Người trong một nước phải thương nhau cùng

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm hỏi, tặng quà cho người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long nhân dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn. (Nguồn ảnh: TTXVN).
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm hỏi, tặng quà cho người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long nhân dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn. (Nguồn ảnh: TTXVN).
(PLVN) - “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”, câu ca dao ấy nhắc nhớ chúng ta về hai tiếng “Đồng bào” thiêng liêng và gần gũi, về tình đoàn kết, tương thân, tương ái được lưu truyền qua bao thế hệ. Cũng nhờ có tinh thần đùm bọc lẫn nhau giữa người với người, đã tạo nên một tập thể đoàn kết, một xã hội đoàn kết, một dân tộc đoàn kết.

“Thương người như thể thương thân”

Nhiều năm nay, đã trở thành thói quen, hằng ngày, trước khi nấu cơm, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Hỗn hợp đảo Mê (tỉnh Thanh Hóa) đều bớt lại một ít gạo từ khẩu phần ăn của mình để bỏ vào “Hũ gạo nghĩa tình đồng đội”. Với cách làm này, trong thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn đã tiết kiệm hơn 7 tấn gạo, tương đương gần 70 triệu đồng để thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình cán bộ, chiến sĩ hoàn cảnh khó khăn. Cùng với đó, nhiều mô hình như “Búp măng vàng”, “Lục lạc vàng”, “Học Bác từ việc nhỏ”... cũng được các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang tỉnh Thanh Hóa hưởng ứng, thực hiện hiệu quả.

Đoàn kết và tình yêu thương tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp đất nước vượt qua mọi biến cố. Hai mệnh đề này luôn gắn bó khăng khít và tương hỗ nhau. Có yêu thương, có sự sẻ chia mới tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngược lại, tinh thần đại đoàn kết giúp làm phong phú và giàu thêm ý nghĩa của truyền thống nhân ái, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam.

Truyền thống tốt đẹp ấy được cha ông ta đúc kết qua những câu ca dao, tục ngữ giàu hình ảnh: “Thương người như thể thương thân”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”... Ngay từ những năm đầu tiên bước chân đến lớp, các em học sinh đã được truyền dạy về bài học đại đoàn kết qua “Câu chuyện bó đũa”. Lớn lên, các em thêm hiểu sâu sắc hơn về sức mạnh nội sinh của dân tộc qua những áng thơ văn lấp lánh tình nghĩa đồng bào: “Khi hai đứa cầm tay/Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm/Khi chúng ta cầm tay mọi người/Đất nước vẹn tròn to lớn” (thơ Nguyễn Khoa Điềm).

Không chỉ bạn bè quốc tế mà ngay cả nhiều người Việt Nam cũng vô cùng ngạc nhiên và khó có thể tin rằng, chỉ từ 1 nghìn đồng, đã có hàng chục nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết được xây dựng, hàng chục nghìn hộ dân thoát nghèo, hàng nghìn cây cầu nối yêu thương được bắc qua những con sông, con suối cho các em học sinh tới trường… Ấy vậy mà điều đó lại là sự thật và có sức lan tỏa rộng lớn thông qua những mô hình ý nghĩa như “Nuôi heo đất tiết kiệm”, “Mỗi ngày 1 nghìn đồng”, “Ngôi nhà 3 nghìn đồng”… Điều đáng trân trọng là các phong trào này được triển khai ngay tại những địa bàn còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng trên tinh thần “lá lành đùm là rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, người dân sẵn sàng dành những phần tiền ít ỏi của mình để trao tặng cho những đồng bào còn khó khăn hơn. Thậm chí, nhiều gia đình vừa thoát diện hộ nghèo nhờ những đồng tiền nghĩa cử lại sẵn sàng nhận một chú heo đất về nuôi để có cơ hội được trao đi. Cứ như thế, những sự sẻ chia, tinh thần tương thân, tương ái luôn được tiếp nối. Từ một phong trào được triển khai tại huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk, hay tại thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu…, đến nay những mô hình này đã được nhân rộng trên khắp cả nước.

Góp gió thành bão, mỗi ngày chỉ với 1 nghìn đồng, 3 nghìn đồng hay chỉ một nắm gạo, có biết bao hoàn cảnh éo le được giúp đỡ, bao học sinh, sinh viên không phải bỏ học giữa chừng… Thật cảm động khi có những cháu bé còn chưa đến tuổi cắp sách đến trường đã vui vẻ đập lợn đất tiết kiệm tiền mừng tuổi để ủng hộ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Và còn rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ với những món quà giá trị nhưng không để lại tên tuổi, địa chỉ. Họ chỉ mong sao những món quà ấy đến đúng thời điểm, đúng tay người nhận, nhằm giúp vơi bớt đi những mảnh đời bất hạnh, để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Có giá trị cảm hóa, truyền cảm hứng

Những bước chân đến trường của nhiều em nhỏ thêm phần vững vàng trên những cây cầu nối yêu thương. (Nguồn ảnh: baodautu.vn)

Những bước chân đến trường của nhiều em nhỏ thêm phần vững vàng trên những cây cầu nối yêu thương. (Nguồn ảnh: baodautu.vn)

Phát huy tinh thần tương thân, tương ái, với chủ đề “Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc”, trong năm 2023, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên. Ngay tại Lễ phát động, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương, cá nhân đã đăng ký ủng hộ chương trình với tổng kinh phí hơn 250 tỷ đồng. Sau Lễ phát động, rất nhiều người dân tại các địa bàn còn nhiều khó khăn ở miền Trung và Tây Nguyên cũng tự nguyện quyên góp tiền ủng hộ.

