Người trẻ và hiểm họa mua bán người

Fanpage “Nghĩ trước Bước sau”, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về di cư an toàn. (Nguồn: Ảnh chụp màn hình)
Fanpage “Nghĩ trước Bước sau”, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về di cư an toàn. (Nguồn: Ảnh chụp màn hình)
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Những năm gần đây, nạn mua bán người đang ngày càng trở nên phức tạp và nghiêm trọng với các thủ đoạn tinh vi, khó đối phó.Trong thời đại số, các đối tượng tội phạm lợi dụng triệt để không gian mạng để giăng “thiên la địa võng”, bẫy “con mồi” nhằm tiếp cận, lôi kéo, dụ dỗ và thực hiện hành vi mua bán người.

"Thiên la địa võng" trên không gian mạng

Tại Việt Nam số lượng người dùng Internet đang phát triển mạnh mẽ với hơn 78,44 triệu người, chiếm 79,1% dân số. Ngoài ra, số lượng người dùng mạng xã hội cũng đạt con số 72,7 triệu người, tương đương với 73,3% dân số. Dữ liệu trên cho thấy không gian mạng đã và đang trở thành một không gian xã hội mới, nơi con người có thể giao tiếp,sáng tạo, lao động, giải trí,... Đương nhiên, đi kèm với đó, không gian mạng cũng mang theo đầy đủ các vấn đề xã hội thường thấy như tin tặc, thông tin giả, bạo lực, lừa đảo và thậm chí mua bán người.

Theo thống kê của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ, trong quý I/2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, khởi tố mới 20 vụ/40 đối tượng mua, bán người (tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2023). Tổng số vụ án thụ lý điều tra trong kỳ là 84 vụ/223 đối tượng phạm tội mua bán người, xác định có 178 nạn nhân trong các vụ án (114 nam, 64 nữ). So với cùng kỳ năm 2023, tình hình tội phạm mua bán người tại Việt Nam có những diễn biến phức tạp, gia tăng.

Đáng chú ý, thông qua các vụ án, vụ việc liên quan đến tội phạm mua bán người, lực lượng chức năng có thể nhận diện một số phương thức, thủ đoạn nổi lên hiện nay mà các đối tượng thường xuyên sử dụng có liên quan mật thiết đến không gian mạng. Các nhóm tội phạm áp dụng các công nghệ tiên tiến, tận dụng những lỗ hổng trong “mảnh đất màu mỡ” không gian mạng để thực hiện các hành vi phạm tội.

Với mục đích giăng “thiên la địa võng” bẫy “con mồi”, những kẻ xấu lợi dụng triệt để không gian mạng để tiếp cận, lôi kéo, dụ dỗ và thực hiện hành vi mua bán người. Một trong những thủ đoạn phổ biến nhất và thường thấy hiện nay là chiêu trò “việc nhẹ, lương cao”. Thông qua mạng xã hội, các đối tượng người Việt Nam trong nước câu kết với các đối tượng người Việt Nam ở nước ngoài đưa ra lời mời hứa hẹn các công việc với mức lương hấp dẫn, nhàn hạ cho lao động Việt Nam sang nước ngoài làm việc. Sau đó, đó tổ chức cho nạn nhân vượt biên (xuất cảnh hợp pháp hoặc bất hợp pháp) đến làm việc trong các casino, công ty đánh bạc, game online hoặc công ty kinh doanh trực tuyến.

Tuy nhiên, khi bước vào “hang cọp”, những nạn nhân mới nhận ra rằng “việc nhẹ, lương cao” không giống như những gì đã được hứa hẹn.Thực tế, các nạn nhân bị ép buộc và cưỡng bức lao động, buộc họ tham gia đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, làm việc trong các sòng bạc do người nước ngoài làm chủ,... Nhiều nạn nhân bị ép bán dâm, bạo lực thể chất và tâm lý, đe doạ khủng bố gia đình, thậm chí có thể chết. Muốn trở về nước, họ phải trả số tiền chuộc lớn (từ 3.000 đến 10.000 USD). Một số trường hợp bỏ trốn khi chưa có tiền chuộc bị các đối tượng bắt lại đánh đập, ngược đãi hoặc bán sang cơ sở khác... dẫn đến việc một số lao động phải trốn chạy và nhập cảnh trái phép về Việt Nam.

