Người trẻ bị 'ru ngủ' trong chất gây nghiện

“Bóng cười” - mốt chơi nguy hiểm của một số bạn trẻ.
“Bóng cười” - mốt chơi nguy hiểm của một số bạn trẻ.
(PLVN) - Có một thực trạng rất đáng lo ngại là nhiều người trẻ ngày càng chìm đắm trong những chất kích thích, chất gây nghiện. Nỗi lo bóng cười, cần sa, ma túy đang hủy hoại một thế hệ trẻ ngày càng lộ diện.

Lệch lạc về sự sành điệu

Nguyễn Kim Tường Ng., sinh năm 1999, hiện đang là sinh viên một trường đại học, chuyên ngành xã hội ở TP HCM. Sinh viên này và nhóm bạn cùng trường cứ mỗi tối cuối tuần thường tụ tập, ra phố Tây Bùi Viện hoặc một vài quán bar nào đó để nhâm nhi chút “cay cay”.

Nếu mọi chuyện dừng ở đó thì không có gì để nói, nhưng nhóm của Ng. còn có thêm sở thích “hút bóng”. Bóng ở đây chính là bóng cười, một chất gây nghiện. 

Việc mua bán, sử dụng bóng cười cho người là sai phạm vì gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng và không được cấp phép để mua bán, sử dụng cho người. Nhưng với những người muốn sử dụng, việc mua bóng cười để sử dụng dễ như trở bàn tay.

Hiện trên thị trường, việc mua bán bóng cười, cần sa, thuốc lắc, cỏ Mỹ hay các loại nấm ảo giác đã trở nên quá dễ dàng.

Người ta bán chúng trên Facebook, trên website, thậm chí cả trên các trang thương mại điện tử, mà trường hợp bán bánh cần sa mới đây trên Shopee là một ví dụ.

Ngoài việc tìm kiếm trên mạng xã hội, việc mua bán các chất này cũng rất dễ dàng chỉ với một cuộc gọi. M.T., một quản lý nhà nghỉ tại Thủ Đức, TP.HCM tiết lộ, anh này có “mối” của người bán cỏ, cần sa.

Không ít khách vào nghỉ trọ hỏi và nhờ đặt hàng, anh này làm nhiệm vụ liên hệ với người bán để được giao tận nơi, T. lấy 20% tiền huê hồng.

Cứ mỗi lần tụ tập như thế, mỗi người trong nhóm Ng. hút 2-3 quả bóng cười, với giá trị mỗi quả chưa đến 50 ngàn đồng. “Cả tiền rượu, bia, đồ ăn và bóng, mỗi đứa chưa tới 500 ngàn/ tối phê pha, quá ngon còn gì!”, Ng. hào hứng nói.

“Phê pha”, đó là từ cửa miệng mà Ng. và nhiều người trẻ giờ đây thường dùng để nói đến các thú vui liên quan đến chất kích thích, gây nghiện và cũng để chứng tỏ sự sành điệu.

“Tụi em chơi vậy mà nhằm nhò gì. Trường em có nhiều nhóm nhà giàu chơi chất hơn nhiều, cứ mỗi lần tụ tập nhà đứa nào là mua luôn bình bóng cười về xài cho đã, rồi cần sa, shisha, có đủ hết. Đứa nào thích cái gì thì xài cái đó, xả láng luôn. Ai nói gì thì nói, chứ em thấy có hại gì đâu, chỉ là thú vui tuổi trẻ thôi mà”, Ng. chia sẻ.

Thực tế, giờ đây, shisha hay cần sa, bóng cười, cỏ Mỹ… chẳng còn là thứ xa lạ với người trẻ. Thậm chí, với nhiều bạn trẻ, không biết sử dụng những chất này còn bị chê là “quê”, “lúa”. Không chỉ có sinh viên, còn có học sinh, giới văn phòng, người làm việc tự do… sử dụng các chất này như một cách chứng tỏ biết chơi, để xả stress hay tìm thêm hứng khởi cho cuộc sống. 

