường xuyên hàng ngày của đơn vị. Việc thực hiện gồm 4 nhóm giải pháp lớn: thông tin, tham vấn, tham gia, hợp tác.

Các tỉnh miền Bắc xốc lại kế hoạch trồng trọt sau thiên tai

Các tỉnh miền Bắc xốc lại kế hoạch trồng trọt sau thiên tai
(PLVN) - Sáng ngày 26/11 tại Thái Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của các tỉnh phía Bắc. Dự và chủ trì hội nghị có ông Hoàng Trung  - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ; ông Phạm Văn Nghiêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình.

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đang triển khai 7 mô hình thí điểm. (Ảnh: Nhật Hạ)
(PLVN) - Tại TP Cần Thơ, Hiệp Hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam vừa tổ chức Diễn đàn Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030.

Chung tay đồng hành với phụ nữ trong quá trình chuyển đổi số

Sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào quá trình chuyển đổi số mang lại lợi ích kinh tế và hiệu quả cho tiến trình chuyển đổi số của quốc gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hội LHPNVN)
(PLVN) - Thực tế đã và đang cho thấy, chuyển đổi số là một trong những trụ cột thực hiện phát triển nhanh, phát triển bền vững, đồng thời là một trong những khâu đột phá lớn, góp phần tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Kỳ vọng đột phá trong quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Nhiều đề xuất mới đáng chú ý tại Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. (Ảnh minh họa/Nguồn:chinhphu.vn)
(PLVN) - Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (gọi tắt là dự thảo Luật) đang được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 8. Tại cuộc thảo luận tại tổ cuối tuần qua, nhiều ý kiến thống nhất với quan điểm khi nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thì phần vốn này là của doanh nghiệp, không phải vốn nhà nước.

Việt Nam - Nhật Bản mở ra kỷ nguyên mới trong kết nối nông nghiệp công nghệ cao

Việt Nam - Nhật Bản mở ra kỷ nguyên mới trong kết nối nông nghiệp công nghệ cao
(PLVN) - Ngày 22/11 tại Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ký biên bản ghi nhớ hợp tác và tổ chức hội thảo ”kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng thị trường” với Công ty TNHH AEON TOPVALU Việt Nam. Dự và chứng kiến lễ ký kết có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cùng Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam - ông Ito Naoki.

Thiên tai gây thiệt hại gần 85.000 tỷ đồng trong năm 2024

Thiên tai gây thiệt hại gần 85.000 tỷ đồng trong năm 2024
(PLVN) - Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong năm 2024 thiên tai xảy ra rất khốc liệt, cực đoan, diễn biến phức tạp. Thiên tai đã làm 513 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính trên 84.900 tỷ đồng (năm 2023, thiên tai làm 169 chết và mất tích, thiệt hại 9.324 tỷ đồng).