Người trẻ chọn học nghề trong bối cảnh chuyển đổi số

Sinh viên thực hành với phần mềm mô phỏng các hệ thống điện trên máy tính. Nguồn TCGDNN
Sinh viên thực hành với phần mềm mô phỏng các hệ thống điện trên máy tính. Nguồn TCGDNN
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Học nghề đang là một xu hướng được giới trẻ lựa chọn nhiều trước ngưỡng cửa vào đời, trước thực tế xã hội đòi hỏi...

Tại Diễn đàn chính sách về việc làm cho thanh niên năm 2023 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội tổ chức, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cho biết, trong 10 thanh niên thì có một thanh niên bị thất nghiệp; số lao động trẻ đang làm việc hiện nay có nguy cơ mất việc cao gấp ba lần so với những lứa tuổi lớn hơn.

Học nghề trở thành xu hướng được giới trẻ lựa chọn

Đạt 25,5 điểm khối C kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, nhưng Đỗ Thị Lan Hương (ở Thanh Liêm, Hà Nam) quyết định không nộp hồ sơ vào đại học mà đi học nghề. Đỗ Thị Lan Hương đã nhập học Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội ngành chăm sóc sắc đẹp. Trao đổi với truyền thông, Đỗ Thị Lan Hương cho biết, đây là lựa chọn của em từ lớp 12, sau khi tham dự một buổi tư vấn hướng nghiệp tại Trường THPT A Thanh Liêm (Hà Nam).

Hương đã tìm hiểu học phí các trường đại học từ năm lớp 11. Điều quan trọng là em không tìm được ngành học yêu thích. Hơn nữa, Hương có hoàn cảnh gia đình không khá giả. Việc học đại học vượt quá khả năng chi trả của gia đình. Do đó, em không nộp hồ sơ vào bất kỳ trường đại học nào dù nhận được kết quả thi cao. Khi được giới thiệu về nghề chăm sóc sắc đẹp, Hương nhận ra công việc này rất phù hợp với mình cũng như điều kiện kinh tế của gia đình. Hương khéo tay, thích tìm tòi làm đẹp cho bản thân và bạn bè. Sau 3 năm, với bằng cao đẳng nghề chăm sóc sắc đẹp, Hương dự định sẽ tìm việc làm ở các thẩm mỹ viện của Hà Nội. Khi tích lũy đủ vốn liếng, Hương ước mơ mở một thẩm mỹ viện riêng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 3 năm 2020 - 2022, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật có sự biến động giảm mạnh của nhóm lao động trình độ cao đẳng. Cụ thể, năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này là 6,07%. Tới năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,43%, giảm tiếp còn 3,41% vào năm 2022. Nhóm lao động có trình độ trung cấp giữ tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn cả với 2,31% của năm 2022. Nhóm lao động có trình độ đại học duy trì mức cao là 3,16% năm 2022. Phân theo nghề nghiệp, số liệu thống kê cho thấy lao động có việc làm trong ngành nghề giản đơn chiếm đa số với hơn 12 triệu lao động. Tiếp đó là ngành nghề dịch vụ cá nhân - bảo vệ - bán hàng (9,7 triệu lao động), thợ lắp ráp vận hành máy móc thiết bị (7,5 triệu lao động), thợ thủ công và thợ nghề tương tự (7,3 triệu lao động)... với xu hướng đào tạo nghề kết hợp giữa tuyển sinh và tuyển dụng hiện nay, một sinh viên trường nghề ra trường có thể đạt mức thu nhập khởi điểm tương đương với sinh viên tốt nghiệp đại học.

Trong danh sách sinh viên K14 vừa trúng tuyển năm học 2023 - 2024 Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, có 17 sinh viên đạt từ 24 điểm trở lên. Trong đó có 1 em đạt 28 điểm, đã học hai năm tại một trường đại học khác nhưng bỏ ngang để đi học nghề, ngành công nghệ thông tin. Tại Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, danh sách sinh viên nhập học tại trường là gần 500 đến từ 30 tỉnh, thành. Khoảng hơn một nửa số này đạt mức điểm đủ để nộp hồ sơ vào các trường đại học tại Hà Nội...

Thúc đẩy chuyển đổi số để cải thiện kỹ năng của người lao động

Có thể nói học nghề đang là một xu hướng được giới trẻ lựa chọn nhiều trước ngưỡng cửa vào đời trước thực tế xã hội đòi hỏi. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận một thực tế rằng, mặc dù nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng tỉ lệ thanh niên thất nghiệp hoặc không tìm được việc làm phù hợp tương đối cao so với tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cả nước (7,61% so với mức trung bình toàn quốc là 2,25%). Nguyên nhân chính là kỹ năng của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu thay đổi của thị trường lao động.

Chính vì vậy, Chính phủ đang nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số trong tất cả lĩnh vực, bao gồm cả giáo dục nghề nghiệp nhằm tận dụng năng lực kỹ năng số để cải thiện khả năng làm việc và năng suất lao động của dân số trong độ tuổi lao động, bao gồm nhóm dễ bị tổn thương.

