Người vợ 40 năm chăm sóc chồng bại liệt

Chị Nguyễn Thị Chính luôn hạnh phúc khi được chăm sóc chồng.
Chị Nguyễn Thị Chính luôn hạnh phúc khi được chăm sóc chồng.
40 năm qua đi, chị lặng lẽ chăm sóc chồng bị liệt cả người không một lời oán than. Chị chấp nhận cả việc không làm mẹ để được ở bên anh với suy nghĩ, mình còn may mắn hơn rất nhiều phụ nữ, nhiều người vợ thời chiến khác.
Tình yêu từ giậu mùng tơi...
Năm 1967, anh thanh niên Nguyễn Văn Mão (quê ở Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) trốn mẹ đi lính (vì nhà có 2 anh em mà người anh đã lên đường nhập ngũ trước) chỉ với chiếc mũ rơm trên đầu. Anh đi một mạch, chiến đấu ở những chiến dịch nóng bỏng nhất (Mậu Thân năm 1968, chiến trường Quảng Trị - Thừa Thiên Huế). Mẹ anh Mão ở nhà một mình, được bà con láng giềng thăm hỏi, quan tâm hàng ngày. Trong số đó có cô bé Nguyễn Thị Chính, chỉ cách nhà anh Mão… cái giậu mùng tơi. 
Cô bé xinh xắn, đáng yêu qua lại nhà anh Mão đều đặn, chuyện trò để bà đỡ cô quạnh khi 2 con đều ra chiến trường. Mến tính tình của Chính, mẹ anh Mão cứ xa gần mong Chính làm dâu con trong nhà. Cô bé Chính mới hơn 10 tuổi đầu cứ thẹn thùng, cúi mặt, im lặng không nói gì. Tất cả những gì cô bé nhớ đến anh hàng xóm là sự vui tính, hay trêu trọc, cốc đầu mỗi khi nhìn thấy cô ở đâu đó. 
Đến năm 1974, anh Mão đột ngột về thăm nhà, thăm mẹ. Hai mẹ con gặp nhau mừng mừng tủi tủi, chuyện trò rôm rả một góc làng. Mẹ anh Mão liên tục giục anh Mão sang hàng xóm thăm cô bé Chính ngày nào. Anh Mão kể: “Khi nhìn thấy Chính, tôi đứng như trời trồng. Cô bé đen nhẻm ngày nào vụt trở thành một thiếu nữ xinh xắn. Ngay lập tức tôi cảm thấy mình không thể sánh được với cô ấy nên chỉ chào hỏi qua loa rồi về nhà. Cảm giác buồn buồn bủa vây quanh tôi, bởi  ở chiến trường, tôi luôn nhớ đến hình ảnh cô bé hàng xóm nhà mình…”, anh Mão dừng lời rồi nhìn sang vợ âu yếm. 
Rồi anh cười thật tươi tiếp tục câu chuyện: Trong một lần lơ ngơ quanh xóm, gặp mẹ của Chính, bà gọi anh Mão lại bảo: “Này, tao tặng cho mày đứa con gái lớn đấy, đồng ý không”?. Anh ngạc nhiên trước thái độ của bà nhưng vẫn gật đầu lia lịa. Và một đám cưới được diễn ra ngay sau đó trong sự mừng vui, chúc phúc của bà con láng giềng. Chưa kịp bén hơi nhau, anh Mão lại nhận lệnh lên đường, lần này là vào tận chiến trường Phan Rang, Ninh Thuận. 
Một năm sau, hòa mình trong đoàn quân thắng trận ra Bắc, xe chở anh Chính bị tai nạn, lật ở đèo Rù Rì (Nha Trang, Khánh Hòa). Gần hết những người lính trong chiếc xe định mệnh ấy mãi mãi ra đi... Anh Mão xúc động: “Bom đạn không làm gì được chúng tôi, vậy mà, chiến thắng rồi, những người đồng đội của tôi lại phải từ biệt cuộc sống sau một tai nạn. Tôi may mắn sống sót trở về nhưng thương tật…”. Tai nạn đã khiến anh liệt cả người, cướp mất của anh tương lai rạng ngời ở phía trước, khi anh luôn mơ về những đứa con với người vợ xinh xắn, chịu thương chịu khó quê nhà. 
