Nguồn gốc chiếc búa thẩm phán - biểu tượng của quyền lực

(PLO) - Tiếng búa của thẩm phán tại Mỹ được ví như tiếng súng chỉ thiên của cảnh sát trưởng khi muốn dừng một cuộc ẩu đả.

Búa thẩm phán làm từ gỗ cây phong, thường dùng kèm với một mặt gõ cũng từ chất liệu này. Âm thanh khi búa va chạm với mặt gõ rất to và vang, đảm bảo mọi người trong phòng đều có thể nghe rõ. Hình ảnh của cây búa này thường xuất hiện chủ yếu ở tòa án và nghị viện Mỹ, bên cạnh đó nó còn được sử dụng trong các buổi đấu giá...

Chiếc búa thể hiện người nắm giữ nó có quyền uy của người cầm trịch - ví dụ như chủ tịch phiên họp hoặc thẩm phán phiên tòa. Người ta sử dụng búa này để kêu gọi sự tập trung của người khác mà không phải lớn tiếng nhắc nhở.

Ngoài ra, việc gõ búa cũng để báo hiệu đạo luật đã được thông qua, hoặc phán quyết có tính chất chung cuộc. Vì là biểu tượng của quyền lực, chiếc búa còn được sử dụng trong những buổi lễ chuyển giao chức vị. Chẳng hạn trong Thượng viện Mỹ, chủ tịch thượng viện đương nhiệm sẽ cầm chiếc búa với phần cán quay ra ngoài và tiến hành nghi thức trao búa cho người kế nhiệm.

Lịch sử ghi nhận Geogre Washington, tổng thống đầu tiên của Mỹ, từng dùng một chiếc búa tương tự như chiếc búa thẩm phán tại nghi lễ đặt móng xây dựng tòa nhà quốc hội. Hiện nay, khách tới vẫn có thể được chiêm ngưỡng di vật lịch sử này tại tòa nhà Quốc hội.

John Adams, phó tổng thống đầu tiên của Mỹ, cũng dùng một chiếc búa thẩm phán để khai mạc phiên họp mặt Nghị viện đầu tiên được tổ chức vào mùa xuân 1789 ở New York.

Tổng thống Mỹ đầu tiên -Geogre Washington dùngchiếc búa tương tự như chiếc búa thẩm phán tại nghi lễ đặt móng xây dựng tòa nhà quốc hội Hoa Kỳ.

Tổng thống Mỹ đầu tiên -Geogre Washington - dùngchiếc tương tự như búa thẩm phán tại nghi lễ đặt móng xây dựng tòa nhà Quốc hội.

Bạn có thể bắt gặp chiếc búa này trong khắp các phòng xét xử ở Mỹ. Tiếng búa gõ vang dội cùng với câu nói nghiêm nghị của thẩm phán: “Trật tự tại tòa” sẽ mau chóng khôi phục lại không khí nghiêm trang trong phòng xử án khi luật sư, nhân chứng, bồi thẩm đoàn hoặc thậm chí là cả những người tham dự đi lệch khỏi quy chuẩn phép tắc của phiên xét xử. Có người còn ví tiếng búa của thẩm phán như tiếng súng chỉ thiên của cảnh sát trưởng miền Viễn Tây khi muốn dừng một cuộc ẩu đả.

Trước khi có thể làm chủ tọa phiên tòa xét xử, một người thẩm phán sẽ phải trải qua khóa huấn luyện nâng cao chuyên môn, và tại đây, họ thường được dặn dò phải hạn chế sử dụng búa vì nếu lạm dụng sẽ làm giảm uy lực của nó.

Khi không đồng ý với cách phân xử của tòa, đôi khi một luật sư lành nghề sẽ cố tình tiếp tục xét hỏi nhân chứng theo cách đã bị tòa nhắc nhở trước đó để thử phản ứng của thẩm phán xét xử. Với những người này, chủ toạ thoạt đầu sẽ đưa ra cảnh cáo bằng lời nói, sau đó sẽ là tiếng búa. Âm thanh của chiếc búa sẽ là lời cảnh cáo nghiêm khắc rằng “Nếu anh không dừng ngay hành động của mình, tòa sẽ đáp lại bằng hình phạt tương ứng”. Nếu luật sư vẫn ngoan cố, với tiếng búa gõ lần này, thẩm phán có thể sẽ ra quyết định phạt về hành vi “khinh miệt tòa án”.

Chiếc búa quyền lực được dùng để lập lại trật tự trong một phiên tòa.

Chiếc búa "quyền lực" được dùng để lập lại trật tự trong một phiên tòa.

Theo Quora, chiếc búa quyền lực này có nguồn gốc từ nghề thợ nề. Thời trung cổ, người thợ nề thường sử dụng một chiếc búa làm từ gỗ cứng để gọt bớt đá và đẩy cả viên đá vào đúng vị trí.

Dần dần, dụng cụ này trở thành biểu tượng cho quyền giám sát và hoàn thiện công trình của người cầm nó. Trong những cuộc họp mặt, người trưởng hội nghề thường mang theo một chiếc búa để thể hiện vị trí và quyền lực của mình.

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.