Các “bẫy” lừa đảo buôn người dưới dạng “việc nhẹ, lương cao”. (Nguồn: Ảnh chụp màn hình)
Các “bẫy” lừa đảo buôn người dưới dạng “việc nhẹ, lương cao”.

(Nguồn: Ảnh chụp màn hình)

Thông tin từ Bộ Công an, nạn nhân bị dụ dỗ, lừa gạt theo phương thức này chủ yếu tại địa bàn biên giới các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng. Đây cũng là nguyên do cho việc ngày càng nhiều nam giới trở thành nạn nhân mua bán người. Tại nước ta, nhiều người cho rằng nạn nhân mua bán người chủ yếu là phụ nữ và trẻ em nhưng theo số liệu vài năm trở lại đây nạn nhân mua bán người là nam giới đang tăng lên đáng kể, nhóm nạn nhân này là mục tiêu của những kẻ mua bán người nhằm mục đích bóc lột sức lao động và hoạt động tội phạm.

Đối với nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái, bên cạnh mục đích bóc lột lao động, họ còn bị tổn thương vì mục đích bóc lột tình dục. Các đối tượng lợi dụng khó khăn về kinh tế,sự nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác để lừa bán phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, địa bàn biên giới. Thông qua sự phát triển của công nghệ thông tin, chúng sử dụng các mạng xã hội như Zalo, Facebook, Viber và các ứng dụng hẹn hò, hội nhóm độc thân để tiếp cận, giả vờ yêu đương, kết bạn nhằm môi giới hôn nhân nước ngoài trái phép. Hoặc lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của gia đình và nhà trường trên không gian mạng, sử dụng danh tính giả để kết bạn, làm quen, tán tỉnh và hứa hẹn công việc có thu nhập cao cho các em học sinh, sau đó lừa bán làm nhân viên phục vụ tại các cơ sở kinh doanh như quán karaoke, cắt tóc, massage,…

Một cách thức khác, nhóm tội phạm này sử dụng mạng xã hội để thành lập các hội nhóm “Cho và nhận con nuôi”, nhằm tìm kiếm những phụ nữ có thai nhưng không có khả năng nuôi con hoặc đang gặp khó khăn về tài chính. Chúng tự tìm kiếm đối tượng hoặc tiếp cận các nhân viên y tá, điều dưỡng bệnh viện để thu thập thông tin bệnh nhân, tiếp cận những người này và đề nghị xin con nuôi hoặc mua lại trẻ sơ sinh. Sau đó, những đứa trẻ này trở thành “món hàng” để chúng mua bán, kiếm lợi bất chính.

Tất cả các phương thức, thủ đoạn này có điểm chung là sử dụng các ứng dụng nhắn tin mã hoá với các máy chủ đặt tại nước ngoài. Điều này làm cho việc truy vết, ngăn chặn và đấu tranh chống lại nhóm tội phạm này trở nên phức tạp hơn, đặc biệt khi chúng hoạt động trên quy mô lớn và được tổ chức bởi các nhóm tội phạm với mạng lưới xuyên quốc gia.

Đổi mới phương thức truyền thông, tuyên truyền

Được Liên hợp quốc xếp hạng là 1 trong 4 loại tội phạm nguy hiểm nhất hiện nay, mua bán người xâm hại trực tiếp đến các quyền cơ bản nhất của con người về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân. Kể từ năm 2011, Việt Nam đã có Luật phòng chống mua bán người, các quy định để xử lý loại tội phạm nguy hiểm và phi nhân tính này. Cơ quan chức năng cũng nỗ lực trong việc ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ việc mua bán người. Đặc biệt, công tác tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về công tác phòng, chống mua bán người luôn được đặt lên hàng đầu.

Những năm gần đây, nhận thấy sự thay đổi trong hoạt động của tội phạm mua bán người trong thời đại số, ngoài việc nâng cao năng lực của cơ quan chức năng trong việc truy tìm và truy tố tội phạm trực tuyến, công tác truyền thông và hỗ trợ người dân nâng cao nhận thức về tội phạm buôn người cũng đã được chính quyền, các tổ chức, cá nhân nỗ lực tăng cường. Song, các biện pháp và cách làm truyền thông mới đã và đang trở nên hiệu quả và phù hợp hơn với thời đại số.