“May mà anh trở về để tôi được chăm sóc anh”
Trở về nhà trong bộ dạng tàn phế, anh Mão biến thành một người khác hẳn. Sự hoạt bát, vui tính, hay pha trò không còn, thay vào đó là thái độ lầm lì, dằn hắt người vợ vẫn đợi chờ anh. Chị Chính tâm sự: “Nhìn thấy anh nước mắt tôi chảy dài, không biết phải thương, phải yêu anh thêm bao nhiêu phần nữa mới đủ để chia sẻ nỗi đau với anh. Thế mà anh mặc cảm, anh chửi bới, đuổi tôi đi, tôi hiểu hết nên nhẫn nhịn xoa dịu anh và bằng tình cảm của mình giúp anh quên đi nỗi đau thể xác. 
Tôi đã xác định làm vợ anh thì dù hoàn cảnh nào cũng sẽ theo anh đến cùng. Anh còn trở về được, còn ở đấy để tôi được gần gũi, được chăm anh chứ nhiều người vợ khác phải chịu mất chồng, làm gì có người mà chăm sóc, yêu thương”.
Nói thì nghe đơn giản như thế nhưng chị Chính bảo, chị đã phải đấu tranh nhiều lắm. Bà con làng xóm nói ra nói vào, rồi nhiều thanh niên trong xã cứ quẩn quanh tán tỉnh. Mẹ ruột của chị cũng thương con gái, một mặt muốn chị tiếp tục làm vợ, chăm sóc anh Mão, mặt khác cũng muốn chị có những đứa con của mình. 
“Tôi chỉ thực sự tủi thân, thương mình khi nói chuyện với mẹ chồng thôi. Mẹ bảo, con trai mẹ đã làm khổ tôi, cưới nhau chưa được bao ngày lại lên đường, chưa chăm sóc, yêu thương tôi được bao nhiêu, giờ lại bắt tôi phải khổ sở với anh. Mẹ bảo tôi thương mẹ, thương anh Mão thì nên bỏ anh đi lấy chồng khác. Anh đã có chế độ, chính sách của Nhà nước, sẽ có các cô y tá, hộ lý chăm sóc, không cần thêm người vợ nữa bởi nếu tôi cứ ở bên anh thì cả mẹ và anh đều thấy có tội. Mẹ thương tôi như con gái của mẹ nên mẹ mới mong thế”, chị Chính ngân ngấn nước mắt kể lại. 
Dùng đủ cách từ nhẹ nhàng chuyện trò đến dằn hắt, xua đuổi với mục đích mong chị Chính rời bỏ mình, để xây dựng gia đình mới mà không được, anh Mão khóc, những giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài trên gò má người chiến sĩ năm nào. Chị Chính bảo “Nhìn thấy nước mắt của anh, tôi  thấy thương nhiều lắm. Nhỡ yêu anh rồi, có duyên làm vợ anh rồi thì cả đời sẽ là vợ của anh thôi. Cưới nhau không được bao ngày thì anh đi, chúng tôi chưa kịp có con nhưng nói thật, tôi cũng không nghĩ gì đâu”, giọng chị nhẹ dần, có lẽ chị sợ anh Mão nằm ở giường bên nghe được.
Từ ngày xoa dịu được nỗi đau tinh thần cho chồng, chị Mão yên tâm làm ăn, kiếm thêm tiền mua thức ăn để bồi dưỡng cho anh, mua các loại thuốc dân tộc, thuốc lá để lau rửa, tắm cho anh, rồi xoa nắn để đôi tay anh có thể cử động được. Anh điều trị ở các trại thương binh cách nhà 9-10 cây số, tối nào chị cũng đạp xe vào với anh, chăm nom, chuyện trò cùng anh rồi sáng hôm sau dậy sớm đạp xe về nhà tiếp tục công việc. Anh được chuyển đi các tỉnh Phú Thọ, Bắc Thái, thì chỉ cuối tuần chị mới đến thăm anh được. Những lúc ấy họ như đôi sam, quấn quýt chuyện trò cả tối, để bù lại những khoảng thời gian xa nhau. 
Ròng rã hơn 30 năm chị theo thời khóa biểu như thế. Nhưng từ năm 2011, tình hình thương tật của anh trở nên nặng hơn, chị bỏ việc, xuống trạm điều dưỡng thương binh Thuận Thành để chăm sóc anh. Hàng ngày, không kể đông hay hè, chị đều đặn cặm cụi nấu nước lá lau người cho anh để hạn chế sự lở loét. “Nhà nước chỉ có thể nuôi ăn, cho thuốc uống, còn để cứu lấy đôi bàn tay duy nhất cử động được trên người anh là tôi phải cố”, chị cười mà gương mặt, ánh mắt như xót xa. Có lẽ chị đang lo sức anh ngày một yếu… 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.