“Đây là việc làm đẹp, thể hiện tinh thần nhân văn, nhân ái, giúp đỡ, tiếp sức thiết thực, vừa là trách nhiệm, vừa là sự tri ân chân thành đối với đồng bào các dân tộc trên vùng đất mà trước kia bà con đã dành sự hy sinh, cống hiến lớn lao, đóng góp sức người, sức của, không tiếc máu xương cho Tổ quốc” - Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chia sẻ tại Lễ phát động.

Cũng trên tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, những dịp cận Tết Nguyên Đán, các cấp công đoàn ở các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo thiết thực cho người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhiều năm liền không có điều kiện về quê đón Tết. Theo đó, mỗi năm, có hàng chục nghìn đoàn viên, người lao động được hỗ trợ tiền vé máy bay, vé tàu, xe về quê đón Tết đầm ấm bên gia đình và người thân. Ngoài “Tấm vé nghĩa tình”, nhiều chương trình và hoạt động ý nghĩa khác cũng được các địa phương tổ chức, như “Chợ Tết công đoàn”, “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ”, “Nối vòng tay nhân ái - Tết cho người nghèo”… nhằm giúp người dân vơi bớt khó khăn sau một năm lao động vất vả, có thêm niềm tin, động lực để vươn lên.

Những sự giúp đỡ đó không mong đợi sự đền đáp, đơn giản chỉ là “cho đi thì còn mãi”. Đó chính là sự lựa chọn mà trái tim mách bảo, qua đó thôi thúc mỗi người dù ở vị trí nào, lứa tuổi nào cũng tin tưởng vào những điều tốt đẹp và mong muốn làm nhiều điều tốt đẹp có ích cho bản thân và xã hội. Tựu trung lại, đó chính là những việc làm tử tế của những con người tử tế, góp sức tạo dựng hình ảnh đất nước Việt Nam tử tế, giàu lòng nhân ái.

Chia sẻ tại buổi gặp mặt 50 đại biểu đại diện cho trên 2.000 nhân vật trong Chương trình “Việc tử tế” của Đài Truyền hình Việt Nam diễn ra vào ngày 18/1/2024, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, tử tế là một đức tính tốt đẹp, thái độ sống tích cực, một sự lựa chọn về lối sống đạo đức được người Việt Nam trân trọng, đánh giá cao. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã coi trọng việc tử tế, những con người tử tế. Những câu chuyện, việc làm nhân ái đó đã lan tỏa, mang lại những cảm xúc tốt đẹp, có giá trị cảm hóa, truyền cảm hứng rất cao.

Những hành động đầy nghĩa cử trên cho thấy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái luôn là phẩm chất, đức tính sẵn có trong mỗi người Việt Nam yêu nước. Tinh thần ấy đã, đang và sẽ tiếp tục tỏa sáng cùng sự trường tồn của dân tộc, như chia sẻ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: “Với truyền thống nhân ái, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc chia sẻ lẫn nhau của dân tộc Việt Nam; với những câu chuyện có sức truyền cảm hứng rất lớn của các anh, các chị, tôi tin rằng sẽ có thêm nhiều việc làm tử tế hơn nữa trong tương lai. Chúng ta có 100 triệu dân, nếu như mỗi người làm một việc tử tế, chúng ta sẽ có hàng chục triệu việc làm tử tế”.

Để người dân được đón Tết trọn vẹn

Trong những ngày giáp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tới thăm, chúc Tết, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo… tại nhiều địa phương trên cả nước, với mong muốn bà con được đón Tết đầm ấm, vui tươi, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã đảo Thổ Châu, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - xã đảo tiền tiêu xa nhất phía Tây Nam của Tổ quốc (ngày 20/1), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng căn dặn chính quyền xã thực hiện tốt việc chăm lo cho người dân đón Tết Nguyên Đán với tinh thần: nhà nào cũng phải có Tết; đồng thời phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau khắc phục khó khăn, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Tới thăm, tặng quà công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại Công ty Kefico thuộc Tập đoàn Hyundai Motor, Khu công nghiệp Đại An, tỉnh Hải Dương (ngày 10/1), Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm của Đảng, Nhà nước là “không để ai không có Tết”, “không có ai bị bỏ lại phía sau”. Thủ tướng yêu cầu Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Hải Dương tiếp tục rà soát, quan tâm, chăm lo các đối tượng chính sách, người nghèo, những người khó khăn, yếu thế, công nhân, người lao động…, bảo đảm an ninh, an toàn, an dân để người dân có một cái Tết trọn vẹn.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Đọc thêm

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Mãi mãi tỏa sáng theo thời gian, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.