Nguyễn V. Q., 25 tuổi, là “cậu ấm” của một tập đoàn ẩm thực “nghìn tỉ” ở Sài Gòn. Sở hữu một trong chuỗi nhà hàng của gia đình, Q. đang nỗ lực chứng tỏ bản thân. Nhưng bên cạnh đó, Q. cũng có tiếng là một dân chơi mà trong túi không bao giờ thiếu cỏ Mỹ. Q. tâm sự với bạn bè rằng cỏ Mỹ chính là “chất xúc tác” để đời sống của mình thăng hoa hơn. Căng thẳng hay thiếu ý tưởng, chỉ cần có chút “cỏ” vào là lập tức thấy khỏe khoắn, lâng lâng ngay… 

Đánh đổi tương lai 

Không ít bạn trẻ sử dụng cỏ, cần sa và những chất ma túy biện hộ về hành vi sai trái của mình rằng, các chất này có tác dụng làm giảm mệt mỏi, căng thẳng, giúp tinh thần sảng khoái; cảm nhận mọi thứ đẹp, hay, ngon…

Không ít bạn trẻ “đốt” tương lai vào những thú vui thiếu lành mạnh.
 Không ít bạn trẻ “đốt” tương lai vào những thú vui thiếu lành mạnh.

Một số trang web có từ nước ngoài hoặc một số trang Facebook còn được lập ra để “minh oan” cho cần sa, cỏ Mỹ hay các chất ma túy, chất thức thần khác. Để lừa mị người dùng, các trang này bịa đặt, đăng tải những thông tin sai sự thật về các chất gây nghiện để lừa dối. Bởi ai cũng hiểu rõ rằng, cần sa, cỏ Mỹ, bóng cười, ma túy đá… là những chất cực kì có hại đến sức khỏe và tinh thần.

Ngoài gây ra sự nghiện ngập, nó còn hủy hoại về mặt tinh thần, thể chất, khiến người trẻ trở nên mù mờ, thiếu sáng suốt, sức khỏe suy kiệt… Đó là lý do khiến Việt Nam và đại đa số các nước trên thế giới xếp các chất này vào loại ma túy nguy hiểm hoặc cực kì nguy hiểm, chất cấm. 

Và trong khi nhiều người trẻ nỗ lực cho ước mơ, tích cực tham gia những hoạt động xã hội, cộng đồng, tạo ra những sản phẩm mang lại giá trị cho đời sống, thì còn đó những người trẻ lạc lối, loay hoay trong những thú vui ngắn hạn, trong những niềm tự hào của “dân chơi”. Thiết nghĩ, bên cạnh nhận thức của chính các thanh, thiếu niên thì cơ quan chức năng cần có sự quản lý chặt chẽ các chất gây nghiện. 

“Tôi từng tư vấn tâm lý cho nhiều bạn trẻ là sinh viên hạng ưu của những trường đại học nổi tiếng, có những bạn trẻ giỏi giang, đáng ra rất có thể sẽ thành đạt, là niềm kì vọng của gia đình nhưng lại sa chân vào ma túy. Nhiều bạn tâm sự với tôi rằng thực ra mọi thứ đều ổn, đều tốt, nhưng do thiếu đam mê, sống lờ phờ, nên bạn bè rủ có gì vui thì chơi thôi.

Có những bạn trẻ mới hơn 20 tuổi đầu, dùng các chất kích thích đến mức kể với tôi, em thấy chỉ khi nào dùng cần sa thì cuộc đời mới hay ho lên được một chút, còn không thì nghe nhạc cũng thấy nhạt nhẽo, ăn chẳng thấy ngon, mọi người chung quanh cười nói cũng chả thấy họ có chuyện gì vui đáng cười!?

Sự nguy hại của chất ma túy, chất kích thích là ở tâm lý phụ thuộc đó. Đáng trách là có những bậc cha mẹ, khi nói đến bóng cười, đến nấm ảo giác, mới giật mình bảo là “lần đầu nghe thấy”. Thế mà con mình nó đã dùng thành nghiện rồi.

Thời buổi công nghệ mà phụ huynh thiếu cập nhật thông tin, không biết giới trẻ ngày nay đang thích gì, muốn gì, đang có những trào lưu tích cực hay tiêu cực gì lan truyền, thì làm sao mà thấu hiểu, mà sát sao với con được?” - Chuyên gia tâm lý Lê Thị Minh Nga.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.