Ra mắt vào năm 2021, nền tảng “Em Vui” (phối hợp thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội và Tổ chức Plan International tại Việt Nam) là không gian kỹ thuật số trang bị cho trẻ em, nam nữ thanh niên dân tộc thiểu số những kiến thức, kỹ năng để các em có thể chủ động phòng tránh tảo hôn và nạn mua bán người. Lấy nền tảng trực tuyến làm bệ phóng truyền tải thông tin, “Em Vui” đã được thiết kế và hoàn thiện trên nền tảng website, ứng dụng điện thoại và các kênh mạng xã hội (Facebook, Zalo, Tiktok, Youtube, Instagram, Twitter).

Các hoạt động học vui, chơi vui trên website dự án “Em Vui”. (Nguồn: Ảnh chụp màn hình)

Các hoạt động học vui, chơi vui trên website dự án “Em Vui”. (Nguồn: Ảnh chụp màn hình)

Mục tiêu chính của dự án là hỗ trợ các em nam nữ thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (từ 10 đến 24 tuổi) sử dụng không gian kỹ thuật số để tìm hiểu kiến thức về mạng xã hội và các kỹ năng an toàn trực tuyến cũng như các kiến thức về tảo hôn, mua bán người để tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ. Dự án được triển khai tại 11 huyện, 52 xã của 4 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình và Quảng Trị trong 3 năm, từ 2020 đến 2023. Đến nay, dù dự án đã kết thúc nhưng những câu chuyện cụ thể, những tình huống thực tế được đăng tải tại đây đã trở thành công cụ đắc lực giúp tiếp cận thanh thiếu niên dân tộc thiểu số và là địa chỉ hữu ích trong phòng chống tảo hôn và phòng chống mua bán người.

Hay như fanpage “Nghĩ trước Bước sau”, một trong các hoạt động của chiến dịch phòng chống mua bán người của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam, hiện đã đạt được 12.000 người theo dõi. Đây là nơi quảng bá thông tin về di cư an toàn tới giới trẻ và những người có nguyện vọng di cư. Với các chiến dịch của mình, IOM đã tiếp cận được gần 1,8 triệu người (tính từ tháng 8/2022 - tháng 3/2024) thông qua cả trực tuyến và trực tiếp, trong số đó, nhiều người là giới trẻ. Việc tích hợp chiến lược phòng, chống mua bán người và nội dung di cư an toàn vào các hoạt động ngoại khóa tại các trường học, IOM hướng tới mục tiêu giáo dục cho mọi học sinh Việt Nam về nguy cơ mua bán người, nhấn mạnh khả năng tác động trên quy mô lớn.

Đọc thêm

Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Lâm Đồng

Phỏng vấn trực tiếp ngay tại chương trình.
(PLVN) - Chương trình Tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động và hướng nghiệp diễn ra chiều 11/12 tại Trường THPT Nguyễn Huệ (xã Tân Lâm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã thu hút hơn 500 học sinh cùng đông đảo phụ huynh, người lao động, cơ sở đào tạo tham gia. Đặc biệt, 7 đơn vị tuyển dụng là các doanh nghiệp đến từ Lâm Đồng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã đem tới chương trình hàng trăm cơ hội việc làm trong và ngoài nước.

Cần tiến tới việc luật hóa khám sức khỏe tiền hôn nhân

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là hình thức sàng lọc quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dân số. (Ảnh: BV Phụ sản Hà Nội)
(PLVN) - “Khám sức khỏe trước hôn nhân chuẩn bị hành trang đón thế hệ vàng” là 1 trong 5 thông điệp của Tháng hành động Quốc gia về dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 2024. Đây cũng là thông điệp phù hợp với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc” của năm nay.

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

2 người tử vong trên quốc lộ

Hiện trường vụ tai nạn giao thông xảy ra trên Quốc lộ 9, đoạn qua thị trấn Cam Lộ.
(PLVN) - Trong 2 ngày (10 và 11/12), trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 9 qua địa bàn tỉnh Quảng Trị xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông khiến 2 người tử vong.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...