Với quan điểm đó, năm 2021 - 2023, Dự án “Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam chuyển đổi số cho lực lượng lao động thông qua tăng cường giáo dục nghề nghiệp” do Tổ chức Di cư quốc tế phối hợp (IOM) với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Bộ LĐ-TB&XH đã được thực hiện và đã đạt được những kết quả tích cực, bước đầu hỗ trợ giải quyết các nhu cầu kỹ năng trước mắt của học sinh, sinh viên và lực lượng lao động hiện tại. Với việc ưu tiên những người bị hạn chế về tiếp cận cơ hội được đào tạo nhưng phải đối mặt với sự phát triển của kỹ thuật số mới đang từng ngày ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, nhất là kể từ sau đại dịch, dự án tập trung hỗ trợ các cơ sở GDNN và các khu công nghiệp ở 4 tỉnh mục tiêu là Thái Nguyên, Quảng Nam, Đồng Nai và Bình Dương với việc đào tạo 163 giảng viên nguồn từ 50 cơ sở GDNN.

Theo ông Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN cho biết, sau hơn hai năm triển khai, Dự án “Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam chuyển đổi số cho lực lượng lao động thông qua tăng cường GDNN” đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng như: nền tảng học tập trực tuyến đã thu hút hơn 15.100 người dùng kể từ khi ra mắt; gần 3.000 học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp được truyền thông, hướng dẫn học tập trên nền tảng; 31.100 lượt hoàn thành các khóa học và gần 26.000 chứng chỉ đã được cấp cho các khóa học về kỹ năng số đã góp phần nâng cao kỹ năng cho người lao động, đặc biệt là những người lao động di cư tại các khu công nghiệp.

Những kết quả đó đã khẳng định tiềm năng của nền tảng học tập trực tuyến congdanso.edu.vn trong việc cao năng lực và kết nối giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp nhằm trang bị cho người học kỹ năng số để tiếp cận kiến thức, thông tin, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong GDNN, tiến tới xây dựng xã hội số, kinh tế số và văn hóa số, hướng đến di cư an toàn, bền vững. Bên cạnh đó, tài liệu tham khảo hướng dẫn chuyển đổi số trong GDNN đã cung cấp những kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, là cơ sở để các cơ sở GDNN xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong thời gian tới...

Chia sẻ về định hướng chuyển đổi số tại các cơ sở GDNN, Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng dẫn chiếu, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 2222/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong GDNN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2040. Rất nhiều nội dung trong Chương trình chuyển đổi số đã được đặt ra, Tổng cục GDNN đang cụ thể hóa các chương trình, dự án để thực hiện.

Những thông tin này được đưa ra tại Hội thảo “Phát triển kỹ năng số cho lực lượng lao động trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” do Tổng cục GDNN phối hợp Phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế tại Việt Nam (IOM) tổ chức cuối tháng 8/2023.

“Từ những phản hồi tích cực của người học trong quá trình thực hiện Dự án, thời gian tới, Tổng cục GDNN sẽ tiếp tục phối hợp với IOM và các đối tác liên quan phổ biến nền tảng học tập trực tuyến congdanso.edu.vn và tài liệu tham khảo hướng dẫn chuyển đổi số trong GDNN tới các cơ sở GDNN trong toàn hệ thống và lực lượng lao động”, Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN nhấn mạnh.

Đồng thời, Tổng cục GDNN sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai Quyết định 2222/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số trong GDNN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và trình xây dựng, phê duyệt Đề án Nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin cho lực lượng lao động Việt Nam.

Theo Trưởng phái đoàn IOM tại Việt Nam - bà Park Mihyung, IOM tự hào về dự án phối hợp cùng Tổng cục GDNN, đặc biệt là nền tảng đào tạo trực tuyến đã giúp cho những người lao động có tay nghề thấp và lao động di cư cải thiện các kỹ năng thiết yếu như kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và kỹ năng số. Từ đó, việc cải thiện kỹ năng làm giảm khả năng dễ bị tổn thương, giúp người lao động có tay nghề thấp và lao động di cư xác định hướng đi tốt hơn, cũng như tăng khả năng thích ứng của họ trong môi trường kỹ thuật số, hướng tới phát triển bền vững. “Đầu tư phát triển kỹ năng ở Việt Nam rất quan trọng, giúp tăng khả năng tìm việc làm và tăng năng suất lao động, góp phần đưa Việt Nam có chỗ đứng vững chắc hơn trong nền kinh tế thế giới” - Trưởng phái đoàn IOM tại Việt Nam nhấn mạnh.

Chương trình Chuyển đổi số trong GDNN giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 phấn đấu 100% chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lực số, có nội dung đào tạo phù hợp với phương thức chuyển đổi số; phấn đấu 100% chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin, công nghệ số được cập nhật phù hợp với ứng dụng khoa học công nghệ mới. Trong đó, mục tiêu chính của Chương trình là hình thành bản đồ số mạng lưới cơ sở GDNN vào năm 2025 và liên kết bản đồ số mạng lưới cơ sở GDNN với các hệ thống chứng thực và tra cứu thông tin GDNN vào năm 2030. Phấn đấu 100% các trường chất lượng cao là trường học số vào năm 2030. Muốn đạt được mục tiêu trên, Chính phủ cần tăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước nhằm hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDNN. Trong đó, việc tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng số, phương pháp đào tạo số cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo GDNN phải thực hiện thường xuyên và đồng bộ.

Đọc thêm

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...